Đại tá về hưu mang nhà thế chấp lấy tiền kéo điện cho dân nghèo

Đến xã Bình Sa, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, hỏi về ông Lê Xuân Đây (88 tuổi) sẽ nghe nhiều câu chuyện thiết thực mà ông đã làm cho quê hương. Mỗi khi nhắc đến ông, người dân nơi đây luôn dành cho vị đại tá một tình cảm đặc biệt.

Năm 1989, ông Đây về hưu với quân hàm Đại tá, rồi tiếp tục tham gia công tác tại Hội Cựu chiến binh huyện Thăng Bình, với chức vụ Phó Chủ tịch hội suốt 14 năm liền. Tuổi trẻ cống hiến cho đất nước, đến ngày trở về Bình Sa, vị Đại tá vẫn đau đáu muốn góp một phần công sức cho quê hương.

Thời ấy, Bình Sa còn nghèo khó, chưa có điện thắp sáng. Ai cũng muốn có điện song huy động mua dây truyền tải để kéo điện về thì không thể, bởi cuộc sống người dân còn bộn bề khó khăn.

Ông Đây được người dân Bình Sa yêu quý vì nhiều việc làm thiết thực cho quê hương. (Ảnh: S.T)

Bà Trương Thị Tiền (52 tuổi) nhớ lại, bà làm dâu về xã Bình Sa vào những năm 1986. Lúc ấy, ở đây thiếu thốn đủ thứ, nông dân chưa thể sản xuất được vì không có điện. “Khi đó điện lưới mới chỉ kéo đến xã Bình Triều, giáp ranh với xã Bình Sa. Muốn có điện về xã mỗi hộ phải nộp hơn 300 ngàn đồng nhưng số tiền đó quả thật rất lớn…”, bà Tiền kể.

Biết được khó khăn của bà con, năm 1996, ông Đây đứng ra thế chấp ngôi nhà của mình vay ngân hàng 25 triệu đồng để kéo điện. Thế là đầu năm 1997, xã Bình Sa có điện, người dân bắt đầu sản xuất, trẻ con học hành dưới ánh điện sáng trong niềm vui khó tả.

“Điện về giống như một cuộc cách mạng, đã làm thay đổi hoàn toàn Bình Sa, người dân nơi đây ai cũng biết ơn ông Đây. Số tiền ông dùng kéo điện người dân góp từng đợt, mỗi lần một ít để giúp ông trả nợ ngân hàng. Về sau, thấy bà con cực khổ quá, ông cho luôn số tiền đó, lấy tiền lương hưu của mình để trả nợ…”, bà Tiền tiết lộ.

“Số tiền đó mới đầu tôi cho người dân mượn nhưng thấy cuộc sống của họ cực khổ quá, nhà nghèo còn phải lo chạy vạy từng bữa cơm thì lấy đâu tiền trả mình. Nghĩ vậy nên tôi cho luôn…”, ông Đây tâm sự.

Kéo điện về cho dân, đó không phải là việc duy nhất ông Đây làm cho quê hương mình. Nhiều gia đình cựu chiến binh, thân nhân liệt sĩ, người già neo đơn… gặp hoàn cảnh khó khăn ông đều giúp đỡ.

Căn nhà cấp 4 mà ông Đây từng thế chấp để kéo điện về cho Bình Sa. (Ảnh: S.T)

Đơn cử như vợ chồng ông Huỳnh Mãi (tổ 2, xã Bình Sa), già cả lại ở trong căn nhà xập xệ, ông Đây đã vận động, hỗ trợ tiền để xây lại căn nhà mới. Khi ông Mãi mất, không có tiền lo hậu sự, ông Đây cũng chung tay ủng hộ, đồng thời vận động bà con góp sức lo hậu sự.

Các hội viên hội Cựu chiến binh nghèo trong xã khi xây dựng nhà đều được ông hỗ trợ mỗi người một tấn xi măng. Mùa hè, thấy trẻ nhỏ trường mẫu giáo học hành nóng nực, ông lại góp tiền mua quạt, bàn ghế cho các cháu. Mỗi năm, ông còn hỗ trợ tiền cho Hội khuyến học xã để mua xe đạp, sách vở, bút viết… ủng hộ học sinh nghèo vượt khó.

