Ngõ "lạ" ở Hà Nội: Đám hỏi "không tráp", người mất không đóng áo quan

Đám cưới con gái, gia đình cô Liên phải nhờ đàng trai đặt các mâm tráp ở ngoài đường còn chú rể và vài người thân đại diện tới rước dâu vì ngõ nhỏ vào nhà chỉ đủ chỗ một người đi thẳng.

Lễ ăn hỏi "không tráp", người mất không đóng áo quan

Tọa lạc tại địa chỉ 55 Hàng Chiếu, con ngõ sâu hun hút rộng chừng hơn nửa mét là không gian sinh hoạt của 10 hộ dân với khoảng 70, 80 thành viên đang sinh sống. Bà Đặng Tuyết Liên (64 tuổi) hiện đã sống ở ngõ này hơn 60 năm. 

Căn nhà của bà Liên rộng vỏn vẹn 6 m2 gồm tầng một làm nơi tiếp khách với chiếc tủ lạnh kê cao hai lớp gạch để tránh lúc trời mưa, ngõ ngập nước. Phía trên là 3 tầng lầu có diện tích "nhỉnh" hơn được bố trí không gian thờ tự và nghỉ ngơi. Mỗi dịp có giỗ chạp, các thành viên trong gia đình phải chia nhau ngồi rải rác khắp các tầng. 

Ngõ lạ ở Hà Nội: Đám hỏi không tráp, người mất không đóng áo quan - 1

Con ngõ "ngày cũng như đêm" sâu hun hút trên phố Hàng Chiếu là không gian sinh hoạt của khoảng 10 hộ dân đã nhiều năm nay.

Ngõ lạ ở Hà Nội: Đám hỏi không tráp, người mất không đóng áo quan - 2

Ngõ nhỏ chỉ đủ một người đi thẳng hoặc hai người đi ngang, áp sát vào nhau.

Ngõ lạ ở Hà Nội: Đám hỏi không tráp, người mất không đóng áo quan - 3

Một góc ngõ trước cửa nhà được người dân thiết kế làm bếp nấu.

Ngõ lạ ở Hà Nội: Đám hỏi không tráp, người mất không đóng áo quan - 4

Những đứa trẻ sống ở ngõ nhỏ chơi đùa quanh khu vực các bậc cầu thang.

"Tầng một bố trí được một mâm cỗ, tầng 2 thì ngồi hai mâm và tầng 3 một mâm, chung quy cũng ngồi được khoảng 20 người tất cả. Vì nhà chật, không đủ chỗ hết nên mỗi dịp tụ họp, mọi người lại phải ngồi phân chia ở các tầng khác nhau", bà Liên nói. 

Ngày con gái làm đám hỏi, bà cùng người thân phải dựng rạp ngoài đường. Những mâm tráp, sính lễ của đàng trai mang đến cũng không thể đưa vào trong nhà vì ngõ quá nhỏ. "Lúc ấy chỉ có đại diện người lớn đến nói chuyện chứ chúng tôi không thể tiếp đón được đông. Những mâm tráp vừa to vừa nặng cũng phải đặt ở bên ngoài, không thể mang vào nhà vì không gian rất chật", người phụ nữ U70 kể lại.

Ngõ lạ ở Hà Nội: Đám hỏi không tráp, người mất không đóng áo quan - 5

Không gian vỏn vẹn 6 m2 là nơi ở của bà Liên. Ngày gia đình bà tổ chức đám hỏi cho con gái, đàng trai phải đặt mâm tráp ở ngoài, chỉ đại diện người lớn vào trong vì từ ngõ đến nhà đều chật chội.

Sống ở ngõ 94 Hàng Buồm, bà Đinh Thị Hương (51 tuổi) cũng thấm thía nỗi khổ sở vì không gian đi lại, sinh hoạt trước cửa nhà quá chật chội, chỉ đủ chỗ cho một người đi thẳng hoặc hai người phải đi ngang, nép vào nhau. Thậm chí, bà Hương còn vài lần chứng kiến cảnh hàng xóm "chật vật" đưa người thân đã mất ra đầu ngõ.

