Đà Nẵng: 4,6 tỉ đồng xây cầu đi bộ vượt đường Điện Biên Phủ trước Công viên 29/3

Ngày 30/8, Sở KH-ĐT Đà Nẵng cho hay, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng vừa có Quyết định số 3731/QĐ-UBND (ngày 22/8/2019) phê duyệt kết quả đấu thầu gói thầu 2.9: “Xây dựng cầu đi bộ vượt đường Điện Biên Phủ trước Công viên 29/3” với giá trúng thầu hơn 4,6 tỉ đồng.

Cây cầu cấp thiết thì chậm triển khai…

Theo đó, gói thầu “Xây dựng cầu đi bộ vượt đường Điện Biên Phủ trước Công viên 29/3” (gói thầu 2.9 thuộc dự án Phát triển bền vững TP Đà Nẵng) có giá 5.637.321.000 đồng (đã bao gồm thuế VAT và dự phòng phí 268.000.000 đồng) từ nguồn vốn vay Ngân hàng Thế giới (WB) của Dự án Phát triển bền vững TP Đà Nẵng.

Cầu đi bộ vượt đường Điện Biên Phủ trước Công viên 29/3 rất cấp thiết nhưng lại chậm được Đà Nẵng triển khai... (Ảnh: HC)

Qua đấu thầu cạnh tranh trong nước (NCB), Công ty Cổ phần Xây dựng Xuân Quang là đơn vị trúng thầu với mức giá 4.666.907.128 đồng (đã bao gồm thuế VAT và dự phòng phí 268.000.000 đồng). Tỷ lệ giảm giá 18,07%; thời gian thực hiện hợp đồng 6 tháng kể từ ngày ký hợp đồng.

Trước đó, như Infonet đã đưa tin, ngày 18/4/2019, UBND TP Đà Nẵng có văn bản 2471/UBND-SGTVT đồng ý chủ trương điều chỉnh tổ chức giao thông phía Đông hầm chui nút giao thông Điện Biên Phủ - Nguyễn Tri Phương. Theo đó, UBND TP Đà Nẵng yêu cầu BQL Các dự án cơ sở hạ tầng ưu tiên TP Đà Nẵng khẩn trương hoàn thành các thủ tục liên quan để sớm tổ chức xây dựng cầu đi bộ tại vị trí trước cổng Công viên 29/3 trên đường Điện Biên Phủ.

Việc xây dựng cầu đi bộ này nhằm giải quyết nguy cơ xảy ra xung đột, va chạm giữa các phương tiện ra, vào hầm chui và người đi bộ băng qua đường Điện Biện Phủ. Cầu có quy mô vĩnh cửu với tải trọng thiết kế 0,4Mpa; tĩnh không 4,75m; bề rộng mặt cầu 3m; kết cấu dầm thép, vượt một nhịp (không bố trí trụ giữa) và bố trí bồn hoa hai bên thành cầu, nhưng không bố trí mái che.

Tuy rất cấp thiết và đã có nhiều ý kiến đề nghị của người dân từ khi hầm chui Điện Biên Phủ - Nguyễn Tri Phương đưa vào khai thác cuối năm 2017, nhưng cầu đi bộ vượt đường Điện Biên Phủ lại chậm được triển khai. Trong khi gần ngay đó, bên hông phía Đông Công viên 29/3, từ đầu năm 2018 TP Đà Nẵng đã triển khai xây dựng cầu đi bộ vượt đường Nguyễn Tri Phương. Và mặc dù xây dựng xong đã lâu,  nhưng hiện cây cầu này cũng vẫn chưa được đưa vào sử dụng mà không rõ lí do!

Cầu BRT xây xong cả năm lại bỏ không!

