GĐ Sách Nhã Nam nhận Huân chương Hiệp sỹ Văn học và Nghệ thuật của Pháp

Ngày 16/08/2018 tại Trung tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội, Bộ Văn hóa và Truyền thông Cộng hòa Pháp đã trao tặng Huân chương Hiệp sĩ Văn học và Nghệ thuật cho ông Nguyễn Nhật Anh, Giám đốc Công ty Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam.

Tại buổi lễ, ông Étienne Rolland-Piègue, Tham tán Hợp tác và Hoạt động văn hóa Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam đã trực tiếp trao Huân chương Hiệp sĩ Văn học và Nghệ thuật cho ông Nguyễn Nhật Anh.

Huân chương Văn học và Nghệ thuật ra đời từ năm 1957, nhằm tặng thưởng cho các cá nhân nổi bật nhờ công việc sáng tạo trong lĩnh vực nghệ thuật và đóng góp trong việc tôn vinh nghệ thuật và văn chương Pháp trên khắp thế giới.

Ông Étienne Rolland-Piègue, Tham tán Hợp tác và Hoạt động Văn hóa Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam trao Huân chương Hiệp sĩ Văn học và Nghệ thuật cho ông Nguyễn Nhật Anh.

Ông Nguyễn Nhật Anh là Giám đốc Công ty Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam, được thành lập năm 2005. Ông là dịch giả tự do, biên tập viên và tác giả, ông đã định hướng Nhã Nam trở thành một trong những nhà xuất bản chuyên về sách nước ngoài dịch sang tiếng Việt.

Kể từ khi thành lập, mỗi năm Nhã Nam dịch và xuất bản từ 30 đến 70 đầu sách tiếng Pháp, nhờ đó độc giả Việt Nam có thể nuôi dưỡng trí tưởng tượng của họ bằng cách đọc qua bản dịch tác phẩm của các tác giả lớn người Pháp, kinh điển cũng như đương đại, như Marcel Proust, Gustave Flaubert, Guy de Maupassant, Alexandre Dumas, Alphonse Daudet, Antoine de Saint-Exupéry,…

Tại buổi lễ trao Huân chương, ông Étienne Rolland-Piègue khẳng định ông Nguyễn Nhật Anh đã có đóng góp rất nhiều cho công cuộc giới thiệu tư tưởng văn hóa Pháp tại Việt Nam, thúc đẩy sự đa dạng văn hóa và phát triển quan hệ hợp tác giữa hai nước Pháp-Việt.

Ông Nguyễn Nhật Anh phát biểu sau khi nhận Huân chương.

Là người dịch, đồng thời cũng là nhà xuất bản tại Việt Nam của bộ truyện Nhóc Nicolas, Hoàng tử bé, ông Nguyễn Nhật Anh đã thành công trong việc mang lại cho văn học thanh thiếu niên một vị trí quan trọng. Năm 2014, ông được nhận giải thưởng Sách hay cho trẻ em.

Ông Nguyễn Nhật Anh cũng được biết đến là biên tập viên và tác giả các cuốn sách được độc giả mọi lứa tuổi mến mộ như: Người trông đồng; Một ngày của bố; Chuyện con nai. Ông cũng là người viết lời giải thích cho cuốn sách Thương nhớ thời bao cấp.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Nhật Anh cho biết: “Danh hiệu cao quý này, tôi chỉ nhận một phần, còn một phần lớn khác là thuốc về bạn bè, đồng nghiệp của tôi, các biên tập viên, dịch giả, ở cả trong và ngoài Nhã Nam, những người vẫn bền bỉ, cần mẫn làm việc với thế giới sách vở nói chung và say mê, tận tụy với văn chương và nghệ thuật Pháp nói riêng.”

Giám đốc Công ty sách Nhã Nam cho biết, nhìn lại lịch sử xuất bản văn chương và tư tưởng Pháp ở Việt Nam, dù đứng ở bất kỳ vị trí nào, mỗi chúng ta đều có thể dễ dàng thấy đó là cả một di sản lớn lao với bề dày mà khó có thể bao quát được trọn vẹn. Dịch thuật và xuất bản văn chương Pháp nở rộ trong suốt thế kỷ 20 với những cống hiến to lớn của Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Tuấn Đô, Trọng Đức, Hướng Minh,… Đó là một di sản kỳ vĩ mà một số đơn vị xuất bản hiện nay như Nhã Nam tự hào được tiếp nối.

Ông Nguyễn Nhật Anh vàông Étienne Rolland-Piègue.

Ông Nguyễn Nhật Anh cũng gây xúc động mạnh cho các khách mời khi kể về tuổi thơ nghèo khó của mình ở làng quê Kinh Bắc. Chính những ký ức về một tuổi thơ nghèo khó đã làm giàu cho tâm hồn của một người làm sách, tạo cảm hứng cho ông trong việc dịch và biên tập những cuốn sách dành cho thiếu nhi.