"Khổ sở nhất là nhà nào có người mất hoặc hấp hối phải nhanh chóng đưa ra ngoài, chuyển đến nhà tang lễ Phùng Hưng. Thậm chí, vì ngõ chật, mà người ta lại kiêng kỵ chuyện tháo dỡ quan tài nên người mất không thể đóng áo quan", bà nói.   

Người này cũng tiết lộ, ngoài lúc có thể dùng cáng, một số gia đình còn phải cõng người thân đã mất ra ngoài.

Chuyện bi hài như cơm bữa ở những con ngõ "ngày cũng như đêm"

Trong căn nhà nhỏ chừng 20 m2 của gia đình bà Hương hiện có 5 thành viên sinh sống. Các khu vực chức năng không chia vách ngăn, chỉ có tấm mành rèm tối màu làm nơi che chắn chỗ ngủ. Riêng nội thất cũng không được sắm sửa đã nhiều năm.

"Trước khi mua sắm vật dụng gì, chúng tôi phải đo đạc kích thước xem có vừa với ngõ không đã. Chiếc tủ lạnh tôi mua từ ngày xưa, giờ đã hơn chục năm nhưng vẫn chưa dám thay mới. Một số đồ như giường, tủ, kệ thì mua xong phải dỡ ra, đem riêng từng phần vào nhà rồi lắp ghép", bà Hương cho biết.

Ngõ lạ ở Hà Nội: Đám hỏi không tráp, người mất không đóng áo quan - 6

Ngõ nhỏ chỉ đủ một người đi thẳng hoặc hai người đi ngang, áp sát vào nhau.

Ngõ lạ ở Hà Nội: Đám hỏi không tráp, người mất không đóng áo quan - 7

Gia đình bà Hương sống ở con nhỏ siêu nhỏ đã nhiều năm, chứng kiến bao câu chuyện bi hài nơi đây.

Ngõ lạ ở Hà Nội: Đám hỏi không tráp, người mất không đóng áo quan - 8

Cửa nhà được thiết kế rộng hơn một sải tay người lớn, đủ khoảng cách để dắt xe ra vào.

Ngõ lạ ở Hà Nội: Đám hỏi không tráp, người mất không đóng áo quan - 9

Chiếc xe ga được tháo bớt một phần tay cầm để có thể di chuyển được trong ngõ.

"Hay những lúc có đồ cũ như bộ ghế sofa,... tôi muốn giữ nguyên vẹn để cho người khác nhưng không vận chuyển được ra ngoài, đến ngõ thì mắc kẹt nên buộc phải dỡ chúng, tháo bớt ra", người phụ nữ này chia sẻ thêm.

Ở con ngõ "ngày cũng như đêm", người dân phải dùng đèn pin hoặc bật điện thoại để chiếu sáng. Giờ cao điểm, mọi người di chuyển phải nhường nhau vì không gian chỉ đủ chỗ cho một người đi thẳng. Những hộ dân sống trong ngõ cũng chấp nhận cảnh gửi xe máy ở ngoài, còn mang vào nhà loại xe kích thước nhỏ hơn như xe đạp, xe đạp điện,...

Ngõ lạ ở Hà Nội: Đám hỏi không tráp, người mất không đóng áo quan - 10

Chiếc tủ lạnh và bể cá là hai món đồ cỡ lớn hiếm hoi trong nhà. Nhiều năm nay, bà Hương cũng không thể sắm sửa nội thất mới vì không gian lối đi và nơi ở không cho phép.

Ngõ lạ ở Hà Nội: Đám hỏi không tráp, người mất không đóng áo quan - 11

Không gian sống chật hẹp với một vài chiếc quạt thông gió nhằm mục đích giảm bớt sự ngột ngạt, bí bách vào mùa hè.

"Ở đây thường xuyên mất sóng, nếu muốn gọi hoặc nghe điện thoại thì tôi phải đứng ra đầu ngõ hoặc trao đổi liên lạc qua các ứng dụng như facebook, zalo. Nếu tìm được chỗ nào trong nhà có sóng điện thoại thì lần sau cứ chọn đúng vị trí đó để gọi thôi", bà Hương kể thêm chuyện bi hài ở con ngõ "vắng ánh mặt trời". 

