Nét văn hóa tâm linh trong lễ rước kiệu ngày khai hạ

Như thường lệ, cứ 3 năm 1 lần, chính quyền địa phương và người dân xã Thanh Bình Thịnh (Đức Thọ, Hà Tĩnh) lại tổ chức rước kiệu ngày khai hạ. Đây là hoạt động mang ý nghĩa văn hóa tâm linh của người dân làng mộc truyền thống.

{keywords}
Đền Thái Yên được Nhà nước công nhận Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1994.

Khác với phong tục tập quán của nhiều địa phương trong vùng, hàng năm cứ đến ngày khai hạ (7/1 âm lịch) người dân làng mộc xã Thái Yên cũ (nay là xã Thanh Bình Thịnh, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) lại tập trung tại Đền Thái Yên để dâng hương, tổ chức lễ khai hạ.

Lễ khai hạ ở đây còn được gọi là lễ hạ cây nêu, lễ tạ năm mới, lễ hóa vàng... Đây là hoạt động thường niên, được xem như là một nghi thức để tiễn gia tiên về trời sau những ngày ăn Tết cùng con cháu. Lễ khai hạ cũng báo hiệu kết thúc mọi hoạt động vui chơi ngày Tết, để mọi người quay trở lại công việc hằng ngày của mình.

Ngoài phần lễ diễn ra thường niên, cứ 3 năm 1 lần, chính quyền địa phương và nhân dân làng mộc Thái Yên lại tổ chức rước kiệu quanh làng, nhằm thể hiện niềm tin, lòng tôn kính của người dân đối với chư vị thần linh. Qua đó, gửi gắm ước mong được mưa thuận gió hòa, công việc hanh thông, sản xuất kinh doanh thuận buồm xuôi gió.

{keywords}
Cứ 3 năm 1 lần, chính quyền địa phương và người dân xã Thanh Bình Thịnh lại tổ chức rước kiệu ngày khai hạ.

Những năm chỉ tổ chức phần lễ, sau khi tế lễ ở đền xong, người dân tiếp tục dâng hương ở một số đền miếu lân cận và nghĩa trang liệt sỹ tại xã nhà, sau đó bước vào các sinh hoạt vui xuân.

Những năm vừa tổ chức lễ vừa tổ chức hội rước kiệu, nhân dân tham dự rất đông. Khoảng 7 giờ sáng, hàng trăm người dân già trẻ, trai gái đã tề tựu trước sân đền, chiêng trống nổi lên rộn ràng. Sau phần tế lễ trang nghiêm là hoạt động rước kiệu quanh làng. Đi đến đâu, người dân góp mặt tham gia đến đó, khiến đoàn rước kiệu có khi lên đến hàng nghìn người.

Việc rước kiệu được tổ chức và bố trí hết sức bài bản. Lực lượng gánh kiệu là những nam thanh niên khỏe mạnh, có chiều cao tương đương nhau, được tuyển chọn từ các thôn xóm. Mỗi kiệu cử 8 người khiêng và một số người dự bị để thay đổi khi cần thiết.

Ngoài đội rước kiệu, lực lượng cầm cờ, dải lụa cũng là nam thanh nữ tú, được ăn mặc theo đúng trang phục lễ hội xưa. Mặc dù mang tính nghiệp dư nhưng đội nhạc công của địa phương vẫn có đầy đủ các loại nhạc cụ truyền thống như kèn, trống, chiêng, phách, bát âm...

{keywords}
Một trong 3 chiếc kiệu được rước trong ngày khai hạ của năm mới.

Đi đầu đoàn rước là cụ tiên chỉ của làng (nếu cụ nào sức yếu thì có võng khiêng). Tiếp đó là cờ, lọng, đoàn kiệu... đến các vị chức sắc trong làng rồi đội nhạc công, đi sau là dân làng tham gia lễ rước.