Theo tìm hiểu của Infonet, cầu đi bộ vượt đường Nguyễn Tri Phương nằm trong các hạng mục công trình hạ tầng phục vụ hệ thống xe buýt nhanh (BRT) cũng thuộc chương trình dự án Phát triển bền vững TP Đà Nẵng, và cũng được xây dựng từ nguồn vốn vay WB. Cầu được thiết kế 3 cầu thang, gồm 2 cầu thang lên xuống ở hai bên mép đường và 1 cầu thang lên xuống ngay giữa cầu, dẫn xuống dải phân cách cho hành khách đi tuyến xe buýt BRT...

Trong khi đó, cầu đi bộ vượt đường Nguyễn Tri Phương nằm ngay gần đó, dù đã xây dựng xong nhưng bỏ cả năm nay không sử dụng! (Ảnh: HC)

Theo tìm hiểu, trên cơ sở Hợp phần 2 dự án Phát triển bền vững TP Đà Nẵng, BQL Các dự án cơ sở hạ tầng ưu tiên đã triển khai dự án BRT với tổng vốn đầu tư 70,2 triệu USD. Theo đó, hệ thống BRT Đà Nẵng triển khai theo 3 tuyến, tuyến số 1 có điểm đầu từ KCN Hòa Khánh đến Trường Cao đẳng CNTT Hữu nghị Việt - Hàn dài 24,76km. Hai tuyến bổ trợ gồm tuyến BRT (R1) từ Công viên 29/3 đi Hội An và tuyến BRT (R2) từ sân bay quốc tế Đà Nẵng đi Bà Nà.

Cùng với việc xác lập hướng tuyến BRT, dự án còn triển khai các hạng mục về đầu tư hạ tầng, hệ thống bán vé điện tử, hệ thống giao thông thông minh (ITS), tín hiệu giao thông. Ngoài ra, dự án cũng có kế hoạch đầu tư mua sắm xe buýt gồm: 66 xe buýt tiêu chuẩn, trong đó có 36 xe BRT và 30 xe buýt thường...

Đáng chú ý, tại các kỳ họp HĐND TP Đà Nẵng, một số đại biểu từng có ý kiến không đồng tình triển khai hệ thống buýt nhanh BRT trên địa bàn TP.Đà Nẵng vì cho rằng không hiệu quả. Tuy nhiên, lãnh đạo TP Đà Nẵng vẫn quyết định triển khai thực hiện dự án này và viện dẫn một số nơi như Hà Nội cũng làm BRT.

BRT Hà Nội, TP.HCM giờ ra sao?

Trong khi đó, từ tháng 3/2018, trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Hoàng Hải, Giám đốc Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông đô thị (Sở GTVT Hà Nội) cho biết, tuyến BRT 01 Kim Mã - Yên Nghĩa chính thức đi vào hoạt động từ 31/12/2016, nhưng sau hơn 1 năm dự án có tổng mức đầu tư 53,6 triệu USD này không hiệu quả. Vì vậy, Hà Nội không triển khai tuyến BRT số 02 Kim Mã- Hòa Lạc như dự định (Tạp chí điện tử Nhà Đầu tư, ngày 6/3/2018).

Tại TP.HCM, việc triển khai dự án tuyến xe buýt nhanh (BRT) đầu tiên tại TP.HCM vẫn còn tranh cãi bởi nguy cơ đi vào "vết xe đổ" của tuyến BRT tại Hà Nội” (báo Người Lao Động ngày 18/10/2018). “UBND TP.HCM, Sở GTVT và chủ đầu tư chưa làm tuyến BRT số 1 vì sợ phải đi theo vết xe đổ của BRT Hà Nội” (Báo Đất Việt ngày 8/6/2019)…

“BRT là một trong ba hợp phần của Dự án Đầu tư phát triển giao thông đô thị Hà Nội được phê duyệt năm 2007 với tổng vốn đầu tư cả nghìn tỉ đồng, kỳ vọng sẽ giải bài toán ùn tắc giao thông. Tuy nhiên, từ khi vận hành (năm 2017), tuyến BRT đìu hiu, vắng khách, trong khi chiếm dụng hạ tầng giao thông lớn cho thấy, dự án không hiệu quả, lãng phí. Nhiều chuyên gia khẳng định, đây là một cái giá quá đắt cho một cuộc thử nghiệm thất bại đau đớn!” – Báo Lao động ngày 10/5/2019 viết.

