Đến cù lao khoai xứ, gặp 'kỳ nhân' 50 năm đi biển chưa từng 'dính' bão

Thời trẻ, ông tung hoành khắp các vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa, mặc dù ghe không lớn, lại chẳng có công nghệ' hỗ trợ. Không phải liều, mà vì ông là 'kỳ nhân'.

Suốt gần 50 năm đi biển, ông chưa từng “dính” bão, hay nói đúng hơn là do ông có đôi tai thính, đôi mắt tinh, và cái mũi đánh hơi giỏi để nghe, thấy và ngửi được mùi của bão mà tránh. Anh bạn thổ địa của tôi bảo, nếu ông là số 2 thì không có ai số 1. Ở đây người ta gọi ổng là “kỳ nhân” của biển. Đó là ngư dân Ngô Văn Chức, ở thôn Phú Long, xã Long Hải (đảo Phú Quý, Bình Thuận) nay đã giải nghệ.

'Kỳ nhân' Ngô Văn Chức đang hồi tưởng về những ngày tung hoành trên biển. Ảnh: Phúc Lập.

"Kỳ nhân" Ngô Văn Chức đang hồi tưởng về những ngày tung hoành trên biển. (Ảnh: Phúc Lập)

Thuộc Trường Sa như lòng bàn tay

Căn nhà của ông nằm trong con hẻm nhỏ, nhưng ở ngoài đường Nguyễn Thông, cách chừng 300m, đã nhìn thấy. Vì đây là ngôi nhà dạng biệt thự, không phải 1 mà là 2 căn liền nhau, 1 của vợ chồng ông, căn còn lại của vợ chồng cậu con trai út.

Ông Chức không chỉ cởi mở, dễ gần, mà còn rất hóm hỉnh. Trên giấy tờ cá nhân ghi ông sinh năm 1942, tức 80 tuổi. Nhưng ông cười nhăn nheo khóe mắt, bảo: “80 là tuổi nhà nước, còn tuổi cha mẹ sinh mới 74 à. Hồi xưa mấy ổng cho mình nói láo”. Ngừng giây lát rồi ông giải thích: “Hồi chế độ cũ, tui khai gian 1942 để trốn lính, sau này chính quyền mình kêu khai lại, mình khai đúng tuổi, mấy ổng lại bảo mình khai gian, vì “nhìn chú thế này làm sao 74 tuổi được?”. Ý là tui già quá, 80 mới đúng. Tôi chịu thua mấy cậu luôn”.

Ông Ngô Văn Chức: 'Gần 50 năm đi biển, tôi chưa từng 'dính' bão, mặc dù không có công nghệ hỗ trợ hiện đại như bây giờ'. Ảnh: Trần Thắng.

Ông Ngô Văn Chức: "Gần 50 năm đi biển, tôi chưa từng "dính" bão, mặc dù không có công nghệ hỗ trợ hiện đại như bây giờ". (Ảnh: Trần Thắng)

“Hồi nhỏ gia đình tôi nghèo, khổ lắm. Tôi có đến 21 anh em lận”, ông Chức nheo mắt, nhìn ra cửa sổ chói chang nắng, mở đầu. “Cha mẹ tôi trước lấy nhau, đều đã 1 lần gãy gánh. Cha thì ly hôn, mẹ thì chồng chết. Cha tôi có với bà lớn 12 con. Còn mẹ 6 đứa. Ông bà có 3 con chung nữa, tổng cộng cha tôi có 21 người con. Năm 6 tuổi, chẳng hiểu sao mẹ lớn kêu ba đưa tôi vào đất liền cho bả nuôi, thương như con ruột. Nhưng vì ai cũng nghèo, lại đông con nên 10 tuổi tôi đã phải đi làm thuê kiếm tiền phụ cha mẹ. Tôi nghề gì cũng làm được, thợ hồ, thợ mộc, thợ đóng tàu, ghe, thợ xẻ gỗ… năm 12 tuổi, cha đón tôi về đảo, bắt đầu theo ghe đi biển”, ông kể tiếp.

