Bên trong địa đạo Nam Hồng hình thành từ những năm kháng chiến chống Pháp

Trong thời kỳ chống Pháp, địa đạo Nam Hồng là nơi che giấu nhiều cán bộ xã, huyện nằm vùng; nơi hoạt động bí mật của du kích và được coi là hệ thống địa đạo đầu tiên trong thời kỳ chiến tranh của nước ta.

Sử sách còn ghi, mặc cho bom cày, đạn xới, du kích và nhân dân Nam Hồng vẫn kiên gan, bền lòng, đào 465 hầm bí mật, 2.680 hố tác chiến, đào đắp hơn 11 km địa đạo, giao thông hào, thành lũy phân bố ở khắp các thôn trong xã phục vụ chiến đấu và sản xuất.

Về Nam Hồng (huyện Đông Anh, Hà Nội), nếu không có sự giới thiệu của các cán bộ văn hóa xã thì chúng tôi cũng khó lòng mà hình dung được phía dưới chân chúng tôi đang bước đi vài mét là cả một hệ thống giao thông ngầm xưa kia những người tham gia cách mạng đã hoạt động bí mật trước sự tìm diệt gắt gao của quân thù.

{keywords}
Địa đạo Nam Hồng với tổng chiều dài gần 11km được xây dựng từ những năm kháng chiến chống Pháp.

Cả địa đạo dài khoảng hơn 11km giờ chỉ còn giữ được khoảng 200 mét, chạy qua lòng đất của các gia đình. Trong số hàng chục cửa hầm lên xuống địa đạo, hiện chỉ còn hai cửa hầm, trong đó, một cửa nằm dưới gầm giường nhà cụ Phạm Thị Lai, một cửa hầm nằm ở góc nhà cụ Phạm Văn Dộc.

Sau ngần ấy năm, ngôi nhà của cụ Lai dù đã sửa sang, tôn tạo để phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày của gia đình nhưng hình dáng vẫn giữ gần như nguyên vẹn. Mỗi khi có đoàn khách tới tìm hiểu di tích địa đạo, UBND xã Nam Hồng phải thông báo trước cho cụ Lai để cụ cùng con cháu chuẩn bị đón tiếp, tháo tung chiếc giường bên trên mới mở được cửa hầm.

{keywords}
Ngôi nhà của cụ Phạm Thị Lai, nơi còn một cửa hầm xuống địa đạo Nam Hồng.

Lối xuống địa đạo qua cửa hầm dưới gầm giường nhà cụ Lai khá nhỏ, chỉ đủ cho một người lớn đi. Có một chiếc thang sắt gắn vào vách hầm để mọi người lên xuống.

Dẫn đường cho chúng tôi, ông Phạm Quang Hài (con trai cụ Lai) cho biết, theo lời mẹ kể, từ đầu năm 1947, đội du kích xã Nam Hồng sau khi được thành lập đã cùng thanh niên, nam nữ khỏe mạnh trong làng bắt đầu đào hệ thống giao thông hào sát vào lũy tre.

{keywords}

Ông Phạm Quang Hài (con trai cụ Lai).
{keywords}
Mỗi lần có khách đến tham quan địa đạo, ông Hài lại tháo giường để mở cửa địa đạo.
{keywords}
Cửa địa đạo khá nhỏ, việc đi xuống rất vất vả.
{keywords}
Địa đào được chia thành nhiều ngách.
{keywords}
Một số thanh chống đã bắt đầu xuống cấp.

Tại nhà cụ Dộc, trong căn bếp cũ ở góc vườn hiện còn lại một cửa hầm dẫn xuống địa đạo.

Vừa nhấc tấm bê tông đậy nắp cửa địa đạo ra, cụ vừa kể: "Ngày xưa, khi các cụ đào địa đạo này, tôi mới có vài tuổi. Bố tôi tham gia cách mạng, làm nhiệm vụ canh giữ cửa hầm và che giấu cán bộ. Khi còn sống, cụ vẫn thường kể cho chúng tôi nghe về những ngày giặc Pháp càn quét ở Nam Hồng".

{keywords}
Nhà cụ Phạm Văn Dộc.
{keywords}
Trong căn bếp cũ của cụ Dộc còn một cửa hầm dẫn xuống địa đạo.

Cụ Dộc cho hay, trước đây ngôi nhà của gia đình vốn rộng hơn. Trong một trận càn, giặc Pháp đã xông vào nhà cụ, bắt cụ Trần Xuyên - người phụ trách du kích xã Nam Hồng và bắn chết ngay tại chỗ. Chúng đã nhét xác cụ Xuyên xuống cửa địa đạo rồi đốt nhà cụ Dộc. Ngày nay, bên ngoài bức tường nhà cụ Dộc vẫn còn tấm bia đá ghi dòng chữ: "Nơi đây, đồng chí Trần Xuyên, Chính trị viên thôn - đội du kích đã hy sinh sau gần 1 ngày cùng đồng đội đánh trả 1 tiểu đoàn địch vây càn".

