Cuộc sống lênh đênh, chật vật giữa sông Hồng khi Hà Nội giãn cách

Quanh năm sống lênh đênh trên những chiếc lều phao chắp vá, tạm bợ giữa dòng nước sông Hồng, cuộc sống của những người dân xóm Phao càng thêm chật vật khi nghề đi nhặt ve chai, phụ hồ, làm thuê đều dừng lại khi Hà Nội giãn cách

Ẩn mình dưới chân cầu Long Biên nhiều năm nay, xóm Phao khu bãi giữa sông Hồng nơi tập trung rất nhiều người có hoàn cảnh khó khăn. Những ngày này, khi Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội, cuộc sống của họ lại càng thêm chật vật.

{keywords}
 Khu xóm Phao ở bãi giữa sông Hồng.

Chia sẻ với PV, ông Nguyễn Văn Được (75 tuổi), Trưởng xóm Phao cho hay, hiện tại xóm có tổng cộng 35 gia đình với 121 người sinh sống trong những căn nhà tạm dựng trên bè ở bãi giữa sông Hồng.

“Người ở đây đều từ các tỉnh, thành khác nhau, tất cả có chung 1 điểm là đều có hoàn cảnh khó khăn. Người dân ở đây không có nghề nghiệp ổn định nên người khỏe thì vào chợ trong phố bốc vác thuê, còn người yếu thì đi nhặt ve chai, bán đồng nát kiếm sống, giờ giãn cách không có việc, càng khó khăn hơn”, ông Được giọng buồn buồn.

{keywords}
Ông Nguyễn Văn Được, trưởng xóm phao bãi giữa sông Hồng.

Để phòng chống dịch, lối đi từ bãi giữa lên cầu Long Biên đã được khóa lại, người dân muốn ra ngoài để đi chợ, đi có việc cần thiết phải đi một con đường khác xa hơn.

Những ngày Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội, người dân ở đây cũng được phường Ngọc Thụy phát giấy đi chợ. 

“Đây là giấy đi chợ của người dân xóm Phao chúng tôi, hôm trước tôi có đi phát cho mọi nhà, nhưng nhiều nhà không lấy vì chúng tôi chỉ đi được sang chợ Ngọc Thụy, chợ này khá xa, trong khi lối đi lên cầu Long Biên gần hơn thì giờ đã khóa lại, không đi được. Hơn nữa, đa số người ở đây đều khó khăn, nếu lấy phiếu đi chợ cũng không có tiền mà đi”, ông Được nói.

{keywords}
Người dân xóm phao được phát phiếu đi chợ nhưng ít người lấy do không có tiền mà chợ thì xa

Theo lời kể của ông Được, phường Ngọc Thụy cũng quan tâm đến đời sống của bà con xóm phao, từ ngày Hà Nội thực hiện giãn cách, bà con ở đây cũng được phường phát cho mỗi nhà một ít gạo và mì tôm. Không ai lo bị đói.

“Mới đây, phường cũng đã lập danh sách cho những người ở đây đăng ký đi tiêm vắc xin Covid-19”, ông Được cho hay.

Dù vậy, cuộc sống khó khăn vẫn đeo đẳng, nhiều người nghe tin trên bờ có nhiều nhóm từ thiện, phát quà miễn phí, siêu thị 0 đồng, nhưng không ai dám đi, vì ra ngoài không có giấy tờ gì, sợ bị phạt sẽ không có tiền để nộp.

Hai vợ chồng bà phạm Thị Thu (64 tuổi) và ông Nguyễn Đức Lương (60 tuổi) quê ở Ý Yên, Nam Định đã sống ở xóm Phao bãi giữa sông Hồng được khoảng 30 năm rồi. Hai ông bà không có con, ông lại bị tật 1 bên mắt nên cuộc sống của 2 ông bà khá khó khăn.