Sau gần chục năm theo ghe đánh bắt, học hỏi, cha chính thức cho ông tự lập, làm thuyền trưởng một chiếc ghe nhỏ, đánh bắt ở vùng biển gần, mỗi chuyến đi kéo dài 1 tuần, 10 ngày. “Chú đi đánh bắt xa, dài ngày và ra đến vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa từ khi nào?”, tôi hỏi. “Không nhớ chính xác, nhưng cũng không lâu sau khi tôi làm thuyền trưởng. Lúc đó tôi mới 20 - 21 tuổi chớ bao nhiêu. Hồi đó, tôi là người đầu tiên ra vùng biển Trường Sa đánh bắt. Từ đây ra đảo gần nhất của Trường Sa gần 200 hải lý, đi hết 2 ngày 2 đêm. Còn đảo xa nhất 380 hải lý. Quần đảo Trường Sa có 32 điểm đảo, 21 đảo. Tất cả 21 đảo đều có dấu chân tôi rồi. Giờ nhắm mắt tôi cũng điều khiển được tàu chạy một mạch ra Trường Sa”.

2 căn biệt thự liền nhau của cha con ông Chức. Ảnh: Phúc Lập.

2 căn biệt thự liền nhau của cha con ông Chức. (Ảnh: Phúc Lập)

Vợ chồng ông Chức có 8 người con, 4 con trai đều làm thuyền trưởng, các con ông Chức hiện đều đã yên bề gia thất, người nào có cũng có kinh tế ổn định. “Thằng con trai thứ 3 và thằng út giống tôi, có năng khiếu đi biển, rất giỏi. Tôi được trời phú cho trí nhớ tốt. Các hải trình mới, vùng biển mới, chỉ chạy một lần là tôi nhớ. 2 thằng con tôi cũng vậy. Thằng út vừa đi chuyến hơn tháng về, được hơn 800 triệu. Trừ chi phí xong, chắc mỗi thuyền viên cũng được 2 - 3 chục triệu. Như vậy chưa nhiều, ngày xưa tôi đi, có những chuyến về chia thuyền viên 5 - 7 chục triệu, thuyền trưởng gấp đôi”.

Khi mấy người con trai “đủ lông đủ cánh”, ông giao lại ghe cho con làm thuyền trưởng. Cũng từ lúc đó, ông “bị” cho nghỉ việc. “Lúc tụi nó lên làm thuyền trưởng liền “sa thải” tui. Xin theo ghe làm giúp việc nó cũng không cho”. Thấy tôi tròn mắt ngạc nhiên, ông cười, giải thích: “Giỡn cho vui vậy thôi, chứ tụi nó lo cho sức khỏe của tui thôi. Tụi nó bảo, cha vất vả cả đời rồi, giờ đến lúc nghỉ dưỡng già rồi. Thực ra, tui muốn làm không phải vì tiền, mà vì thấy còn sức khỏe, ở nhà không làm gì buồn chân buồn tay, nhớ biển lắm. Tụi nó nói vậy tui cũng nghe theo, nhưng không nghỉ, mà ra bè nuôi cá, đan lưới mực bán cho thương lái. Mấy năm nay sức khỏe kém đi tui mới nghỉ hẳn ở nhà”, ông Chức nói. Mặc dù nghỉ, nhưng ông vẫn là “quân sư” của các con và nhiều ngư dân khác.

Từ một người nghèo, khổ nhất đảo, ông Chức trở thành người giàu nhất đảo nhờ biển. Ảnh: Phúc Lập.

Từ một người nghèo, khổ nhất đảo, ông Chức trở thành người giàu nhất đảo nhờ biển. (Ảnh: Phúc Lập)

“Lúc các con và bà con ngư dân đang trên tàu đánh bắt ngoài biển thì tui ở nhà nghe đài, xem tivi, tổng hợp tin tức rồi mở máy liên lạc với các tàu tư vấn đi lại, đánh bắt và tránh trú khi có bão. Có lần, tàu con trai bị bão, dạt qua vùng biển quốc tế, tui ngồi ở nhà liên lạc, hướng dẫn con điều khiển tàu về an toàn”, lão ngư Ngô Văn Chức.

Cuốn từ điển sống

“Chú có bí quyết gì mà đoán trước sắp có bão, bão khu vực nào để tránh?”, tôi hỏi.

“Cái này nó là kiến thức mình tìm hiểu, học hỏi từ những người bên hàng hải, rồi kinh nghiệm thực tế. Ví dụ dựa vào hiện tượng trời chớp, chớp hướng nào thì trời gió, gió cấp mấy, chớp thế nào thì mưa…chớp trên đỉnh đầu khác, chớp trước mặt (đường chân trời) khác. Hoặc nhìn màu nước dưới chân có thể biết sắp có mạnh, giông hay bão, lo chạy nhanh về vùng an toàn. Tôi nhiều lần đưa ghe thoát khỏi vùng biển nguy hiểm nhờ cách này.

