Đà Nẵng: Đề nghị đặt tên đường hai giáo sĩ có công chế tác chữ Quốc ngữ

Ngày 4/10, Sở Văn hóa – Thể thao Đà Nẵng đã công bố dự thảo Đề án đặt, đổi tên một số đường và công trình công cộng trên địa bàn TP năm 2019 lấy ý kiến góp ý nhằm hoàn chỉnh đề án trước khi trình ra kỳ họp thứ 12 (cuối năm 2019) của HĐND TP Đà Nẵng khóa IX.

Theo dự thảo Đề án đặt, đổi tên đường và công trình công cộng trên địa bàn TP năm 2019, Đà Nẵng dự kiến đặt tên cho 137 tuyến đường (quận Cẩm Lệ 57 đường, Hải Châu 16 đường, Liên Chiểu 28 đường, Ngũ Hành Sơn 17 đường, Sơn Trà 10 đường, Thanh Khê 03 đường, Hòa Vang 06 đường); đặt tên cho 01 cây cầu; điều chỉnh và đăt tên mới cho 01 đường.

Giáo sĩ Alexandre De Rhodes (Pháp) được ghi nhận có công lớn trong việc chế tác ra chữ Quốc ngữ

Đáng chú ý, trong dự thảo Đề án lần này có đề nghị đặt tên đường cho 02 người nước ngoài có liên quan mật thiết đến quá trình hình thành và phát triển chữ Quốc ngữ của Việt Nam. Trong đó, người thứ nhất là Alexandre De Rhodes (1593 – 1660), một giáo sĩ xuất thân ở Avignon (miền Nam nước Pháp) trong một gia đình gốc Do Thái.

Năm 1624, ông được cử đến Đàng Trong (Việt Nam); đến năm 1627 ông cùng một giáo sĩ Bồ Đào Nha là Marquez đến Đàng Ngoài thực hiện truyền đạo. Năm 1630, ông bị trục xuất khỏi Đàng Ngoài và phải về dạy học tạ Áo Môn (căn cứ của Bồ Đào Nha ở Trung Quốc).

Năm 1640, Alexandre De Rhodes lại được cử vào Đàng Trong nhưng sau 7 tháng hoạt động thì bị chính quyền nhà Nguyễn trục xuất. Từ đó đến năm 1645, ông còn nhiều lần qua lại Đàng Ngoài, Đàng Trong rồi sau đó mới về Pháp.

Trong thời gian truyền đạo ở Việt Nam, ông và một số giáo sĩ người Bồ Đào Nha, người Ý… khác đã được Francisco de Pina (một giáo sĩ người Bồ Đào Nha, người đã biên soạn tài liệu về “Phương pháp Latinh hóa tiếng Việt” và cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt”) dạy cho tiếng Việt để phục vụ hoạt động truyền giáo.

Năm 1651, trên cơ sở thành tựu của Gaspar de Amaral, Cristophoro Borri, Antonio Barbosa… cùng với sự giúp đỡ có hiệu quả của các thầy giảng người Việt, Alexandre De Rhodes đã hoàn thành cuốn “Từ điền Annam – Bồ – Latinh”, đánh dấu sự ra đời của chữ Quốc ngữ theo mẫu tự Latinh.

“Có thể nói, cùng với Francisco de Pina, ông Alexandre De Rhodes là người có công lớn trong việc chế tác ra chữ Quốc ngữ. Sự ra đời của chữ Quốc ngữ đã đóng góp quan trọng vào nền văn hóa dân tộc sau này” - Dự thảo Đề án đặt, đổi tên đường và công trình công cộng trên địa bàn TP Đà Nẵng năm 2019 nhấn mạnh.

Theo đề án, tên của Alexandre De Rhodes được đề nghị đặt cho đoạn đường có điểm đầu là đường Francisco de Pina (tên đường dự kiến đặt đợt này), điểm cuối là đường 7,5m đang thi công. Đường có chiều dài 850m, rộng 10,5m, vỉa hè mỗi bên rộng 5m, mặt đường bằng bê tông nhựa.

Nhà thờ Thiên chúa giáo Anrê Phú Yên, thôn Thanh Chiêm 2, xã Điện Phương, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam - Nơi giáo sĩ Francisco de Pina đặt nền tảng đầu tiên cho chữ Quốc ngữ

Cùng được Đà Nẵng đề nghị đặt tên đường trong đợt này là giáo sĩ Francisco de Pina (1585 – 1625), sinh ra tại TP Guarda thuộc vùng Beira Alta của Bồ Đào Nha, đến Đàng Trong ngay sau Biến cố Cửa Hàn năm 1617. Ông đã học tiếng Việt và trở thành giáo sĩ đầu tiên giảng đạo cho tín đồ bản địa mà không cần phiên dịch. 

Francisco de Pina cũng đã dạy tiếng Việt cho một số giáo sĩ khác như Alexandre De Rhodes (Pháp), Antonio de Fonte (Bồ Đào Nha) hay Girolarmo Majorica (Ý)… mới được cử đến Thanh Chiêm (Điện Phương, Điện Bàn, Quảng Nam) vào cuối năm 1624.

Sau này, trong lời tựa cuốn “Từ điển Annam – Bồ – Latinh/Dictionarium Annamiticum Luistanum e Latinum” xuất bản năm 1651, Alexandre De Rhodes công khai thừa nhận vai trò số một của Francisco de Pina trong việc Latinh hóa tiếng Việt, khẳng định Francisco de Pina là “người thứ nhất trong chúng tôi rất am tường thứ tiếng này và cũng là người thứ nhất bắt đầu giảng thuyết bằng phương ngữ đó mà không dùng thông ngôn”.