Trước đây, thường rước 3 chiếc kiệu cùng 3 chiếc lọng vàng. Chiếc kiệu chính đi đầu rước hòm sắc chỉ của các vị thần. Hai kiệu tiếp theo rước sắc chỉ và tên tuổi của các vị quan văn, quan võ. Các bộ kiệu, lọng, đều do những tốp thanh niên (chỉ riêng nam giới) khỏe mạnh, áo quần đồng phục khiêng rước.

Đoàn rước kiệu đi trên các tuyến đường chính của xã theo lộ trình đã được sắp xếp. Khi tới bãi đất rộng đã được xác định trước thì các nhóm gánh kiệu thi nhau xoay vòng. Tốp nào khỏe, quay được nhiều vòng, được dân làng thán phục thì xem như kiệu có thần thiêng, sẽ gặp may mắn.

{keywords}
Lực lượng gánh kiệu và cầm lọng là những nam nữ thanh niên khỏe mạnh, có chiều cao tương đương nhau, được tuyển chọn từ các thôn xóm. (Ảnh tư liệu)

Về vấn đề kiệu xoay, cũng có vị cao niên cho rằng, khi còn nhỏ đi theo lễ rước kiệu, tới bãi đất trống thì kiệu cứ xoay vòng mãi, sau phải vào đền thắp hương xin mới dừng lại được. Không biết thực hư thế nào nhưng điều đó góp phần làm cho lễ rước kiệu thêm màu sắc linh thiêng, trang trọng.

Ông Phan Công Mưu, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy xã Thái Yên (cũ) cho biết, Đền Thái Yên được xây dựng cách đây khoảng trên 5 thế kỷ. Khi mới xây dựng thì thờ thần Thành Hoàng làng (người lập nên làng xã này). Sau đó thì rước dị hiệu thần Tam Lang Linh Ứng (Thạch Hà), thần Song Đồng Ngọc Nữ (Hưng Nguyên) về thờ.

Ban đầu chỉ là một ngôi miếu nhỏ (ngôi thượng điện ngày nay). Sau 3 lần trùng tu và xây dựng thêm Trung điện, Bái đường và khu vực tam quan. Đền có cấu trúc của triều Nguyễn, trong đền có 4 bức hoành phi, mỗi bức có 3 chữ Hán lớn, chạm khảm công phu nổi lên trên nền các bức hoa văn cực kỳ tinh xảo: “Chiêm như tại” (nhìn như có thần linh ở trên); “Vạn cổ anh linh” (muôn đời linh thiêng); “Lại dị yên” (đến cầu mong như được sự yên lành); “Anh linh dục tứ” (linh thiêng đẹp đẽ).

{keywords}
Lễ rước kiệu quanh làng nhằm thể hiện niềm tin, lòng tôn kính của người dân đối với chư vị thần linh. (Ảnh tư liệu)

“Đền Thái Yên là một trong những ngôi đền hiếm hoi được bảo vệ gần như nguyên vẹn bởi đây là khu vực chiến tranh ác liệt, đa số các địa phương khác đều đập phá hết. Năm 1994, Đền Thái Yên được Nhà nước công nhận Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia”, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy xã Thái Yên nói.

Cũng theo ông Mưu, trong ý thức của con người, nhờ sự che chở của thần linh nên người dân mới được bình yên, vì thế họ rất sùng bái và đặt niềm tin. Trong nhà có việc lớn như cưới hỏi, làm nhà, tậu xe, đi công tác xa, người dân đều thắp hương bái lạy tại đây.

Chùa Khải Đoan: Địa điểm tâm linh và du lịch độc đáo

Chùa Khải Đoan: Địa điểm tâm linh và du lịch độc đáo

Đến với Buôn Ma Thuột, nhiều người nhắc đến café, cao su hay những con thác hùng vĩ của đại ngàn. Tuy nhiên, những ngôi chùa cũng là địa chỉ du lịch tâm linh không thể bỏ qua. Chùa Khải Đoan là một địa chỉ như thế.