Nhiều khi chỉ cần thời gian 1 - 2 giờ, cho ghe chạy hết tốc cũng được 2 - 3 chục lý, là ra khỏi tâm bão rồi. Mình càng chạy càng xa vùng bão. Nhưng vấn đề là mình phải có kinh nghiệm nhìn nước, đoán hướng gió để chạy xa vùng biển nguy hiểm chứ không phải chạy vào gần, hoặc cho tàu rẽ ngang luồng bão để thoát ra càng nhanh càng tốt. Nếu không phán đoán được hướng gió, luồng bão, cứ chạy dọc theo nó, thì rất nguy hiểm.

Ví dụ mình bị một đoàn xe chạy nhanh phía sau, mình muốn thoát khỏi đoàn xe đó thì rẽ ngang vào một con đường hông. Nhưng mình phải biết đoàn xe đó chạy theo hướng nào, nhiều khi đoàn xe phía sau đang bật xi nhan rẽ đúng vào con đường mình định tránh, mình phán đoán sớm, hoặc không nhìn thấy nó bật xi nhan, vội vàng rẽ vào, chẳng phải vừa không thoát ra được, vừa tiếp tục nguy hiểm sao?”. Tôi tròn mắt nghe ông phân tích và lấy một ví dụ không thể sinh động hơn.

Mặc dù đã 'nghỉ hưu', nhưng ông Chức vẫn là một 'quân sư' về biển đối với các con và ngư dân trên đảo. Ông lập kế hoạch, tính toán hải trình, kinh dộ, vĩ độ chi tiết cho tàu đánh bắt. Ảnh: Phúc Lập.

Mặc dù đã "nghỉ hưu", nhưng ông Chức vẫn là một "quân sư" về biển đối với các con và ngư dân trên đảo. Ông lập kế hoạch, tính toán hải trình, kinh dộ, vĩ độ chi tiết cho tàu đánh bắt. (Ảnh: Phúc Lập)

“Hồi đó tụi tui đi biển chỉ có 1 cái radio và cái hải bàn cơ thô sơ. Nên phải dựa vào giác quan, cái đầu phán đoán nhanh nhạy, và kinh nghiệm. Hôm nào trời yên biển lặng, trời trong, nhiều sao thì không nói, còn khi thời tiết xấu, từ trên trời đến mặt biển, bốn bề chỉ có một màu đen thì lúc đó phải làm sao? Dựa vào kinh nghiệm thôi. Nếu đang câu thì không nói, còn trên đường về thì tôi nhìn mặt sóng để xác định hướng.

“Nghe nói chú là ngư dân giỏi nhất đảo, chuyến đi nào cũng đầy ắp ghe hải sản, chú có bí quyết gì?”, tôi hỏi tiếp. “Hồi đó không có máy móc hỗ trợ, nên việc biết luồng cá, biết vùng nào cá nào tập trung nhiều, chủ yếu là do kinh nghiệm, giác quan, phán đoán là chính. Trước tiên là phải hiểu đặc tính sinh sống của các loài cá, sau đó hiểu địa thế lòng biển, từ đó suy ra vùng biển đó là môi trường sinh sống của những loài cá nào. Ví dụ cá tà ma, loài cá đặc sản này hình dáng giống cá gáy biển, chép biển, không xấu, nhưng tên nó lại xấu. Vì sao vậy? Loài cá này thường sống ở các vùng biển có hang hốc, khe đá, rạn san hô, chúng bơi rất nhanh, thoắt ẩn thoắt hiện như ma, rất khó bắt, nên người ta gọi nó là tà ma. Mình đi biển lâu năm, nắm rõ vùng biển nào có địa thế phù hợp loài này sinh sống thì đến đánh bắt thôi. Tất nhiên, còn có những yếu tố khác nữa, như thời tiết, nhiệt độ nước, vùng thức ăn, mật độ đánh bắt… nhiều thứ lắm”, ông Chức nói.

Ônh Chức cho biết, những số liệu ông lập ra là kiến thức, kinh nghiệm đi biển tích luỹ mấy chục năm. Ảnh: Trần Thắng.

