Đà Nẵng: Đơn vị này cố khơi thông, đơn vị khác làm… bít cửa thoát nước!

Phát động người dân khơi thông cửa thu nước trên các tuyến đường để giảm thiểu ngập úng trong mùa mưa sắp đến, lãnh đạo phường Tân Chính phải kêu lên khi thấy ngay giữa các đơn vị nhà nước mà đơn vị này ra sức khơi thông, còn đơn vị khác làm cho bị bít lại!

Người dân “ra quân” nhưng không thể xử lý được!

Sáng 29/9, thực hiện Kế hoạch số 4186/QĐ-UBND (ngày 17/9) của UBND TP Đà Nẵng về ra quân xử lý thoát nước ngập úng để chuẩn bị đón mùa mưa bão, UBND phường Tân Chính (quận Thanh Khê) đã huy động các lực lượng quân, dân, chính tham gia "đả thông" các cửa thu nước trên các tuyến đường.

Người dân phường Tân Chính ra quân sáng Chủ nhật 29/9 để khơi thông các cửa thu nước trên đường Lê Duẩn (Ảnh: HC)

Mùa mưa năm ngoái 2018, tuyến đường Lê Duẩn - phố chuyên kinh doanh thời trang của TP Đà Nẵng - từng chịu những trận ngập lụt “lịch sử”. Năm nay, dù chưa bước vào cao điểm mùa mưa nhưng chỉ với trận mưa cỡ vừa cách đây vài ngày thì ở đây đã lại xuất hiện nhiều điểm ngập úng; thậm chí nước không thoát được nên tràn ngược vào các khu dân cư bên trong các kiệt hẻm.

Do vậy, sáng 19/9, UBND phường Tân Chính đã chọn tuyến đường Lê Duẩn ngang qua địa bàn phường làm thí điểm xử lý thoát nước ngập úng để từ đó tiếp tục nhân rộng ra các tuyến đường khác. Nhiều cửa thu nước hai bên đường từ ngã tư Lê Duẩn – Ông Ích Khiêm đến ngã tư Lê Duẩn – Hoàng Hoa Thám cơ bản được xử lý thông suốt.

Cửa thu nước trước kiệt231 Lê Duẩn (dẫn vào trường Mầm non Việt – Nhật)...

bị đổ bê tông lấp kín hoàn toàn!

Với cửa thu nước trước số 240 Lê Duẩn, mặc dù người dân cố sức xử lý nhưng vẫn không thông được!

Tuy nhiên, vẫn còn một số cửa thu nước bị bít, lấp mà người dân cũng như các lực lượng của địa phương không thể xử lý được. Đơn cử là hai cửa thu nước trước số nhà 240 Lê Duẩn và trước kiệt 231 Lê Duẩn (dẫn vào trường Mầm non Việt – Nhật). Vì vậy, ông Nguyễn Trọng Trinh, Phó Chủ tịch UBND phường Tân Chính phải liên hệ đơn vị chuyên nghiệp là Công ty Thoát nước và Xử lý nước thải (TN&XLNT) Đà Nẵng.

Sau khi nhận được phản ánh, Công ty TN&XLNT Đà Nẵng đã cử công nhân đến hiện trường. Họ cho biết, hiện hệ thống thoát nước ở Đà Nẵng là cống thoát chung giữa nước mưa và nước thải, vì vậy người dân thường dùng các vật dụng che chắn cửa thoát nước nhằm ngăn mùi hôi. Tình trạng này xảy ra chủ yếu ở hai quận Hải Châu và Thanh Khê, nhất là trên các tuyến đường kinh doanh sầm suất, gây ngập cục bộ ở khu vực trung tâm TP.

Hai công nhân Công ty TN&XLNT được cử tới hiện trường để hỗ trợ người dân phường Tân Chính "đả thông" các cửa thu nước

Họ chỉ rõ, các cửa thu nước trên tuyến đường Lê Duẩn đều được lắp đặt van ngăn mùi tự động đóng, mở. Bình thường van sẽ đóng nên mùi không thể bốc từ cống lên; còn khi mưa lớn, nhờ áp lực nước, van sẽ đẩy ra và nước chảy xuống.

Công nhân chuyên nghiệp cũng… bó tay!

Riêng với tuyến đường Lê Duẩn, khi đầu tư cải tạo, chỉnh trang để lập phố chuyên doanh thời trang, TP Đà Nẵng đã cho lắp đặt hệ thống van ngăn mùi tại các cửa thu nước. Thế nhưng một số đơn vị, doanh nghiệp và người dân vẫn cố tình che chắn, làm ảnh hưởng việc thoát nước. Và mặc dù được một đơn vị chuyên nghiệp cử đến xử lý nhưng với một số trường hợp thuộc dạng này thì các công nhân Công ty TN&XLNT Đà Nẵng phải… bó tay!

Đơn cử, trước kiệt 231 Lê Duẩn (dẫn vào trường Mầm non Việt – Nhật), trong khi tự ý đổ bê tông làm ram dốc trái quy định cho xe lên vỉa hè thì người ta cũng bít kín luôn miệng cửa thu nước, khiến cho cứ mỗi khi có mưa là khu vực này lại xuất hiện tình trạng nước ứ đọng, ngập úng kéo dài do không chảy xuống cống được.

