Bé trai 5 tuổi bị bóp cổ, bạo hành dã man: Mẹ kế nếu bị tâm thần thì... thôi?

Sự việc cháu bé 5 tuổi bị bạo hành dã man ở xã An Bình (tỉnh Bình Dương) gây phẫn nộ, dư luận đang đặt câu hỏi xử lý thế nào đối với người phụ nữ gây ra sự việc do có thông tin người này bị bệnh tâm thần?

Sáng 28/5, trên mạng xã hội xuất hiện một đoạn clip ghi lại cảnh người phụ nữ liên tục dùng tay, chân đánh vào cơ thể, bóp cổ bé trai gây phẫn nộ. Cơ quan chức năng đang xác minh, làm rõ vụ việc để xử lý.

Theo tìm hiểu, được biết sự việc xảy ra ở xã An Bình, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương. Lãnh đạo xã cho biết người bạo hành bé trai là bà T.L (mẹ kế của bé), người phụ nữ này bị tâm thần, cán bộ xã sẽ kết hợp với gia đình đưa bà T.L đi giám định lại để có hướng xử lý tiếp theo.

{keywords}
Hình ảnh người phụ nữ đánh đập bé trai gây phẫn nộ.

Mẹ kế bị tâm thần có thoát án?

Trao đổi với phóng viên về hành vi bạo hành trẻ em nói chung và sự việc này nói riêng, luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng Văn phòng luật sư Tinh Thông Luật cho hay: Điều 37 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”.

Tuy nhiên, trên thực tế, tình trạng xâm hại, ngược đãi trẻ em vẫn liên tiếp diễn ra, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể chất, tinh thần của trẻ em. 

Clip cháu bé 5 tuổi bị mẹ kế bạo hành dã man ở xã An Bình (huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương) khiến người tiếp cận clip bàng hoàng, yêu cầu xử lý thích đáng người phụ nữ độc ác, vô nhân tính.

Tuy nhiên,với tình tiết người gây ra hành vi là mẹ kế bị bệnh tâm thần thì xử lý thế nào?

Luật sư Diệp Năng Bình phân tích: Theo Điều 11 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì một trong những trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính bao gồm người thực hiện hành vi không có năng lực trách nhiệm hành chính - là người thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

Người tâm thần có những hành vi vi phạm pháp luật gây tổn hại đến tài sản, sức khỏe, tính mạng của người khác là một hiện tượng hết sức nguy hiểm cho xã hội.

Về hình sự, pháp luật hiện hành có cũng quy định: người thực hiện hành vi thực sự nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Để xử lý trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, cơ quan tố tụng cần phải xác định được năng lực trách nhiệm hình sự của người đó. Trường hợp tại thời điểm thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, người thực hiện hành vi không có năng lực trách nhiệm hình sự thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Thứ hai, theo quy định của pháp luật hiện hành, đối với những người tâm thần phạm tội, họ có khả năng bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp có kết luận của hội đồng giám định y khoa kết luận chỉ bị hạn chế năng lực hành vi thì vẫn có thể bị truy cứu.

Trong trường hợp Hội đồng y khoa cấp có thẩm quyền kết luận giám định họ bị mất năng lực hành vi thì họ sẽ được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tuy nhiên, về trách nhiệm dân sự, người tâm thần (thông qua người đại diện hợp pháp) vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại về dân sự cho gia đình các nạn nhân.

{keywords}
Luật sư Diệp Năng Bình.

Trẻ bị bạo hành - người đứng đầu chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm

Gần đây có nhiều trường hợp trẻ em bị chính cha mẹ ruột, cha dượng mẹ kế bạo hành dã man, hết sức đau lòng khiến dư luận phẫn nộ. Từ sự việc cháu bé 5 tuổi bị mẹ kế bạo hành dã man ngay trong gia đình mình vừa xảy ra ở Bình Dương, độc giả đặt vấn đề: Làm thế nào để trẻ em được bảo đảm an toàn trong chính ngôi nhà của mình?

Theo luật sư Bình, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực trẻ em trong chính gia đình mình, trước hết phải kể đến nhận thức của cộng đồng về vấn đề bảo vệ trẻ em chưa đầy đủ và phần nào còn bị xem nhẹ.