HẢI CHÂU
Từ khóa: Đà Nẵng cầu đi bộ buýt nhanh BRT Hà Nội TP.HCM Điện Biên Phủ Ngân hàng Thế giới

3 con gái lấy chồng xa, mẹ nuôi đàn gà chỉ mong con cháu về nghỉ lễ

Mới sớm, mẹ đã gọi điện hỏi xem dịp lễ này con có về quê ngoại. Chưa kịp trả lời đã thấy mẹ sụt sùi, giọng nghẹn lại, con cũng cứ thế nước mắt tuôn rơi.

Nữ DJ miền Tây mặc áo dài chơi nhạc gây sốt, kể góc khuất "sống về đêm"

DJ Tina Thảo thường được chú ý bởi hình ảnh mặc áo dài, áo bà ba trong những buổi diễn sôi động. Cô gái gốc Cà Mau cho biết đây là cách cô tạo dấu ấn riêng, bất chấp những tranh cãi.

Câu nói xót xa của cô gái sau hành trình thoát khỏi kẻ buôn người

Hầu hết các nạn nhân của mua bán người, sau khi được giải cứu, đều khá ổn về mặt tâm lý trong vòng 1-3 tháng đầu. Nhưng sau khoảng thời gian này, một số vấn đề ở họ bắt đầu nảy sinh.

Nữ tiến sĩ kể chuyện bị quấy rối và cách vượt lên nỗi đau, giúp người cùng cảnh

Bà Hồng bị quấy rối từ rất sớm. Trong hầu hết những tình huống bị quấy rối, chỉ có một mình bà đối diện với kẻ thực hiện hành vi.

Cao Thái Hà tuổi 34 vui sống độc thân, yêu hết mình nhưng thích tự do

Đi qua nhiều thăng trầm, Cao Thái Hà tận hưởng cuộc sống tích cực, lạc quan. Nữ diễn viên thích yêu nhưng không đặt giới hạn tuổi tác cho việc kết hôn.

Cú liều lúc nửa đêm cứu chàng trai Sơn La khỏi 'sào huyệt' của kẻ buôn người

H. được rủ sang Campuchia làm công việc nhẹ nhàng, lương tháng 10-15 triệu đồng. Nhưng chỉ vài ngày sau khi nhận việc, H. nhận ra mình đang ở trong ''sào huyệt'' của những kẻ buôn người.

Sếp nhìn chòng chọc vào người tôi, rồi chê bai ‘giống chân giò quá vậy’

Có những lần sếp nói những câu làm tôi chỉ muốn òa khóc. Sếp nhìn chòng chọc vào người tôi, rồi chê bai “sao giống chân giò quá vậy?”.

Bất ngờ bị tố quấy rối tình dục, nam giám đốc viết thư 'tuyên bố trong sạch'

Luật sư Trần Xuân Tiền chia sẻ, trong quá trình hành nghề, ông từng được biết và nghe về các vụ QRTD mà chính bản thân người quấy rối không cho rằng mình đang quấy rối người khác, đến khi bị tố cáo mới ngớ người.

Cảnh độc đáo ở nơi thờ nữ tình báo đầu tiên của chính sử Việt Nam

Có tuổi đời hàng trăm năm, rặng duối khổng lồ sừng sững bao quanh nơi thờ nữ tình báo đầu tiên của chính sử Việt Nam.

Diễn viên Midu công khai ảnh cưới, hé lộ thời gian diễn ra hôn lễ

Đám cưới của nữ diễn viên Midu và bạn trai doanh nhân kín tiếng sẽ chính thức diễn ra vào ngày 29/6.

Đang cập nhật dữ liệu !