Công nhân Công ty TN&XLNT Đà Nẵng chưa thể xử lý cửa thu nước trướckiệt 231 Lê Duẩn (dẫn vào trường Mầm non Việt – Nhật) ngay được vì lo ngại ảnh hưởng việc đi lại của người dân.

Sau khi xem xét hiện trạng, hai công nhân Công ty TN&XLNT Đà Nẵng thông báo chưa thể xử lý ngay. “Chỗ này nằm ngay trước đường kiệt, lại chưa biết họ đổ bê tông thế nào. Có khi muốn khơi thông cho nước trên mặt đường thoát được xuống cống thì phải đào đoạn vỉa hè này lên để móc cho hết bê tông.

Nhưng như vậy sẽ ảnh hưởng người dân ra vào kiệt, rồi phải được phép đào vỉa hè, nên phải khảo sát thật kỹ. Vì vậy bọn tôi phải về báo cáo lãnh đạo Công ty làm việc với chính quyền địa phương và bên giao thông công chính, được chấp thuận thì mới dám xử lý!” – Anh công nhân Đinh Công Hoàng nói.

Hè vừa rồi, công nhân cải tạo cửa hiệu này đem sơn vôi thừa đổ bít cửa thu nước trước nhà số 240 Lê Duẩn

Giờ người dân không thể xử lý được nên các công nhân Công ty TN&XLNT Đà Nẵng phải tới đào lên...

Tuy nhiên việc xử lý gặp rất nhiều khó khăn do rễ cây xanh đô thị trồng ngay bên cạnh đâm sang làm bít cửa thu nước

Tại cửa thu nước trước số nhà 240 Lê Duẩn, cách đây vài năm, PV Infonet từng phản ảnh tình trạng các cửa hàng, cửa hiệu quanh đó đem cả quần áo cũ nhét vào để ngăn mùi hôi. Hè vừa rồi, khi một cửa hiệu sửa chữa thì công nhân đem sơn vôi thừa đổ lấp đầy miệng cửa thu nước này, khiến khi có mưa vừa cách đây vài hôm, nước không chảy vào cống được nên úng lại, dâng lên mấp mé vỉa hè, thậm chí tràn vào các khu dân cư trong các kiệt hẻm quanh đó.

Phải mất đúng 1 tiếng đồng hồ, hai công nhân Công ty TN&XLNT Đà Nẵng mới xử lý sơ bộ được cửa thu nước này, cụ thể là chỉ đảm bảo cho nước không còn bị tắt nhưng cũng chỉ chảy được từ từ xuống cống chứ không thể thông suốt nhanh chóng. “Dân chuyên nghiệp như bọn tôi xử lý chỗ này còn toát mồ hôi thì làm sao bà con quanh đây khơi thông chỗ này cho được!” – Anh công nhân Đinh Công Hoàng nói.

Phải mất đúng 1 giờ đồng hồ, hai công nhân này mới xử lý được duy nhất 01 cửa thu nước trước số 240 Lê Duẩn...

lôi ra cả một đống đất, rác, rễ cây...

Đơn vị này ra sức khơi thông, đơn vị khác làm cho… bít lại!

Qua xử lý, anh cho biết tại vị trí trước số 240 Lê Duẩn không chỉ có đất, rác mà còn rất nhiều rễ của một cây xanh đô thị trồng ngay cạnh cửa thu nước. Chính rễ cây này đâm sang ngày càng nhiều đã làm đọng đất, rác trong cửa thu nước, lâu ngày làm bít luôn cửa thu này, không những khiến nước không thể thoát xuống cống mà việc xử lý cũng hết sức khó khăn, và không sao xử lý dứt điểm được, vì dù có lấy hết số rễ này thì sang năm rễ khác cũng mọc ra!

Anh Đinh Công Hoàng than thở: “Không hiểu sao khi cải tạo tuyến đường Lê Duẩn để làm phố chuyên doanh thời trang, người ta lại thiết kế trồng cây xanh ngay bên cạnh cửa thu nước như thế này. Mà không chỉ một chỗ này đâu, còn nhiều nơi khác cũng vậy. Rễ cây đâm vào bịt kín cửa thu nước thì có trời mà xử lý được, trừ khi nhổ cây đem trồng ở chỗ khác hợp lý hơn!”.

Người dân đổ nước "nghiệm thu" kết quả xử lý!

Chứng kiến tình trạng này, ông Nguyễn Trọng Trinh, Phó Chủ tịch UBND phường Tân Chính phải thốt lên: “Chưa nói tới người dân mà ngay giữa các đơn vị nhà nước, cứ không có sự phối hợp đồng bộ, đơn vị này ra sức khơi thông còn đơn vị khác làm cho bị bít lại thì không biết đến khi nào phố xá mới hết bị ngập úng cục bộ. Cống to, nạo vét sạch sẽ, nước trong cống ít nhưng đường vẫn bị ngập vì nước không chảy vào cống được là hết sức vô lý!”.