Quan niệm của người lớn về giáo dục trẻ bằng roi chính là mắt xích gây ra những sự việc này. Lối suy nghĩ “thương cho roi cho vọt”, “con hư thì phải dạy” đã ăn sâu khiến người ta coi chuyện đánh đập, đối xử hung bạo với con trẻ là bình thường.

Sự thiếu hiểu biết và lạm quyền của người lớn đã gây tổn hại cho trẻ nhỏ. Cần tập trung vào việc giáo dục, nâng cao ý thức và kỹ năng phòng, chống xâm hại trẻ em không chỉ với chính các em mà còn phải với người lớn.

Hơn nữa, hiện chưa có quy định về việc yêu cầu chữa bệnh bắt buộc đối với người bị bệnh tâm thần trong trường hợp chưa có hành vi nguy hiểm cho xã hội.

Vì vậy, phần lớn bệnh nhân có dấu hiệu bị bệnh tâm thần thì thường vẫn đang sinh hoạt tự do, không có người quản lý, ngoại trừ gia đình.

Nếu trong trường hợp gia đình không phát hiện hoặc ngăn chặn kịp thời trường hợp người tâm thần phát bệnh và có những hành vi vi phạm pháp luật, từ đó rất dễ dẫn đến những vụ việc đau lòng. Đây cũng chính là hành vi tiềm ẩn gây ra nguy hiểm cao độ cho xã hội.

Thực trạng bức xúc đặt ra câu hỏi lớn: “Vai trò của các cơ quan chức năng, các tổ chức xã hội đang ở đâu? Họ cần phải làm gì để bảo vệ trẻ em tránh khỏi những sự ngược đãi thương tâm?” Việt Nam là nước đầu tiên của châu Á và là nước thứ 2 trên thế giới tham gia phê chuẩn Công ước của Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em vào năm 1990.

Luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được năm 1991; Luật Trẻ em năm 2016, Bộ Luật Hình sự, Bộ Luật Dân sự, Bộ Luật Lao động, Luật Phòng chống bạo lực gia đình và hàng trăm văn bản dưới luật quy định về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, đoàn thể trong việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em. Có thể khẳng định không thiếu văn bản pháp luật bảo vệ quyền trẻ em, kể cả biện pháp chế tài hình sự lẫn hành chính. Cùng với đó, Nhà nước còn giao trách nhiệm bảo vệ trẻ em cho 15 tổ chức có chức năng bảo vệ quyền lợi trẻ em, từ cấp Trung ương đến tận xã/phường, từ cơ quan nhà nước đến đoàn thể, tổ chức xã hội. Tuy nhiên, vấn đề là công tác kiểm tra, giám sát thực thi các quy định pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em ở nhiều nơi còn chưa tốt, thiếu đồng bộ.

Chỉ thị số 23/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em nêu rõ: Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra tình trạng trẻ em tử vong do tai nạn thương tích, vi phạm nghiêm trọng quyền trẻ em, bạo lực, xâm hại tình dục, trẻ em lang thang kiếm sống trên địa bàn hoặc không hỗ trợ, can thiệp, xử lý kịp thời các vụ việc vi phạm quyền trẻ em…

Điều 27 của Nghị định 144/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em quy định: Phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng đối với các hành xâm phạm thân thể, gây tổn hại về sức khỏe đối với trẻ em. Mức phạt này cũng được áp dụng đối với hành vi dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em làm trẻ em tổn thương, đau đớn về thể xác, tinh thần.
Về hình sự, tùy tính chất của từng sự việc, người có hành vi ngược đãi, bạo hành trẻ em có thể sẽ bị xử lý theo các tội dưới đây.
“Tội cố ý gây thương tích” theo Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015: Người cố ý thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng đối với người dưới 16 tuổi thì sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
“Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình” theo Điều 185 Bộ luật Hình sự năm 2015: Nếu ông bà, cha mẹ có hành vi thường xuyên làm cho con, cháu (dưới 16 tuổi) bị đau đớn về thể xác, tinh thần; đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn vi phạm thì sẽ bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.
 “Tội hành hạ người khác” theo Điều 140 Bộ luật Hình sự năm 2015: Nếu không thuộc trường hợp của “Tội ngược đãi” tại Điều 185, người có hành vi đối xử tàn ác hoặc làm nhục trẻ em thì sẽ bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm. Các mức phạt nêu trên chỉ có tính chất tham khảo, mức phạt thực tế đối với từng sự việc bạo hành trẻ em còn phụ thuộc vào tính chất, mức độ vi phạm.
Phẫn nộ nhân thân người mẹ bóp cổ, đạp, tát dã man bé 5 tuổi

Phẫn nộ nhân thân người mẹ bóp cổ, đạp, tát dã man bé 5 tuổi

Cơ quan chức năng xác định, người đàn bà đánh bé trai vô cùng dã man trong clip là mẹ kế của nạn nhân...