Sống trong ngõ siêu nhỏ, hun hút bóng tối giữa khu phố nghìn tỷ Hà Nội

Sống trong ngõ siêu nhỏ, hun hút bóng tối giữa khu phố nghìn tỷ Hà Nội

Những con hẻm sâu hun hút, tối mịt không bao giờ có ánh mặt trời, lối đi hẹp chỉ đủ cho một người lách qua. Đất mặt tiền nơi đây có giá hàng tỷ đồng/m2, bên trong là nơi sinh sống của hàng vạn hộ dân.

Theo dantri.com.vn

Agribank dành hơn 100 tỷ đồng hỗ trợ người khó khăn nhân dịp xuân Giáp Thìn

Nhân dịp xuân Giáp Thìn 2024, với mong muốn mọi người, mọi nhà được đón Tết an vui, đầm ấm, Agribank dành hơn 100 tỷ đồng hỗ trợ người nghèo, gia đình chính sách trên cả nước.

Chơi hụi online, 3 chị em gái mất tiền tỷ, còn bị thách 'kiện tưng bừng đi'

Với hình thức huy động góp phường (hụi) online trên mạng xã hội, hàng chục người ở Nghệ An bị chủ phường tuyên bố không có khả năng trả nợ, trong đó trường hợp đặc biệt là một gia đình có 3 chị em cùng tham gia.

Người đàn ông miền Tây hơn 10 năm vận động trồng cây thuốc chữa bệnh miễn phí

Hơn 10 năm nay, lương y Phạm Văn Hiểm miệt mài 'đi từng ngõ, gõ từng nhà', vận động bà con trồng cây thuốc nam, chữa bệnh miễn phí cho bệnh nhân nghèo.

Người mẹ kể lại thời khắc bố bạo hành con gái rạn xương vai

Khi bố đang hát với bạn, cháu bé cứ đòi mẹ mở sang tivi để xem. Thấy vậy, người mẹ mang con ra ngoài đánh thì xảy ra sự việc bố bạo hành con gái rạn xương vai.

Những buổi ‘hẹn cùng thanh xuân’ dành riêng người cao tuổi

Chương trình truyền hình thực tế “Có hẹn cùng thanh xuân”, do Vinamilk Sure Prevent Gold và VTV tổ chức, sắp lên sóng VTV3 ngày 22/10, gửi gắm thông điệp tuổi tác chỉ ở con số, thanh xuân mãi trong tim mỗi người đến người cao tuổi.

Đà Nẵng: Mang 'Ba Na Hills xuống phố'

Công ty CPDV Cáp treo Bà Nà vừa đưa vào vận hành Nhà hàng Little Ba Na Hills - một không gian thư giãn, trải nghiệm mới mẻ và mang đậm dấu ấn của miền tiên cảnh Sun World Ba Na Hills.

Áo đấu và huy chương giải chạy VPIM 2023 ‘đốn tim’ cộng đồng runner

Ban Tổ chức giải chạy VPIM 2023 vừa công bố hình ảnh áo đấu và huy chương VPIM 2023 trên fanpage, thu hút sự chú ý đặc biệt của cộng đồng runner.

Hơn 1 triệu ly sữa tiếp tục đồng hành cùng trẻ nhỏ đón năm học mới

Ngay trong những ngày đầu năm học mới 2023-2024, hơn 1 triệu hộp sữa Vinamilk từ Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam đã được trao đến hơn 11.000 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại các trường mầm non, mái ấm, trung tâm bảo trợ trên cả nước.

Khám phá thiên đường ẩm thực Bà Nà Hills

Nếu bỏ qua cơ hội thưởng thức những món ngon quên lối về khi đến Bà Nà Hills, bạn đã bỏ lỡ một trải nghiệm độc đáo và đáng nhớ bậc nhất trong chuyến du hí tại thành phố bên sông Hàn.

Hơn 1 triệu ly sữa đón học sinh vùng khó đến trường

Vào năm học mới 2023-2024 sắp tới đây, hàng chục ngàn em nhỏ tại nhiều điểm trường học, trung tâm bảo trợ trẻ em sẽ tiếp tục nhận sữa từ Vinamilk và Quỹ Sữa Vươn cao Việt Nam, hoàn thành cam kết trao tặng 1,5 triệu hộp sữa trong năm nay.

Đang cập nhật dữ liệu !