Đắk Lắk: Chính quyền bất lực nhìn "cát tặc" lộng hành trên sông Krông Ana

Những năm qua, tình trạng khai thác cát trái phép vẫn diễn ra trên sông Krông Ana (xã Cư Kty và Khuê Ngọc Điền, huyện Krông Bông, Đắk Lắk). Hệ lụy của việc này khiến hàng chục km bờ sông bị sạt lở, nhiều hộ dân mất đất sản xuất.

Sông “nuốt” đất vì cát tặc

Theo phản ánh của nhiều hộ dân tại xã Cư Kty và Khuê Ngọc Điền, trong những năm gần đây, vì tình trạng khai thác cát trái phép diễn ra ồ ạt nên bờ sông Krông Ana chảy qua hai xã này bị sạt lở rất nghiêm trọng. Cứ mỗi năm, lòng sông lại “nuốt” một ít đất sản xuất của bà con.

Đến nay, sông đã rộng hơn trước nhiều, có đoạn sạt lở hơn 30m, bờ sông dựng đứng như vách núi, có nơi sâu gần tới 10m.

Đắk Lắk: Chính quyền bất lực nhìn

Tình trạng bờ sông bị sạt lở nghiêm trọng tại xã Cư Kty.

Người dân địa phương cho rằng, nguyên nhân gây ra sạt lở, khiến họ mất đất chính là do “cát tặc”. Bởi lẽ, ngày trước sông hiền hòa, những mùa mưa lũ, nước lớn đến mấy cũng đã có vành đai sông và hai hàng cây um tùm bên bờ làm bình phong che chắn. Thế nhưng, từ khi hàng loạt tàu khai thác cát xuất hiện, cũng là khi lòng sông sâu xuống, cây trên bờ trụi lụi và đất liên tục sạt lở.

Trao đổi với PV, ông N.V.D (SN 1962, xã Cư Kty) cho biết: “Vì “cát tặc” mà lòng sông càng ngày càng lấn sâu vào đất sản xuất của bà con. Mùa nước cạn thì tàu cát ít, còn mùa nước lớn thì tàu cát chạy như bươm bướm bay. Trong các buổi tiếp xúc cử tri, chúng tôi đã phản ánh với chính quyền địa phương nhưng tình trạng trên vẫn tiếp tục tiếp diễn”.

Cũng theo ông D, nhiều lần bà con kéo nhau ra canh chừng tàu khai thác cát. Nếu thấy dân, “cát tặc” lại cho tàu hút cát giữa lòng sông nhưng khi dân đi rồi thì họ lại lái tàu vào sát bờ để cắm ống và hút cát.

“Chúng tôi có biết bao nhiêu việc phải làm, không thể đứng canh suốt ngày được. Hơn thế, nếu canh ban ngày thì họ lại đi hút vào ban đêm. Rút cuộc, chúng tôi đành bất lực, để họ muốn làm gì thì làm, ai mất đất thì người đó chịu”, ông D bất bình.

Việc khai thác cát, kéo theo hệ lụy sạt lở đất sản xuất khiến không ít hộ dân phải lâm vào cảnh khốn khổ. Đơn cử như trường hợp của anh D.V.L (SN 1986, xã Cư Kty). Anh L cho biết, khi lập gia đình riêng, anh được cha mẹ chia cho 2 sào đất thuộc cánh đồng số 8 (thôn 2, cùng xã Cư Kty) để trồng mía. Thế nhưng, từ năm 2014 số đất trên của anh đã bị sông “nuốt” sạch.

Đắk Lắk: Chính quyền bất lực nhìn

Thuyền khai thác và những “núi cát” khổng lồ được tập trung ven bờ sông Krông Ana (xã Cư Kty).

Anh L chia sẻ: “Từ ngày mất đất, vợ chồng tôi chỉ biết làm thuê làm mướn khắp nơi để kiếm tiền trang trải cuộc sống. Mất của, ai cũng xót nhưng chúng tôi chẳng biết kiện ai, bắt ai chịu trách nhiệm”.

Người dân cho biết thêm, nhiều khi gần đến mùa thu hoạch, từng đám mía trên đồng bị sạt xuống sông. Xót của, nhiều hộ đã bất chấp nguy hiểm, lội xuống dòng nước sâu để vớt nông sản.

Thế nhưng, “cát tặc” không nương tay, cứ nhằm vào những chỗ sạt lở nhiều để hút vì…chỗ sạt lở càng nặng thì càng có nhiều cát. Đến nay, hơn 10km bờ sông Krông Ana chạy qua xã Cư Kty đều bị sạt lở nghiêm trọng.

Xã chỉ biết báo cáo

Theo quan sát thực tế tại hiện trường của PV, trên sông Krông Ana (thuộc địa bàn 2 xã Cư Kty và Khuê Ngọc Điền) có rất nhiều điểm sạt lở. Bên cạnh đó, có hai chiếc thuyền hút cát và khai thác gỗ đang ngang nhiên hoạt động. Điều đáng nói, họ khai thác ngay trên những điểm sạt lở nặng, đã lấn sâu vào đất sản xuất của bà con.

Đắk Lắk: Chính quyền bất lực nhìn

Tại những điểm sạt lở nghiêm trọng thuyền khai thác cát vẫn ngang nhiên hoạt động.

Ông Trần Văn Minh, Chủ tịch xã Cư Kty cho biết, UBND tỉnh Đắk Lắk đã có chỉ đạo cấm khai thác cát ở những điểm sạt lở. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có một số cá nhân, cơ sở vì lợi ích riêng mà lén khai thác cát trái phép, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân.