Bà Huỳnh Thị Hai - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Bình Sa cho hay, từ khi về hưu, ông Đây liên tục đóng góp cho xã trong công cuộc đổi mới quê hương. Điển hình phải nói đến việc ông thế chấp nhà để kéo điện, làm đường cho người dân. “Chuyện đó như cổ tích giữa đời thường. Hàng năm, ông Đây còn trích lương hưu để hỗ trợ người nghèo và giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn không nơi nương tựa. Ở đây, người dân ai cũng quý mến và yêu thương ông…”, bà Hai chia sẻ về vị Đại tá già với đầy lòng cảm kích.

Hồ Ca

Người giàu nhất Sài Gòn xưa, giai thoại thuê nhân công phơi tiền cho khỏi mốc

Trong thời kỳ cực thịnh, gia đình Huyện Sỹ nắm trong tay toàn bộ vùng đất trù phú ở Gò Công, Long An, Tiền Giang kéo dài đến tận biên giới Campuchia.

Ngôi làng tỷ phú ở Vĩnh Phúc, người dân 'hái ra tiền' xây lâu đài nhờ một nghề

Tại xã Vân Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc có một ngôi làng nhỏ nhưng biệt thự mọc lên như nấm. Người dân quanh đây gọi nơi này là làng tỷ phú.

Ý kiến trái chiều về đề xuất người dưới 18 tuổi đi xe máy điện phải có bằng lái

Đại diện Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia đề nghị bổ sung quy định người từ 16 đến dưới 18 tuổi đi xe máy điện, xe máy dưới 50 phân khối (50cc) phải có bằng lái nhưng nhiều ý kiến không đồng tình.

Lưu Hương Giang đẹp tựa nàng thơ, Ninh Dương Lan Ngọc thơ thẩn vẫn xinh

Lưu Hương Giang được khen thăng hạng nhan sắc, quyến rũ hơn kể từ sau khi chia tay Hồ Hoài Anh.

Chuyện khó tin trong căn biệt thự bỏ hoang ở Vĩnh Phúc

Được xây dựng cách đây gần 20 năm, căn biệt thự trên thị trấn Tam Đảo, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc vẫn đang bị bỏ hoang.

Cô bé bán vé số thành bà chủ chục quán bún bò, giúp đỡ người khốn khó

Nhớ thời khốn khó, bà chủ hàng chục quán bún bò ở TP.HCM sẵn sàng bao bọc những hoàn cảnh khó khăn.

Chuyện 'cô lái đò' bí ẩn nguyện chết thay nhà thơ Nguyễn Bính 58 năm trước

‘Cô lái đò’ - người chưa một lần lấy tiền qua sông của nhà thơ Nguyễn Bính - năm nay 78 tuổi, hiện sống ở tỉnh Hà Nam.

Anh em ruột ở Nghệ An cưới hỏi cùng ngày, bà nội bất ngờ đón 2 cháu cùng lúc

Không chỉ làm đám cưới, đám hỏi cùng một ngày, cặp anh em ruột ở Nghệ An còn đón con đầu lòng cũng cùng một ngày. Đây là sự trùng hợp hiếm có, nhân đôi niềm vui cho gia đình.

Ở một đêm nhà bạn gái, nghe được câu chuyện, tôi tự nhủ phải cưới bằng được em

Chỉ một đêm ngủ lại nhà bạn gái, nghe được cuộc nói chuyện giữa bố mẹ cô ấy, tôi cảm thấy xúc động, nước mắt cứ thế trào ra.

Huy Khánh run vì cảnh nóng với bạn diễn kém 21 tuổi, phủ nhận đổ vỡ hôn nhân

Huy Khánh nói run khi được giao đóng cảnh nóng với diễn viên gọi mình là 'chú'. Anh từng tránh nhiều cảnh nhạy cảm vì muốn giữ hình ảnh với gia đình.

Đang cập nhật dữ liệu !