Đà Nẵng ban hành quy định mới về quản lý, bảo vệ tài nguyên nước

Quy định về quản lý, bảo vệ tài nguyên nước trên địa bàn TP Đà Nẵng có hiệu lực từ ngày 15/7 sẽ cụ thể hóa trách nhiệm quản lý tài nguyên nước đối với các của các sở, ban, ngành và tổ chức, cá nhân có liên quan.

Ngày 13/7, Sở TN-MT Đà Nẵng cho hay, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ vừa ký Quyết định 20/2020/QĐ-UBND ban hành Quy định về quản lý, bảo vệ tài nguyên nước trên địa bàn TP Đà Nẵng.

Theo đó, Quyết định 20/2020/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng được ban hành ngày 6/7 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/7 nhằm điều chỉnh các hoạt động về quản lý, bảo vệ, cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước và hành nghề khoan nước dưới đất, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên địa bàn TP Đà Nẵng.

{keywords}
Đà Nẵng sẽ siết chặt việc khai thác nước dưới đất. (Ảnh: HC)

Bà Đặng Nguyễn Thục Anh, Phó Trưởng phòng Khoáng sản và Tài nguyên nước (Sở TN-MT Đà Nẵng) cho hay, nội dung cơ bản của Quy định quản lý, bảo vệ tài nguyên nước trên địa bàn TP Đà Nẵng (ban hành theo Quyết định 20/2020/QĐ-UBND) được kết cấu gồm 6 chương và 15 điều.

Bà Đặng Nguyễn Thục Anh cũng nêu rõ, tại quy định ban hành lần này đã cụ thể hóa trách nhiệm quản lý tài nguyên nước đối với các của các sở, ban, ngành và tổ chức, cá nhân có liên quan. Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sinh sống, hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước phải bảo đảm các yêu cầu theo quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định số 43/2015/NĐ-CP.

Tổ chức, cá nhân có giếng khoan khai thác nước dưới đất cho hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ với quy mô không vượt quá 10m3/ngày đêm; khai thác nước dưới đất cho sinh hoạt của hộ gia đình; cho các hoạt động văn hóa, tôn giáo, nghiên cứu khoa học nằm trong khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất và có chiều sâu giếng khoan lớn hơn 20m phải thực hiện việc đăng ký khai thác nước dưới đất.

UBND cấp xã được giao thẩm quyền đăng ký khai thác nước dưới đất cho các tổ chức, cá nhân có giếng khoan khai thác nước dưới đất cho mục đích kinh doanh, dịch vụ với quy mô không vượt quá 10 m3/ngày đêm; giếng khoan khai thác nước dưới đất cho sinh hoạt của hộ gia đình, cho các hoạt động văn hóa, tôn giáo, nghiên cứu khoa học nằm trong các khu vực quy định phải đăng ký khai thác nước dưới đất và có chiều sâu lớn hơn 20 m thuộc địa bàn quản lý.

UBND cấp huyện tổ chức đăng ký cho các tổ chức, cá nhân có giếng khoan khai thác nước dưới đất cho hoạt động sản xuất và các trường hợp khác theo quy định thuộc địa bàn quản lý với quy mô không vượt quá 10 m3/ngày đêm nằm trong các khu vực quy định phải đăng ký khai thác nước dưới đất và có chiều sâu lớn hơn 20 m.

Đồng thời, UBND cấp huyện nơi có công trình khai thác nước phục vụ cho mục đích cấp nước sinh hoạt cũng được giao trách nhiệm lập kế hoạch kiểm tra, giám sát các hoạt động trong vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt trên địa bàn, gửi Sở TN-MT tổng hợp, báo cáo UBND TP xem xét, phê duyệt.

“Đặc biệt, TP sẽ tiến đến siết chặt, hạn chế cấp phép khai thác nước dưới đất sau năm 2021 khi Sở TN-MT hoàn thành việc khoanh định, công bố danh mục, bản đồ phân vùng hạn chế khai thác nước dưới đất và lập phương án tổ chức thực hiện việc hạn chế khai thác trên địa bàn TP!” – Bà Đặng Nguyễn Thục Anh nhấn mạnh.