Khung cảnh đầu tiên hiện ra khi xuống bên dưới địa đạo là một đoạn tường được xây bằng gạch, trần uốn cong kiểu mái vòm. Theo cụ Dộc, đó là đoạn địa đạo nguyên bản còn sót lại, được xây từ hơn 70 năm trước. Đi tiếp sẽ thấy một đoạn địa đạo khác, hiện được chính quyền và cơ quan chức năng đặt những tấm bê tông cốt thép lớn ở hai bên và trên đỉnh với mục đích chống sập.

{keywords}
Căn nhà nơi có địa đạo trong nhà cụ Dộc hiện nay đang để không và đã xuống xấp.
{keywords}
Cửa địa đạo này là nơi hy sinh của các chiến sỹ và một tiểu đoàn địch.
{keywords}
Địa đạo này rất ít người đến nên rất ẩm thấp.
{keywords}
Nhiều thanh sắt bị han.
{keywords}
9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, quân dân Nam Hồng đã đánh 308 trận, diệt 354 tên địch, làm bị thương 153 tên, 135 tên phải quy hàng.
{keywords}
Trong địa đạo thi thoảng lại có một ngách nhỏ cho bộ đội, quân du kích ta nép vào đây để mai phục, trường hợp quân địch phát hiện và xuống được địa đạo sẽ bất ngờ lao ra, khống chế.

Ngoài địa đạo, làng kháng chiến Nam Hồng cũng chỉ còn lại một ít dấu tích như một số đoạn hào, lũy chiến đấu, vọng gác, hòm thư bí mật… Nhưng ngay cả hào chiến đấu, lũy chiến đấu cũng đang bị ảnh hưởng bởi thiên nhiên, và nếu không được giới thiệu, cũng không thể hình dung ra nơi này đã ghi dấu một thời chiến đấu oai hùng chống thực dân Pháp của nhân dân Nam Hồng.

Năm 1978, một đoạn địa đạo được tôn tạo để phục vụ diễn tập của Bộ Quốc phòng. Năm 2000, Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), UBND thành phố Hà Nội đầu tư 1,2 tỷ đồng khôi phục 200m địa đạo, 100m giao thông hào, hầm bí mật, bàn chông, cạm bẫy, cổng làng, hộp thư… Tuy vậy, việc đầu tư chỉ mang tính khôi phục tượng trưng, chưa xứng tầm nên một số hạng mục do chưa hoàn thiện, chưa được đầu tư đúng mức, đang xuống cấp nghiêm trọng, bị ẩm thấp, đọng nước khi mưa to.

Đặc biệt, các hạng mục chưa có hệ thống thoát nước, thông gió, hệ thống chiếu sáng… thậm chí đoạn địa đạo mới tôn tạo dài 200m cũng không tránh khỏi tình trạng trên. Đoạn hào và lũy chiến đấu được tôn tạo mới, cùng một số hệ thống chông, hầm bí mật chưa đảm bảo về kỹ thuật và mỹ thuật… Địa đạo này mới chỉ do UBND xã Nam Hồng đảm trách, chưa có ban quản lý, chưa có cơ chế rõ ràng nên việc quản lý gặp nhiều khó khăn.

Năm 2010, TP Hà Nội đầu tư trên 70 tỷ đồng nâng cấp tuyến đường vào địa đạo và 200 triệu đồng đầu tư nâng cấp, khôi phục di tích giai đoạn 2. Theo đó, địa đạo Nam Hồng sẽ phục hồi gần 1km, giải tỏa một số hộ gia đình nằm trên di tích để phục vụ công tác bảo tồn, phát triển du lịch và giáo dục truyền thống với số tiền lên tới hàng trăm tỷ đồng.

Tuy nhiên, đến nay, các cơ quan Nhà nước vẫn chưa có một quyết định cuối cùng để đầu tư, tu bổ tiếp cho địa đạo Nam Hồng.

UBND xã Nam Hồng đã chủ trương quy hoạch khu vực bãi đỗ xe, khu vực tham quan, nhà đón khách.

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, xã Nam Hồng là nơi thường xuyên hứng chịu những đợt càn quét của địch theo chiến thuật Vết dầu loang. Với 250 lần địch càn vào làng; 461 người chết, trên 346 tấn thóc bị cướp và đốt; 2.047 ngôi nhà bị cướp và cháy…cả làng ngày ấy chỉ toàn cảnh đổ nát, một màu đen của tro tàn. Cũng chính từ tội ác man rợ của giặc, phong trào chống Pháp của du kích và nhân dân xã Nam Hồng phát triển mạnh, rào làng đắp lũy, đào hầm chiến đấu, hầm bí mật, hố chông, cạm bẫy…

Ban đầu, khi giặc Pháp chiếm đóng ở Nam Hồng, du kích và nhân dân trong làng mới biết đào hầm tránh giặc và hệ thống các đường hào để tránh máy bay, đạn cối. Khi làng có nhiều hầm, người ta mới đào thông các hầm với nhau tạo thành hệ thống hầm ngầm dưới đất, vừa tiện đi lại, vừa đảm bảo bí mật. Hầm nằm sâu dưới mặt đất hơn 1m để bom nổ bên trên cũng không sập được. Chiều cao hầm 60 – 80cm, rộng khoảng 50cm. Nắp xuống địa đào được đào bí mật dưới gầm giường, bờ ao, bờ lũy.