Trần Hoàn

Agribank dành hơn 100 tỷ đồng hỗ trợ người khó khăn nhân dịp xuân Giáp Thìn

Nhân dịp xuân Giáp Thìn 2024, với mong muốn mọi người, mọi nhà được đón Tết an vui, đầm ấm, Agribank dành hơn 100 tỷ đồng hỗ trợ người nghèo, gia đình chính sách trên cả nước.

Chơi hụi online, 3 chị em gái mất tiền tỷ, còn bị thách 'kiện tưng bừng đi'

Với hình thức huy động góp phường (hụi) online trên mạng xã hội, hàng chục người ở Nghệ An bị chủ phường tuyên bố không có khả năng trả nợ, trong đó trường hợp đặc biệt là một gia đình có 3 chị em cùng tham gia.

Người đàn ông miền Tây hơn 10 năm vận động trồng cây thuốc chữa bệnh miễn phí

Hơn 10 năm nay, lương y Phạm Văn Hiểm miệt mài 'đi từng ngõ, gõ từng nhà', vận động bà con trồng cây thuốc nam, chữa bệnh miễn phí cho bệnh nhân nghèo.

Người mẹ kể lại thời khắc bố bạo hành con gái rạn xương vai

Khi bố đang hát với bạn, cháu bé cứ đòi mẹ mở sang tivi để xem. Thấy vậy, người mẹ mang con ra ngoài đánh thì xảy ra sự việc bố bạo hành con gái rạn xương vai.

Những buổi ‘hẹn cùng thanh xuân’ dành riêng người cao tuổi

Chương trình truyền hình thực tế “Có hẹn cùng thanh xuân”, do Vinamilk Sure Prevent Gold và VTV tổ chức, sắp lên sóng VTV3 ngày 22/10, gửi gắm thông điệp tuổi tác chỉ ở con số, thanh xuân mãi trong tim mỗi người đến người cao tuổi.

Đà Nẵng: Mang 'Ba Na Hills xuống phố'

Công ty CPDV Cáp treo Bà Nà vừa đưa vào vận hành Nhà hàng Little Ba Na Hills - một không gian thư giãn, trải nghiệm mới mẻ và mang đậm dấu ấn của miền tiên cảnh Sun World Ba Na Hills.

Áo đấu và huy chương giải chạy VPIM 2023 ‘đốn tim’ cộng đồng runner

Ban Tổ chức giải chạy VPIM 2023 vừa công bố hình ảnh áo đấu và huy chương VPIM 2023 trên fanpage, thu hút sự chú ý đặc biệt của cộng đồng runner.

Hơn 1 triệu ly sữa tiếp tục đồng hành cùng trẻ nhỏ đón năm học mới

Ngay trong những ngày đầu năm học mới 2023-2024, hơn 1 triệu hộp sữa Vinamilk từ Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam đã được trao đến hơn 11.000 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại các trường mầm non, mái ấm, trung tâm bảo trợ trên cả nước.

Khám phá thiên đường ẩm thực Bà Nà Hills

Nếu bỏ qua cơ hội thưởng thức những món ngon quên lối về khi đến Bà Nà Hills, bạn đã bỏ lỡ một trải nghiệm độc đáo và đáng nhớ bậc nhất trong chuyến du hí tại thành phố bên sông Hàn.

Hơn 1 triệu ly sữa đón học sinh vùng khó đến trường

Vào năm học mới 2023-2024 sắp tới đây, hàng chục ngàn em nhỏ tại nhiều điểm trường học, trung tâm bảo trợ trẻ em sẽ tiếp tục nhận sữa từ Vinamilk và Quỹ Sữa Vươn cao Việt Nam, hoàn thành cam kết trao tặng 1,5 triệu hộp sữa trong năm nay.

Đang cập nhật dữ liệu !