Cũng theo ông Minh, hiện tại trên địa bàn xã có Hợp tác xã (HTX) khai thác cát Đoàn Kết hoạt động với quy mô lớn nhưng chưa được cấp phép. Các xã viên trong HTX Đoàn Kết chủ yếu là người dân bên xã Khuê Ngọc Điền (cùng huyện Krông Bông).

“Do thẩm quyền của địa phương còn hạn chế nên xã không thể xử lý dứt điểm tình trạng khai thác cát trái phép. Về phần những hộ dân bị mất đất do sạt lở, chính quyền địa phương không có vốn để hỗ trợ nên đã báo cáo lên cấp trên để xin ý kiến chỉ đạo”, ông Minh trao đổi.

Cũng với vấn đề sạt lở do khai thác cát trên địa bàn, ông Lê Hùng Phi, Chủ tịch xã Khuê Ngọc Điền chia sẻ, hiện tại, suốt 11km dọc bờ sông Krông Ana, đoạn qua xã này đã sạt lở nghiêm trọng.

Lo ngại việc khai thác cát ồ ạt dẫn tới nhiều hệ lụy như phá hoại môi trường sinh thái, làm thay đổi dòng chảy của sông, làm cạn các túi nước và mạch nước ngầm nên UBND xã Khuê Ngọc Điền đã báo cáo lên cấp trên để xin ý kiến chỉ đạo, có biện pháp mạnh mẽ với “cát tặc”.

Đắk Lắk: Chính quyền bất lực nhìn

Một bãi cát lớn được hút lên từ sông Krông Ana chưa kịp bán

Ông Phi cho biết: “Phía xã mong muốn được cấp trên quan tâm, chỉ đạo và phối hợp để xử lý dứt điểm tình trạng khai thác cát trái phép. Hiện tại, xã cũng đã cử cán bộ đi rà soát, thống kê lại những hộ bị mất đất sản xuất để báo cáo với huyện”.

Trần Nhân – Sông Cài

3 con gái lấy chồng xa, mẹ nuôi đàn gà chỉ mong con cháu về nghỉ lễ

Mới sớm, mẹ đã gọi điện hỏi xem dịp lễ này con có về quê ngoại. Chưa kịp trả lời đã thấy mẹ sụt sùi, giọng nghẹn lại, con cũng cứ thế nước mắt tuôn rơi.

Nữ DJ miền Tây mặc áo dài chơi nhạc gây sốt, kể góc khuất "sống về đêm"

DJ Tina Thảo thường được chú ý bởi hình ảnh mặc áo dài, áo bà ba trong những buổi diễn sôi động. Cô gái gốc Cà Mau cho biết đây là cách cô tạo dấu ấn riêng, bất chấp những tranh cãi.

Câu nói xót xa của cô gái sau hành trình thoát khỏi kẻ buôn người

Hầu hết các nạn nhân của mua bán người, sau khi được giải cứu, đều khá ổn về mặt tâm lý trong vòng 1-3 tháng đầu. Nhưng sau khoảng thời gian này, một số vấn đề ở họ bắt đầu nảy sinh.

Nữ tiến sĩ kể chuyện bị quấy rối và cách vượt lên nỗi đau, giúp người cùng cảnh

Bà Hồng bị quấy rối từ rất sớm. Trong hầu hết những tình huống bị quấy rối, chỉ có một mình bà đối diện với kẻ thực hiện hành vi.

Cao Thái Hà tuổi 34 vui sống độc thân, yêu hết mình nhưng thích tự do

Đi qua nhiều thăng trầm, Cao Thái Hà tận hưởng cuộc sống tích cực, lạc quan. Nữ diễn viên thích yêu nhưng không đặt giới hạn tuổi tác cho việc kết hôn.

Cú liều lúc nửa đêm cứu chàng trai Sơn La khỏi 'sào huyệt' của kẻ buôn người

H. được rủ sang Campuchia làm công việc nhẹ nhàng, lương tháng 10-15 triệu đồng. Nhưng chỉ vài ngày sau khi nhận việc, H. nhận ra mình đang ở trong ''sào huyệt'' của những kẻ buôn người.

Sếp nhìn chòng chọc vào người tôi, rồi chê bai ‘giống chân giò quá vậy’

Có những lần sếp nói những câu làm tôi chỉ muốn òa khóc. Sếp nhìn chòng chọc vào người tôi, rồi chê bai “sao giống chân giò quá vậy?”.

Bất ngờ bị tố quấy rối tình dục, nam giám đốc viết thư 'tuyên bố trong sạch'

Luật sư Trần Xuân Tiền chia sẻ, trong quá trình hành nghề, ông từng được biết và nghe về các vụ QRTD mà chính bản thân người quấy rối không cho rằng mình đang quấy rối người khác, đến khi bị tố cáo mới ngớ người.

Cảnh độc đáo ở nơi thờ nữ tình báo đầu tiên của chính sử Việt Nam

Có tuổi đời hàng trăm năm, rặng duối khổng lồ sừng sững bao quanh nơi thờ nữ tình báo đầu tiên của chính sử Việt Nam.

Diễn viên Midu công khai ảnh cưới, hé lộ thời gian diễn ra hôn lễ

Đám cưới của nữ diễn viên Midu và bạn trai doanh nhân kín tiếng sẽ chính thức diễn ra vào ngày 29/6.

Đang cập nhật dữ liệu !