Đến cuối năm 1947 đầu năm 1948, hệ thống địa đạo Nam Hồng dần được cơ bản hoàn thành, gồm 1 trục chính và các nhánh phụ chạy từ đầu làng đến cuối làng, nối liền từ nhà này sang nhà khác như một chiếc xương cá. Địa đạo này được đào ở làng Tằng My và làng Đông Đồ. Ngoài địa đạo, nhân dân và du kích Nam Hồng còn đào một hệ thống hào rộng bao quanh, lũy tre dày, ụ tác chiến.

Bảo Khánh 

Agribank dành hơn 100 tỷ đồng hỗ trợ người khó khăn nhân dịp xuân Giáp Thìn

Nhân dịp xuân Giáp Thìn 2024, với mong muốn mọi người, mọi nhà được đón Tết an vui, đầm ấm, Agribank dành hơn 100 tỷ đồng hỗ trợ người nghèo, gia đình chính sách trên cả nước.

Chơi hụi online, 3 chị em gái mất tiền tỷ, còn bị thách 'kiện tưng bừng đi'

Với hình thức huy động góp phường (hụi) online trên mạng xã hội, hàng chục người ở Nghệ An bị chủ phường tuyên bố không có khả năng trả nợ, trong đó trường hợp đặc biệt là một gia đình có 3 chị em cùng tham gia.

Người đàn ông miền Tây hơn 10 năm vận động trồng cây thuốc chữa bệnh miễn phí

Hơn 10 năm nay, lương y Phạm Văn Hiểm miệt mài 'đi từng ngõ, gõ từng nhà', vận động bà con trồng cây thuốc nam, chữa bệnh miễn phí cho bệnh nhân nghèo.

Người mẹ kể lại thời khắc bố bạo hành con gái rạn xương vai

Khi bố đang hát với bạn, cháu bé cứ đòi mẹ mở sang tivi để xem. Thấy vậy, người mẹ mang con ra ngoài đánh thì xảy ra sự việc bố bạo hành con gái rạn xương vai.

Những buổi ‘hẹn cùng thanh xuân’ dành riêng người cao tuổi

Chương trình truyền hình thực tế “Có hẹn cùng thanh xuân”, do Vinamilk Sure Prevent Gold và VTV tổ chức, sắp lên sóng VTV3 ngày 22/10, gửi gắm thông điệp tuổi tác chỉ ở con số, thanh xuân mãi trong tim mỗi người đến người cao tuổi.

Đà Nẵng: Mang 'Ba Na Hills xuống phố'

Công ty CPDV Cáp treo Bà Nà vừa đưa vào vận hành Nhà hàng Little Ba Na Hills - một không gian thư giãn, trải nghiệm mới mẻ và mang đậm dấu ấn của miền tiên cảnh Sun World Ba Na Hills.

Áo đấu và huy chương giải chạy VPIM 2023 ‘đốn tim’ cộng đồng runner

Ban Tổ chức giải chạy VPIM 2023 vừa công bố hình ảnh áo đấu và huy chương VPIM 2023 trên fanpage, thu hút sự chú ý đặc biệt của cộng đồng runner.

Hơn 1 triệu ly sữa tiếp tục đồng hành cùng trẻ nhỏ đón năm học mới

Ngay trong những ngày đầu năm học mới 2023-2024, hơn 1 triệu hộp sữa Vinamilk từ Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam đã được trao đến hơn 11.000 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại các trường mầm non, mái ấm, trung tâm bảo trợ trên cả nước.

Khám phá thiên đường ẩm thực Bà Nà Hills

Nếu bỏ qua cơ hội thưởng thức những món ngon quên lối về khi đến Bà Nà Hills, bạn đã bỏ lỡ một trải nghiệm độc đáo và đáng nhớ bậc nhất trong chuyến du hí tại thành phố bên sông Hàn.

Hơn 1 triệu ly sữa đón học sinh vùng khó đến trường

Vào năm học mới 2023-2024 sắp tới đây, hàng chục ngàn em nhỏ tại nhiều điểm trường học, trung tâm bảo trợ trẻ em sẽ tiếp tục nhận sữa từ Vinamilk và Quỹ Sữa Vươn cao Việt Nam, hoàn thành cam kết trao tặng 1,5 triệu hộp sữa trong năm nay.

Đang cập nhật dữ liệu !