Đà Nẵng: Trung tâm hành chính, bảo tàng… làm “biến dạng” di tích Thành Điện Hải!

Đó là nhận xét của GS.TS Trương Quốc Bình, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia tại hội thảo khoa học “Giải pháp bảo tồn, tôn tạo, phục hồi và phát huy giá trị di tích Thành Điện Hải” do Sở Văn hóa – Thể thao Đà Nẵng tổ chức sáng 15/12.

Lần đầu tổ chức hội thảo khoa học về phục hồi di tích Thành Điện Hải

Theo Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao Đà Nẵng Huỳnh Văn Hùng, Thành Điện Hải là di tích hiếm hoi còn lại từ buổi đầu chống thực dân Pháp xâm lược nước ta giữa thế kỷ XIX, là biểu tượng về lòng yêu nước, đức hy sinh của người dân Đà Nẵng. Tiếc rằng trong suốt thời gian dài, di tích này đã bị xâm hại nặng nề, xuống cấp nghiêm trọng.

Hội thảo khoa học “Giải pháp bảo tồn, tôn tạo, phục hồi và phát huy giá trị di tích Thành Điện Hải” do Sở Văn hóa – Thể thao Đà Nẵng tổ chức sáng 15/12 (Ảnh: HC)

Thấy được giá trị lịch sử to lớn của di tích Thành Điện Hải đối với lịch sử dân tộc, UBND TP Đà Nẵng đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể và giao cho ngành văn hóa quản lý, bảo vệ, nghiên cứu các giải pháp bảo tồn, phục hồi, tôn tạo nhằm phát huy giá trị của di tích trong việc giáo dục truyền thống yêu nước, nghiên cứu khoa học, phục vụ khách tham quan, du lịch trong và ngoài  nước.

Hội thảo “Giải pháp bảo tồn, tôn tạo, phục hồi và phát huy giá trị di tích Thành Điện Hải” là để tiếp thu, thu thập ý kiến các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa, mỹ thuật, nghệ thuật, khảo cổ học, các nhà hoạt động trên các lĩnh vực khác có liên quan cũng như các cấp lãnh đạo địa phương, các chuyên gia,.. cho việc triển khai, xúc tiến các hạng mục bảo tồn, phục hồi và tôn tạo di tích Thành Điện Hải. Đây cũng là lần đầu tiên một hội thảo khoa học về vấn đề này được tổ chức.

Tại hội thảo, GS.TS Trương Quốc Bình, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia chỉ rõ, theo hồ sơ xếp hạng di tích, Thành Điện Hải có 2 khu vực bảo vệ. Khu vực 1 là toàn bộ phần bên trong, được bao bọc bởi bờ tường phía trong Thành Điện Hải. Khu vực 2 là hệ thống hào rãnh và phần đất xung quanh, cách chân tường thành 65m.

Bảo tàng lại vi phạm nặng nhất đến tính toàn vẹn của di tích

“Tuy vậy ngày nay có thể thấy rõ hàng loạt công trình đã và đang xây dựng vào bờ hào, chân thành và tường Thành Điện Hải, làm thay đổi tình trạng vốn có của nó. Những năm gần đây có 28 hộ dân đã lấn sâu, làm nhà ở chống lấn làm thay đổi cơ bản cảnh quan lịch sử của di tích!” - GS.TS Trương Quốc Bình cho hay.

Trong đó, ông nhấn mạnh việc phía Tây thành bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì nhiều nhà dân cơi nới, xây dựng chồng lấn lên tường thành và phần hào bao xung quanh. Nhiều ngôi nhà dùng chính phần tường thành làm móng nhà kiên cố. Khu vực phía Đông, Nam và Bắc Thành Điện Hải bị các tòa nhà kiên cố thuộc sở hữu nhà nước vi phạm khoảng cách bảo vệ 65m thuộc khu vực 2 của di tích.

Bảo tàng Đà Nẵng (nhà có kính xanh)vi phạm đến tính toàn vẹn của di tích Thành Điện Hải (Ảnh: HC)

Các công trình của nhà nước GS.TS Trương Quốc Bình điểm danh vi phạm khoảng cách bảo vệ khu vực 2 của di tích Thành Điện Hải gồm tòa nhà Công viên phần mềm, tòa nhà Trung tâm Hành chính TP và Trung tâm TDTT người cao tuổi. Trong đó, tòa nhà Công viên phần mềm và Trung tâm TDTT người cao tuổi  nằm sát liền bờ hào của di tích Thành Điện Hải.