Ônh Chức cho biết, những số liệu ông lập ra là kiến thức, kinh nghiệm đi biển tích luỹ mấy chục năm. (Ảnh: Trần Thắng)

Ông Chức khoe: “Dân đảo Phú Quý với bộ đội Trường Sa tình cảm lắm. Mỗi lần tụi nhỏ chuẩn bị ra ngư trường Trường Sa đánh bắt, tôi lại nhắc lên rẫy đóng vài chục bao đất đem ra đảo cho các anh trồng rau. Trên đảo Trường Sa có nhiều đất của Phú Quý lắm đó”.

Theo nongnghiep.vn

Agribank dành hơn 100 tỷ đồng hỗ trợ người khó khăn nhân dịp xuân Giáp Thìn

Nhân dịp xuân Giáp Thìn 2024, với mong muốn mọi người, mọi nhà được đón Tết an vui, đầm ấm, Agribank dành hơn 100 tỷ đồng hỗ trợ người nghèo, gia đình chính sách trên cả nước.

Chơi hụi online, 3 chị em gái mất tiền tỷ, còn bị thách 'kiện tưng bừng đi'

Với hình thức huy động góp phường (hụi) online trên mạng xã hội, hàng chục người ở Nghệ An bị chủ phường tuyên bố không có khả năng trả nợ, trong đó trường hợp đặc biệt là một gia đình có 3 chị em cùng tham gia.

Người đàn ông miền Tây hơn 10 năm vận động trồng cây thuốc chữa bệnh miễn phí

Hơn 10 năm nay, lương y Phạm Văn Hiểm miệt mài 'đi từng ngõ, gõ từng nhà', vận động bà con trồng cây thuốc nam, chữa bệnh miễn phí cho bệnh nhân nghèo.

Người mẹ kể lại thời khắc bố bạo hành con gái rạn xương vai

Khi bố đang hát với bạn, cháu bé cứ đòi mẹ mở sang tivi để xem. Thấy vậy, người mẹ mang con ra ngoài đánh thì xảy ra sự việc bố bạo hành con gái rạn xương vai.

Những buổi ‘hẹn cùng thanh xuân’ dành riêng người cao tuổi

Chương trình truyền hình thực tế “Có hẹn cùng thanh xuân”, do Vinamilk Sure Prevent Gold và VTV tổ chức, sắp lên sóng VTV3 ngày 22/10, gửi gắm thông điệp tuổi tác chỉ ở con số, thanh xuân mãi trong tim mỗi người đến người cao tuổi.

Đà Nẵng: Mang 'Ba Na Hills xuống phố'

Công ty CPDV Cáp treo Bà Nà vừa đưa vào vận hành Nhà hàng Little Ba Na Hills - một không gian thư giãn, trải nghiệm mới mẻ và mang đậm dấu ấn của miền tiên cảnh Sun World Ba Na Hills.

Áo đấu và huy chương giải chạy VPIM 2023 ‘đốn tim’ cộng đồng runner

Ban Tổ chức giải chạy VPIM 2023 vừa công bố hình ảnh áo đấu và huy chương VPIM 2023 trên fanpage, thu hút sự chú ý đặc biệt của cộng đồng runner.

Hơn 1 triệu ly sữa tiếp tục đồng hành cùng trẻ nhỏ đón năm học mới

Ngay trong những ngày đầu năm học mới 2023-2024, hơn 1 triệu hộp sữa Vinamilk từ Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam đã được trao đến hơn 11.000 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại các trường mầm non, mái ấm, trung tâm bảo trợ trên cả nước.

Khám phá thiên đường ẩm thực Bà Nà Hills

Nếu bỏ qua cơ hội thưởng thức những món ngon quên lối về khi đến Bà Nà Hills, bạn đã bỏ lỡ một trải nghiệm độc đáo và đáng nhớ bậc nhất trong chuyến du hí tại thành phố bên sông Hàn.

Hơn 1 triệu ly sữa đón học sinh vùng khó đến trường

Vào năm học mới 2023-2024 sắp tới đây, hàng chục ngàn em nhỏ tại nhiều điểm trường học, trung tâm bảo trợ trẻ em sẽ tiếp tục nhận sữa từ Vinamilk và Quỹ Sữa Vươn cao Việt Nam, hoàn thành cam kết trao tặng 1,5 triệu hộp sữa trong năm nay.

Đang cập nhật dữ liệu !