Quy định quản lý, bảo vệ tài nguyên nước trên địa bàn TP Đà Nẵng ban hành theo Quyết định 20/2020/QĐ-UBND (ngày 6/7) của Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng sẽ thay thế Quyết định 40/2014/QĐ-UBND (ngày 13/11/2014) của UBND TP Đà Nẵng quy định về quản lý, hoạt động tài nguyên nước trên địa bàn TP và Quyết định 20/2016/QĐ-UBND (ngày 13/6/2016) của UBND TP Đà Nẵng về sửa đổi khoản 2, Điều 8 quy định về quản lý hoạt động tài nguyên nước trên địa bàn TP ban hành kèm theo Quyết định 40/2014/QĐ-UBND của UBND TP Đà Nẵng.

Hải Châu

Ngôi làng tỷ phú ở Vĩnh Phúc, người dân 'hái ra tiền' xây lâu đài nhờ một nghề

Tại xã Vân Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc có một ngôi làng nhỏ nhưng biệt thự mọc lên như nấm. Người dân quanh đây gọi nơi này là làng tỷ phú.

Ý kiến trái chiều về đề xuất người dưới 18 tuổi đi xe máy điện phải có bằng lái

Đại diện Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia đề nghị bổ sung quy định người từ 16 đến dưới 18 tuổi đi xe máy điện, xe máy dưới 50 phân khối (50cc) phải có bằng lái nhưng nhiều ý kiến không đồng tình.

Lưu Hương Giang đẹp tựa nàng thơ, Ninh Dương Lan Ngọc thơ thẩn vẫn xinh

Lưu Hương Giang được khen thăng hạng nhan sắc, quyến rũ hơn kể từ sau khi chia tay Hồ Hoài Anh.

Chuyện khó tin trong căn biệt thự bỏ hoang ở Vĩnh Phúc

Được xây dựng cách đây gần 20 năm, căn biệt thự trên thị trấn Tam Đảo, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc vẫn đang bị bỏ hoang.

Cô bé bán vé số thành bà chủ chục quán bún bò, giúp đỡ người khốn khó

Nhớ thời khốn khó, bà chủ hàng chục quán bún bò ở TP.HCM sẵn sàng bao bọc những hoàn cảnh khó khăn.

Chuyện 'cô lái đò' bí ẩn nguyện chết thay nhà thơ Nguyễn Bính 58 năm trước

‘Cô lái đò’ - người chưa một lần lấy tiền qua sông của nhà thơ Nguyễn Bính - năm nay 78 tuổi, hiện sống ở tỉnh Hà Nam.

Anh em ruột ở Nghệ An cưới hỏi cùng ngày, bà nội bất ngờ đón 2 cháu cùng lúc

Không chỉ làm đám cưới, đám hỏi cùng một ngày, cặp anh em ruột ở Nghệ An còn đón con đầu lòng cũng cùng một ngày. Đây là sự trùng hợp hiếm có, nhân đôi niềm vui cho gia đình.

Ở một đêm nhà bạn gái, nghe được câu chuyện, tôi tự nhủ phải cưới bằng được em

Chỉ một đêm ngủ lại nhà bạn gái, nghe được cuộc nói chuyện giữa bố mẹ cô ấy, tôi cảm thấy xúc động, nước mắt cứ thế trào ra.

Huy Khánh run vì cảnh nóng với bạn diễn kém 21 tuổi, phủ nhận đổ vỡ hôn nhân

Huy Khánh nói run khi được giao đóng cảnh nóng với diễn viên gọi mình là 'chú'. Anh từng tránh nhiều cảnh nhạy cảm vì muốn giữ hình ảnh với gia đình.

Mòn mỏi chờ đất tái định cư, người dân 'mắc kẹt' trong những căn nhà chờ sập

Do thiếu đất tái định cư, hơn chục năm nay, nhiều hộ dân tại thôn Quan Nam 2, xã Hoà Liên (huyện Hoà Vang) phải sống trong cảnh khổ sở, lo lắng vì nhà cửa nứt toác, xuống cấp trầm trọng.

Đang cập nhật dữ liệu !