{keywords}
Bà Phạm Thị Thu: "chúng tôi vẫn được phát phiếu đi chợ ba ngày một lần nhưng tôi chưa đi lần nào vì không có tiền mà đi chợ, hơn nữa ra ngoài dịch bệnh tôi sợ lắm”.

“Trước đây tôi đi nhặt ve chai, từ ngày Hà Nội giãn cách tôi không đi làm được nữa, ra ngoài cũng sợ. Tôi cũng già rồi, bệnh tật vào người thì biết nhờ vào ai. Ở nhà có gì ăn nấy, dù không có đầy đủ nhưng có cơm với rau cỏ sống qua ngày là được rồi.

Hôm trước có đoàn tài trợ vào xóm phát cho mỗi gia đình một ít gạo, còn rau thì không phải mua. Ở đây chúng tôi vẫn được phát phiếu đi chợ ba ngày một lần nhưng tôi chưa đi lần nào vì không có tiền mà đi chợ, hơn nữa ra ngoài dịch bệnh tôi sợ lắm”, bà Thu nói.

Bà Thu kể, trước giãn cách, ngày bà đi nhặt ve chai được khoảng 50.000-100.000 đồng, muốn dành dụm góp tiền để sửa lại mái nhà phao, tuy nhiên không thể sửa được, vì làm đến đâu tiêu hết đến đấy.

“Nhà xuống cấp lắm rồi, chúng tôi cũng muốn sửa lắm chứ, nhưng giờ mà sửa cũng phải mất khoảng chục triệu nên cũng không có, tôi cứ ở như vậy thôi vì cũng già rồi, ở được đến lúc nào thì ở, tiền ăn giờ còn lo từng bữa, nên không lo xa quá làm gì cả”, bà Thu nói.

{keywords}
Ngôi nhà phao chắp vá, xiêu vẹo của gia đình bà Thu.

Còn ông Nguyễn Văn Bình (SN 1951) ở Thanh Hóa cũng ra Hà Nội mưu sinh, vì không có đủ điều kiện để sống “trên bờ” nên ông xuống khu này tá túc qua ngày.

Ông Bình cho biết: “Tôi làm nghề phụ hồ ở bên Bắc Ninh, hôm trước hết việc nên dự định về đây ít ngày, tuy nhiên lại đúng vào dịp Hà Nội thực hiện giãn cách nên tôi nghỉ luôn, chờ khi nào hết giãn cách thì đi làm tiếp".

{keywords}
Nhà phao của ông Nguyễn Văn Bình được 1 nhóm từ thiện làm giúp trước đó

Ông Bình cho biết, mỗi ngày ông đi làm cũng được 200.000 đồng, cũng không có nhiều tiền nên ít khi đi chợ, để giành tiền mai này ốm đau còn lấy tiền thuốc thang, ở nhà có gì ăn cũng được.

“Nhà này là tôi được một nhóm từ thiện làm cho, họ còn cho tôi cả cái đài và loa để nghe thông tin, nên tôi cũng nắm được tình hình dịch bệnh của Thành phố, không có việc làm thì đành ở nhà nghe đài, chứ ra ngoài giờ không có việc gì làm, mà tôi cũng không có giấy tờ tùy thân, có thể bị phạt”, ông Bình nói.

Ngồi trên chiếc bè xiêu vẹo ở cuối xóm, ông Nguyễn Văn Phương (61 tuổi) kể: “Tôi quê gốc ở xã Tiên Kiên, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Cuộc đời đưa đẩy đến đây cũng đã mấy chục năm. Ngày trước, khi bệnh hen suyễn và khớp chưa nặng, tôi vào bờ làm đủ thứ nghề, ai thuê gì thì làm nấy, miễn sao có cái ăn qua ngày.

Cách đây gần chục năm, vợ tôi bị bệnh rồi qua đời. Sau đó tôi cũng yếu dần và đến giờ thì không làm nổi gì nữa, tay chân lúc nào cũng run lẩy bẩy, mí mắt giật liên tục. Thỉnh thoảng tôi cũng đi nhặt ve chai ở quanh xóm sống qua ngày, nhưng dịch không có người bán hàng nên tôi cũng không đi nữa”.