Ông nói với những người có mặt tại buổi lễ, cũng như nói với chính cộng đồng độc giả của Nhã Nam:

Saint-Éxupéry đã viết trong Hoàng tử bé, “Người lớn nào thì thoạt tiên cũng là trẻ con. Nhưng ít người trong họ nhớ được điều đó”. Điều này đúng với rất nhiều người, nhưng có lẽ không đúng với một số không nhỏ. Những người ở lại trong tuổi thơ hơi lâu một chút, tôi có ở trong số ấy, một thằng bé ở trong tôi vẫn chưa chịu lớn, la cà, trì hoãn, và luôn cần một chút rầy la.

Tôi đoán rằng, ít nhiều tôi vẫn muốn quẩn quanh mãi trong tiếng nón cộc cộc gõ vào ghi đông của mẹ. Tôi cũng đoán rằng cả tôi, và cả Nhã Nam nữa, đều cần trưởng thành hơn, già dặn hơn, để nhận lãnh những công việc khó khăn, hóc búa hơn. Marchel Proust không thể chờ chúng tôi mãi, Jean-Paul Sartre hay Michel Proust (những triết gia người Pháp – PV) cũng vậy.

Cho nên, các bạn quý mến của tôi, hãy đợi tôi. Lưng tôi đã chùng, tóc bắt đầu bạc, tôi không trì hoãn nữa, tôi sẽ trưởng thành, sẽ trở thành người lớn, như các bạn.”

Hiền Anh

400 học sinh Đồng Nai nhận học bổng ‘Cho em đến trường’

Quỹ học bổng “Cho em đến trường” đã trao 400 suất học bổng trị giá 540 triệu đồng cho những em có hoàn cảnh khó khăn, không ngừng phấn đấu vươn lên trong học tập.

Hồ Quỳnh Hương tiết lộ bạn trai hơn 2 tuổi, yêu mặn nồng nhưng chưa muốn cưới

Dịp trở lại âm nhạc với MV 'Cứ để cho em', ca sĩ Hồ Quỳnh Hương xác nhận đang yêu một người đàn ông hơn 2 tuổi.

Cô gái miền Tây đổi đời nhờ vịt con duyên dáng, bất ngờ nổi tiếng châu Á

Câu chuyện cô gái Vĩnh Long đổi đời nhờ vịt con nở ra từ quả trứng hỏng được chọn làm thành phim, công chiếu trên kênh Discovery Asia đang thu hút sự chú ý của nhiều người châu Á.

Gác bằng thạc sĩ, chàng trai Cần Thơ về quê làm nông dân kiếm 1 tỷ đồng/năm

Có 2 bằng đại học, 1 bằng thạc sĩ nhưng Dương Đình Tuyễn ở TP Cần Thơ vẫn quyết định về quê chăm sóc khu vườn của gia đình, nhờ vậy anh có doanh thu cả tỷ đồng/năm.

Cụ ông 80 tuổi qua đời, con cháu phát hiện 'kho tiền' được chôn dưới lòng đất

Sau khi qua đời, gia đình ông tình cờ phát hiện ra số tiền lớn nhưng khi đào lên thì tiền bị mốc, hỏng hơn một nửa.

Học lỏm nghề lạ, cậu bé mồ côi thành người giàu thứ 3 Sài Gòn xưa

Mồ côi cả cha lẫn mẹ, cậu thiếu niên 13 tuổi học lỏm được nghề lạ, từng bước thoát nghèo rồi trở thành bá hộ, độc chiếm vị trí thứ 3 trong số tứ đại phú hào Sài Gòn xưa.

Gia tộc xưa có trăm nhà mặt phố, căn phòng bí mật nuôi gia nhân chỉ để đếm tiền

Đầu óc nhạy bén, khéo léo sử dụng “quyền lực” trong tay, vị phú hào sở hữu khối gia sản khổng lồ khiến người Pháp phải ngạc nhiên.

Người giàu nhất Sài Gòn xưa, giai thoại thuê nhân công phơi tiền cho khỏi mốc

Trong thời kỳ cực thịnh, gia đình Huyện Sỹ nắm trong tay toàn bộ vùng đất trù phú ở Gò Công, Long An, Tiền Giang kéo dài đến tận biên giới Campuchia.

Ngôi làng tỷ phú ở Vĩnh Phúc, người dân 'hái ra tiền' xây lâu đài nhờ một nghề

Tại xã Vân Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc có một ngôi làng nhỏ nhưng biệt thự mọc lên như nấm. Người dân quanh đây gọi nơi này là làng tỷ phú.

Ý kiến trái chiều về đề xuất người dưới 18 tuổi đi xe máy điện phải có bằng lái

Đại diện Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia đề nghị bổ sung quy định người từ 16 đến dưới 18 tuổi đi xe máy điện, xe máy dưới 50 phân khối (50cc) phải có bằng lái nhưng nhiều ý kiến không đồng tình.

Đang cập nhật dữ liệu !