“Cần thẳng thắn thừa nhận một thực tế là chính trụ sở Bảo tàng Đà Nẵng, một công trình kiên cố cao tầng với kiến trúc hiện đại nằm ngay trong khu vực bảo vệ 1 tại khuôn viên Thành Điện Hải (hoàn thành năm 2011 với tổng số tiền đầu tư lên tới 45 tỉ đồng) lại vi phạm nặng nhất đến tính toàn vẹn của di tích!” - GS.TS Trương Quốc Bình nêu rõ.

Trung tâm hành chính TP khiến cảnh quan di tích biến dạng nghiêm trọng!

Được biết, trước mâu thuẫn giữa bảo tồn di sản và nhu cầu dân sinh, năm 2013, UBND TP Đà Nẵng có chủ trương chỉ tháo dỡ các phần cơi nới trái phép nhưng không giải tỏa dân. Đồng thời giao Sở VH-TT-DL (nay là Sở Văn hóa - Thể thao) phối hợp với Sở Xây dựng lập quy hoạch điều chỉnh ranh giới di tích Thành Điện Hải.

Trong đó, GS.TS Trương Quốc Bình tỏ ra rất bức xúc với việc nội dung quy hoạch điều chỉnh ranh giới di tích Thành Điện Hải do Sở VH-TT-DL và Sở Xây dựng Đà Nẵng trước đây lập lại thu hẹp khoảng cách bảo vệ khu vực 2 của di tích Thành Điện Hải từ 65m về còn… 2m, nghĩa là chỉ giải tỏa 2m quanh chân thành để làm đường dân sinh ngăn cách thành với khu dân cư và các công trình nhà nước.

Ngày 22/6/2015, Sở VH-TT-DL Đà Nẵng đã có công văn gửi Sở TN-MT đề nghị xem xét, ký xác nhận hồ sơ gửi Bộ VH-TT-DL xin thỏa thuận phê duyệt điều chỉnh khoanh vùng bảo vệ khu vực 1 và 2 của di tích Thành Điện Hải. Tuy nhiên, Sở TN-MT có công văn phúc đáp không thể ký xác nhận vào bản đồ khoanh vùng bảo vệ. Nguyên do là thủ tục thu hồi đất và vấn đề nhà cửa, đất đai của các hộ dân ở phía Tây Thành Điện Hải vẫn chưa được UBND TP Đà Nẵng xem xét, quyết định.

Trung tâm hành chính TP Đà Nẵngkhiến cảnh quan di tích Thành Điện Hải bị biến dạng nghiêm trọng! (Ảnh: HC)

“Vì vậy đến  nay Sở Văn hóa - Thể thao Đà Nẵng vẫn chưa thể gửi biên bản và bản đồ khoanh vùng khu vực bảo vệ di tích để Bộ VH-TT-DL xem xét điều chỉnh. Trong khi việc điều chỉnh khoanh vùng bảo vệ chưa hoàn thành thì người dân vẫn tiếp tục xây dựng nhà cửa quanh khu vực, gây ảnh hưởng đến tường thành. Bên cạnh đó, một số công trình xây dựng khác của nhà nước, đặc biệt là Trung tâm hành chính TP đồ sộ, kiên cố ở sát kề khiến cảnh quan di tích bị biến dạng nghiêm trọng!” - GS.TS Trương Quốc Bình nhấn mạnh.

Sẽ di dời Bảo tàng Đà Nẵng ra khỏi thành Điện Hải

Theo ông Huỳnh Văn Hùng, đầu năm 2017, lãnh đạo TP Đà Nẵng chủ trương giải tỏa, di dời 80 hộ dân sống xung quanh bờ tường phía Tây, dừng hẳn công trình xây dựng Trung tâm lưu trữ ở phía Bắc, và phê duyệt Luận chứng kinh tế - kỹ thuật trùng tu, tôn tạo và phục hồi Thành Điện Hải gồm 2 giai đoạn.

Giai đoạn 1 (2017 – 2019) giải phóng mặt bằng, di dời toàn bộ số hộ dân ra khỏi thành Điện Hải, tháo dỡ các yếu tố kiến trúc không nguyên gốc, phục hồi kè, hào như nguyên trạng, xây dựng công viên, cây xanh, bãi đỗ xe… tạo không gian đệm cho di tích.

Giai đoạn 2 (2019 – 2021) di dời Bảo tàng Đà Nẵng ra khỏi Thành Điện Hải và tiến hành tôn tạo, phục hồi các yếu tố gốc trong khu vực nội thành gồm những công trình đã có ở Thành trong lịch sử như nhà kho, kho thuốc súng, kỳ đài, vọng lâu… và nghiên cứu xây dựng không gian tưởng niệm các anh hùng, nghĩa sĩ đã hy sinh, xây dựng các khu phụ trợ phục vụ cho việc phát huy giá trị di tích.