{keywords}
Ông Nguyễn Văn Phương bên ngôi nhà lênh đênh giữa sông 

Không riêng gì ông Bình, ông Phương, mà những gia đình trẻ như chị Nguyễn Thị Trang (SN 1994) cũng rất khó khăn, vì chồng chị bị tật chân nên không đi làm được, mọi chi tiêu trong gia đình phụ thuộc hoàn toàn vào chị Trang trong khi nhà có tới 3 đứa trẻ đang tuổi ăn, tuổi lớn.

{keywords}
Cả gia đình chị Nguyễn Thị Trang gồm 5 người sống trong nhà bè nhỏ ven sông như thế này.

"Trước đây tôi đi làm giúp việc ở trên phố nhưng hơn một năm trước, khi sắp sinh cháu thứ 2 thì phải nghỉ việc, từ ngày đó đến giờ con cũng được hơn 1 tuổi rồi, muốn đi làm lại nhưng gặp đúng lúc dịch bệnh bùng phát không đi đâu được”, chị Trang nói.

{keywords}
Chị Trang vừa trông con vừa chuẩn bị bữa ăn của gia đình hết sức đơn giản.

Theo chị Trang, để có tiền sinh hoạt, thường ngày phải đi nhặt cỏ, phun thuốc cho những nhà trồng cây quanh đây. Hiện giờ thì không ai thuê nữa, khó khăn quá, nên chị đã gửi con đầu về ở trọ với bà ngoại ở Hà Đông.

{keywords}
Những gia đình sống lênh đênh ở xóm Phao bãi giữa sông Hồng.

Không chỉ thiếu thốn về vật chất mà xóm Phao ở bãi giữa sông Hồng này còn thiếu thốn đủ thứ, từ nước sạch, điện thắp sáng... đều chưa có và những người ở đây vẫn phải bám trụ để sống.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Tiến Dũng - Chủ tịch UBND phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, Hà Nội cho biết, phường đã có 2 đợt hỗ trợ cho người dân xóm Phao, hiện vẫn tiếp tục theo dõi tình hình, lên phương án và nguồn để sắp xếp hỗ trợ tiếp cho người dân trong đợt giãn cách này.

Trong đợt 2 vừa rồi, mỗi suất hỗ trợ đối với người dân xóm Phao gồm nhu yếu phẩm như gạo, dầu ăn, nước mắm, mì chính. 

UBND phường biết những người dân ở ngoài bãi (xóm Phao) gặp rất nhiều khó khăn trong đợt giãn cách này nên chính quyền đang hỗ trợ nhiều hơn, ngoài nhu yếu phẩm còn được hỗ trợ thêm 200.000 đồng. Còn các đối tượng khác trong phường cần hỗ trợ vẫn chưa phủ sóng xong đợt 1.

'Chúng tôi quyết tâm không để người dân bị đói và cố gắng hỗ trợ họ, đồng thời kêu gọi cộng đồng chia sẻ khó khăn với họ trong thời gian này. Ngoài hỗ trợ của phường, nhiều đơn vị, cá nhân, tổ chức cũng đã hỗ trợ cho người dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn phường nói chung và người dân xóm Phao nói riêng', Chủ tịch phường Ngọc Thụy nói.

Bảo Khánh - Tiến Dũng

Hà Nội: Những bữa cơm '0 đồng' lan tỏa tình người trong mùa dịch

Hà Nội: Những bữa cơm '0 đồng' lan tỏa tình người trong mùa dịch

Mồ hôi đầm đìa chảy xuống mắt cay xè, bà Trần Thị Giang vẫn thoăn thoắt chia thức ăn vào hàng trăm hộp cơm. Giữa cái nắng oi ả, trong khuôn viên nhà văn hóa phường Phú Đô, nhóm thiện nguyện hối hả chuẩn bị 400 suất ăn miễn phí cho bữa trưa ngày 11/8.