Cũng chính tại Thanh Chiêm, Francisco de Pina đã biên soạn tài liệu về “Phương pháp Latinh hóa tiếng Việt” và cuốn ”Ngữ pháp tiếng Việt”, đã lập trường đào tạo phiên dịch tiếng Bồ Đào Nha, chủ yếu phục vụ hoạt động truyền giáo.

Ưu thế của ông so với các giáo sĩ Dòng Tên khác đương thời ở Đàng Trong là thành thạo tiếng Nhật, do vậy với sự trợ gúp có hiệu quả của một số giáo sĩ/giáo dân người Nhật ở Hội An, ông có thể tận dụng kinh nghiệm Latinh hóa tiếng Nhật hồi cuối thế kỷ XVI của chính các giáo sĩ Dòng Tên.

Theo dự thảo Đề án đặt, đổi tên đường và công trình công cộng trên địa bàn TP Đà Nẵng năm 2019, tên của Francisco de Pina được đề nghị đặt cho đoạn đường có điểm đầu là đường Alexandre De Rhodes (tên đường dự kiến đặt đợt này), điểm cuối là đường Nại Nam. Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 1.310m; bề rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m.

Cả hai đường được đề nghị đặt tên Alexandre De Rhodes và Francisco de Pina đều nằm ở khu Đông Nam Đài Tưởng niệm TP Đà Nẵng (thuộc địa bàn quận Hải Châu). Các ý kiến góp ý gửi đên mục “Góp ý dự thảo" website Sở Văn hóa – Thể thao Đà Nẵng (https://vhtt.danang.gov.vn) hoặc gửi đến Sở Văn hóa - Thể thao Đà Nẵng (Tầng 17, Trung tâm Hành chính TP Đà Nẵng, số 24 Trần Phú) trước ngày 30/10/2019.
Hải Châu
Từ khóa: Đà Nẵng chữ Quốc ngữ Alexandre De Rhodes Francisco de Pina Quảng Nam giáo sĩ Bồ Đào Nha

400 học sinh Đồng Nai nhận học bổng ‘Cho em đến trường’

Quỹ học bổng “Cho em đến trường” đã trao 400 suất học bổng trị giá 540 triệu đồng cho những em có hoàn cảnh khó khăn, không ngừng phấn đấu vươn lên trong học tập.

Hồ Quỳnh Hương tiết lộ bạn trai hơn 2 tuổi, yêu mặn nồng nhưng chưa muốn cưới

Dịp trở lại âm nhạc với MV 'Cứ để cho em', ca sĩ Hồ Quỳnh Hương xác nhận đang yêu một người đàn ông hơn 2 tuổi.

Cô gái miền Tây đổi đời nhờ vịt con duyên dáng, bất ngờ nổi tiếng châu Á

Câu chuyện cô gái Vĩnh Long đổi đời nhờ vịt con nở ra từ quả trứng hỏng được chọn làm thành phim, công chiếu trên kênh Discovery Asia đang thu hút sự chú ý của nhiều người châu Á.

Gác bằng thạc sĩ, chàng trai Cần Thơ về quê làm nông dân kiếm 1 tỷ đồng/năm

Có 2 bằng đại học, 1 bằng thạc sĩ nhưng Dương Đình Tuyễn ở TP Cần Thơ vẫn quyết định về quê chăm sóc khu vườn của gia đình, nhờ vậy anh có doanh thu cả tỷ đồng/năm.

Cụ ông 80 tuổi qua đời, con cháu phát hiện 'kho tiền' được chôn dưới lòng đất

Sau khi qua đời, gia đình ông tình cờ phát hiện ra số tiền lớn nhưng khi đào lên thì tiền bị mốc, hỏng hơn một nửa.

Học lỏm nghề lạ, cậu bé mồ côi thành người giàu thứ 3 Sài Gòn xưa

Mồ côi cả cha lẫn mẹ, cậu thiếu niên 13 tuổi học lỏm được nghề lạ, từng bước thoát nghèo rồi trở thành bá hộ, độc chiếm vị trí thứ 3 trong số tứ đại phú hào Sài Gòn xưa.

Gia tộc xưa có trăm nhà mặt phố, căn phòng bí mật nuôi gia nhân chỉ để đếm tiền

Đầu óc nhạy bén, khéo léo sử dụng “quyền lực” trong tay, vị phú hào sở hữu khối gia sản khổng lồ khiến người Pháp phải ngạc nhiên.

Người giàu nhất Sài Gòn xưa, giai thoại thuê nhân công phơi tiền cho khỏi mốc

Trong thời kỳ cực thịnh, gia đình Huyện Sỹ nắm trong tay toàn bộ vùng đất trù phú ở Gò Công, Long An, Tiền Giang kéo dài đến tận biên giới Campuchia.

Ngôi làng tỷ phú ở Vĩnh Phúc, người dân 'hái ra tiền' xây lâu đài nhờ một nghề

Tại xã Vân Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc có một ngôi làng nhỏ nhưng biệt thự mọc lên như nấm. Người dân quanh đây gọi nơi này là làng tỷ phú.

Ý kiến trái chiều về đề xuất người dưới 18 tuổi đi xe máy điện phải có bằng lái

Đại diện Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia đề nghị bổ sung quy định người từ 16 đến dưới 18 tuổi đi xe máy điện, xe máy dưới 50 phân khối (50cc) phải có bằng lái nhưng nhiều ý kiến không đồng tình.

Đang cập nhật dữ liệu !