Tân Trường (ghi)

Agribank dành hơn 100 tỷ đồng hỗ trợ người khó khăn nhân dịp xuân Giáp Thìn

Nhân dịp xuân Giáp Thìn 2024, với mong muốn mọi người, mọi nhà được đón Tết an vui, đầm ấm, Agribank dành hơn 100 tỷ đồng hỗ trợ người nghèo, gia đình chính sách trên cả nước.

Chơi hụi online, 3 chị em gái mất tiền tỷ, còn bị thách 'kiện tưng bừng đi'

Với hình thức huy động góp phường (hụi) online trên mạng xã hội, hàng chục người ở Nghệ An bị chủ phường tuyên bố không có khả năng trả nợ, trong đó trường hợp đặc biệt là một gia đình có 3 chị em cùng tham gia.

Người đàn ông miền Tây hơn 10 năm vận động trồng cây thuốc chữa bệnh miễn phí

Hơn 10 năm nay, lương y Phạm Văn Hiểm miệt mài 'đi từng ngõ, gõ từng nhà', vận động bà con trồng cây thuốc nam, chữa bệnh miễn phí cho bệnh nhân nghèo.

Người mẹ kể lại thời khắc bố bạo hành con gái rạn xương vai

Khi bố đang hát với bạn, cháu bé cứ đòi mẹ mở sang tivi để xem. Thấy vậy, người mẹ mang con ra ngoài đánh thì xảy ra sự việc bố bạo hành con gái rạn xương vai.

Những buổi ‘hẹn cùng thanh xuân’ dành riêng người cao tuổi

Chương trình truyền hình thực tế “Có hẹn cùng thanh xuân”, do Vinamilk Sure Prevent Gold và VTV tổ chức, sắp lên sóng VTV3 ngày 22/10, gửi gắm thông điệp tuổi tác chỉ ở con số, thanh xuân mãi trong tim mỗi người đến người cao tuổi.

Đà Nẵng: Mang 'Ba Na Hills xuống phố'

Công ty CPDV Cáp treo Bà Nà vừa đưa vào vận hành Nhà hàng Little Ba Na Hills - một không gian thư giãn, trải nghiệm mới mẻ và mang đậm dấu ấn của miền tiên cảnh Sun World Ba Na Hills.

Áo đấu và huy chương giải chạy VPIM 2023 ‘đốn tim’ cộng đồng runner

Ban Tổ chức giải chạy VPIM 2023 vừa công bố hình ảnh áo đấu và huy chương VPIM 2023 trên fanpage, thu hút sự chú ý đặc biệt của cộng đồng runner.

Hơn 1 triệu ly sữa tiếp tục đồng hành cùng trẻ nhỏ đón năm học mới

Ngay trong những ngày đầu năm học mới 2023-2024, hơn 1 triệu hộp sữa Vinamilk từ Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam đã được trao đến hơn 11.000 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại các trường mầm non, mái ấm, trung tâm bảo trợ trên cả nước.

Khám phá thiên đường ẩm thực Bà Nà Hills

Nếu bỏ qua cơ hội thưởng thức những món ngon quên lối về khi đến Bà Nà Hills, bạn đã bỏ lỡ một trải nghiệm độc đáo và đáng nhớ bậc nhất trong chuyến du hí tại thành phố bên sông Hàn.

Hơn 1 triệu ly sữa đón học sinh vùng khó đến trường

Vào năm học mới 2023-2024 sắp tới đây, hàng chục ngàn em nhỏ tại nhiều điểm trường học, trung tâm bảo trợ trẻ em sẽ tiếp tục nhận sữa từ Vinamilk và Quỹ Sữa Vươn cao Việt Nam, hoàn thành cam kết trao tặng 1,5 triệu hộp sữa trong năm nay.

Đang cập nhật dữ liệu !