Agribank dành hơn 100 tỷ đồng hỗ trợ người khó khăn nhân dịp xuân Giáp Thìn

Nhân dịp xuân Giáp Thìn 2024, với mong muốn mọi người, mọi nhà được đón Tết an vui, đầm ấm, Agribank dành hơn 100 tỷ đồng hỗ trợ người nghèo, gia đình chính sách trên cả nước.

Chơi hụi online, 3 chị em gái mất tiền tỷ, còn bị thách 'kiện tưng bừng đi'

Với hình thức huy động góp phường (hụi) online trên mạng xã hội, hàng chục người ở Nghệ An bị chủ phường tuyên bố không có khả năng trả nợ, trong đó trường hợp đặc biệt là một gia đình có 3 chị em cùng tham gia.

Người đàn ông miền Tây hơn 10 năm vận động trồng cây thuốc chữa bệnh miễn phí

Hơn 10 năm nay, lương y Phạm Văn Hiểm miệt mài 'đi từng ngõ, gõ từng nhà', vận động bà con trồng cây thuốc nam, chữa bệnh miễn phí cho bệnh nhân nghèo.

Người mẹ kể lại thời khắc bố bạo hành con gái rạn xương vai

Khi bố đang hát với bạn, cháu bé cứ đòi mẹ mở sang tivi để xem. Thấy vậy, người mẹ mang con ra ngoài đánh thì xảy ra sự việc bố bạo hành con gái rạn xương vai.

Những buổi ‘hẹn cùng thanh xuân’ dành riêng người cao tuổi

Chương trình truyền hình thực tế “Có hẹn cùng thanh xuân”, do Vinamilk Sure Prevent Gold và VTV tổ chức, sắp lên sóng VTV3 ngày 22/10, gửi gắm thông điệp tuổi tác chỉ ở con số, thanh xuân mãi trong tim mỗi người đến người cao tuổi.

Đà Nẵng: Mang 'Ba Na Hills xuống phố'

Công ty CPDV Cáp treo Bà Nà vừa đưa vào vận hành Nhà hàng Little Ba Na Hills - một không gian thư giãn, trải nghiệm mới mẻ và mang đậm dấu ấn của miền tiên cảnh Sun World Ba Na Hills.

Áo đấu và huy chương giải chạy VPIM 2023 ‘đốn tim’ cộng đồng runner

Ban Tổ chức giải chạy VPIM 2023 vừa công bố hình ảnh áo đấu và huy chương VPIM 2023 trên fanpage, thu hút sự chú ý đặc biệt của cộng đồng runner.

Hơn 1 triệu ly sữa tiếp tục đồng hành cùng trẻ nhỏ đón năm học mới

Ngay trong những ngày đầu năm học mới 2023-2024, hơn 1 triệu hộp sữa Vinamilk từ Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam đã được trao đến hơn 11.000 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại các trường mầm non, mái ấm, trung tâm bảo trợ trên cả nước.

Khám phá thiên đường ẩm thực Bà Nà Hills

Nếu bỏ qua cơ hội thưởng thức những món ngon quên lối về khi đến Bà Nà Hills, bạn đã bỏ lỡ một trải nghiệm độc đáo và đáng nhớ bậc nhất trong chuyến du hí tại thành phố bên sông Hàn.

Hơn 1 triệu ly sữa đón học sinh vùng khó đến trường

Vào năm học mới 2023-2024 sắp tới đây, hàng chục ngàn em nhỏ tại nhiều điểm trường học, trung tâm bảo trợ trẻ em sẽ tiếp tục nhận sữa từ Vinamilk và Quỹ Sữa Vươn cao Việt Nam, hoàn thành cam kết trao tặng 1,5 triệu hộp sữa trong năm nay.

Đang cập nhật dữ liệu !