Trước đó, như Báo điện tử Infonet đã đưa tin, ngày 6/12, tại kỳ họp thứ 6 HĐND TP Đà Nẵng khóa IX, Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao Huỳnh Văn Hùng đã thông báo: Chiều 5/12, Hội đồng Di văn văn hóa quốc gia gồm 25 giáo sư đầu ngành văn hóa – lịch sử đã bỏ phiếu 100%, thống nhất đề nghị Thủ tướng ra Quyết định công nhận Thành Điện Hải (Đà Nẵng) là Di tích văn hóa lịch sử cấp quốc gia đặc biệt.

“Nếu được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định công nhận thì đây sẽ là di sản văn hóa đầu tiên trên địa bàn TP Đà Nẵng được công nhận là Di sản văn hóa quốc gia đặc biệt.” – ông Huỳnh Văn Hùng nói.

HẢI CHÂU

Khán giả 'xoắn não' vì màn kết hợp mới của Hồng Diễm và Phương Oanh, Thu Quỳnh

Trong phim 'VFC ngoại truyện' sắp phát sóng, khán giả 'xoắn não' vì các nhân vật trong 'Quỳnh búp bê', 'Hương vị tình thân', 'Trạm cứu hộ trái tim' với Hồng Diễm, Phương Oanh, Thu Quỳnh cùng xuất hiện.

Nhận cuộc gọi từ quê, tôi bần thần nhớ ngoại, tiếc những ngày mải mê kiếm tiền

Mỗi lần về quê dịp 30/4, ngoại thường nấu cho mấy đứa cháu món canh cá lóc nấu chua chuẩn vị Nam bộ. Giờ hình ảnh ngoại lui cui trong chái bếp đã thành quá khứ.

Chuyện thoát 'cơn bĩ cực' nhờ được vay 100 triệu đồng của người bán rau

Chị bán rau ở chợ Văn Thánh (TP.HCM) chia sẻ, dù hợp đồng vay 100 triệu là 10 năm, nhưng sau 3-4 tháng đầu tư có thu nhập, chị sẽ cố gắng trả nợ trong 5 năm và xin ra khỏi hộ nghèo, nhường suất cho những người không may mắn khác.

3 con gái lấy chồng xa, mẹ nuôi đàn gà chỉ mong con cháu về nghỉ lễ

Mới sớm, mẹ đã gọi điện hỏi xem dịp lễ này con có về quê ngoại. Chưa kịp trả lời đã thấy mẹ sụt sùi, giọng nghẹn lại, con cũng cứ thế nước mắt tuôn rơi.

Nữ DJ miền Tây mặc áo dài chơi nhạc gây sốt, kể góc khuất "sống về đêm"

DJ Tina Thảo thường được chú ý bởi hình ảnh mặc áo dài, áo bà ba trong những buổi diễn sôi động. Cô gái gốc Cà Mau cho biết đây là cách cô tạo dấu ấn riêng, bất chấp những tranh cãi.

Câu nói xót xa của cô gái sau hành trình thoát khỏi kẻ buôn người

Hầu hết các nạn nhân của mua bán người, sau khi được giải cứu, đều khá ổn về mặt tâm lý trong vòng 1-3 tháng đầu. Nhưng sau khoảng thời gian này, một số vấn đề ở họ bắt đầu nảy sinh.

Nữ tiến sĩ kể chuyện bị quấy rối và cách vượt lên nỗi đau, giúp người cùng cảnh

Bà Hồng bị quấy rối từ rất sớm. Trong hầu hết những tình huống bị quấy rối, chỉ có một mình bà đối diện với kẻ thực hiện hành vi.

Cao Thái Hà tuổi 34 vui sống độc thân, yêu hết mình nhưng thích tự do

Đi qua nhiều thăng trầm, Cao Thái Hà tận hưởng cuộc sống tích cực, lạc quan. Nữ diễn viên thích yêu nhưng không đặt giới hạn tuổi tác cho việc kết hôn.

Cú liều lúc nửa đêm cứu chàng trai Sơn La khỏi 'sào huyệt' của kẻ buôn người

H. được rủ sang Campuchia làm công việc nhẹ nhàng, lương tháng 10-15 triệu đồng. Nhưng chỉ vài ngày sau khi nhận việc, H. nhận ra mình đang ở trong ''sào huyệt'' của những kẻ buôn người.

Sếp nhìn chòng chọc vào người tôi, rồi chê bai ‘giống chân giò quá vậy’

Có những lần sếp nói những câu làm tôi chỉ muốn òa khóc. Sếp nhìn chòng chọc vào người tôi, rồi chê bai “sao giống chân giò quá vậy?”.

Đang cập nhật dữ liệu !