Trao đổi với PV Infonet, ông Mai Mã, Giám đốc Công ty TN&XLNT Đà Nẵng cho biết toàn TP hiện có trên 1.000km cống rãnh thoát nước với hơn 20.000 cửa thu nước. Năm 2018, Công ty nhận bàn giao 30 tuyến đường được nâng cấp và có hệ thống van ngăn mùi ở các cửa miệng cống thu nước. Các van này tự động đóng, mở; bình thường van sẽ đóng nên mùi không thể bốc từ cống lên; còn khi mưa lớn, nhờ áp lực nước, van sẽ đẩy ra và nước chảy xuống.

ÔngNguyễn Trọng Trinh, Phó Chủ tịch UBND phường Tân Chính bức xúc trước tình trạng đơn vị này cố sức khơi thông, đơn vị kia lại làm cho bít cửa thu nước!

“Về cơ bản, hệ thống van ngăn mùi đã giải quyết được mùi hôi, bảo đảm khả năng thoát nước tốt và chi phí vừa phải. Tuy nhiên tình trạng bất cập như phản ảnh trên đường Lê Duẩn cũng đang tồn tại ở nhiều nơi. Chúng tôi đang chuẩn bị báo cáo với Sở Xây dựng để có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan, đơn vị liên quan và chính quyền các địa phương trong việc quản lý, đảm bảo thoát nước trên địa bàn TP!” – Ông Mai Mã nói.

HẢI CHÂU
Từ khóa: Đà Nẵng Lê Duẩn thoát nước thời trang phố chuyên doanh mầm non Việt Nhật

Hưng Yên triển khai phần mềm thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho mẹ và bé

Bà mẹ và trẻ em dưới 5 tuổi tại Hưng Yên được tiếp cận ngân hàng thực đơn cân bằng dinh dưỡng đa dạng từ Ajinomoto Việt Nam với phần mềm thực đơn dinh dưỡng được Bộ Y tế phê duyệt.

400 học sinh Đồng Nai nhận học bổng ‘Cho em đến trường’

Quỹ học bổng “Cho em đến trường” đã trao 400 suất học bổng trị giá 540 triệu đồng cho những em có hoàn cảnh khó khăn, không ngừng phấn đấu vươn lên trong học tập.

Hồ Quỳnh Hương tiết lộ bạn trai hơn 2 tuổi, yêu mặn nồng nhưng chưa muốn cưới

Dịp trở lại âm nhạc với MV 'Cứ để cho em', ca sĩ Hồ Quỳnh Hương xác nhận đang yêu một người đàn ông hơn 2 tuổi.

Cô gái miền Tây đổi đời nhờ vịt con duyên dáng, bất ngờ nổi tiếng châu Á

Câu chuyện cô gái Vĩnh Long đổi đời nhờ vịt con nở ra từ quả trứng hỏng được chọn làm thành phim, công chiếu trên kênh Discovery Asia đang thu hút sự chú ý của nhiều người châu Á.

Gác bằng thạc sĩ, chàng trai Cần Thơ về quê làm nông dân kiếm 1 tỷ đồng/năm

Có 2 bằng đại học, 1 bằng thạc sĩ nhưng Dương Đình Tuyễn ở TP Cần Thơ vẫn quyết định về quê chăm sóc khu vườn của gia đình, nhờ vậy anh có doanh thu cả tỷ đồng/năm.

Cụ ông 80 tuổi qua đời, con cháu phát hiện 'kho tiền' được chôn dưới lòng đất

Sau khi qua đời, gia đình ông tình cờ phát hiện ra số tiền lớn nhưng khi đào lên thì tiền bị mốc, hỏng hơn một nửa.

Học lỏm nghề lạ, cậu bé mồ côi thành người giàu thứ 3 Sài Gòn xưa

Mồ côi cả cha lẫn mẹ, cậu thiếu niên 13 tuổi học lỏm được nghề lạ, từng bước thoát nghèo rồi trở thành bá hộ, độc chiếm vị trí thứ 3 trong số tứ đại phú hào Sài Gòn xưa.

Gia tộc xưa có trăm nhà mặt phố, căn phòng bí mật nuôi gia nhân chỉ để đếm tiền

Đầu óc nhạy bén, khéo léo sử dụng “quyền lực” trong tay, vị phú hào sở hữu khối gia sản khổng lồ khiến người Pháp phải ngạc nhiên.

Người giàu nhất Sài Gòn xưa, giai thoại thuê nhân công phơi tiền cho khỏi mốc

Trong thời kỳ cực thịnh, gia đình Huyện Sỹ nắm trong tay toàn bộ vùng đất trù phú ở Gò Công, Long An, Tiền Giang kéo dài đến tận biên giới Campuchia.

Ngôi làng tỷ phú ở Vĩnh Phúc, người dân 'hái ra tiền' xây lâu đài nhờ một nghề

Tại xã Vân Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc có một ngôi làng nhỏ nhưng biệt thự mọc lên như nấm. Người dân quanh đây gọi nơi này là làng tỷ phú.

Đang cập nhật dữ liệu !