Cựu chiến binh mù đạt nhiều huy chương vàng âm nhạc

Cựu binh Khoa trở về quê hương lập nghiệp mang trong mình trọng bệnh bởi di chứng của chiến tranh. Vượt qua nỗi đau về thể xác, giờ người cựu chiến binh ấy vẫn luôn sống có tình thương trách nhiệm với cộng đồng và cống hiến hết mình vì nghệ thuật.

Gác bút nghiêng theo tiếng gọi của Tổ quốc

Cựu chiến binh Phạm Minh Khoa (SN 1955, lớn lên ở vùng quê nghèo của thôn Châu Trinh, xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh). Thuở còn cắp sách tới trường, chàng trai Phạm Minh Khoa là một gương mặt xuất sắc trong học tập và rèn luyện phấn đấu. Theo tiếng gọi của Tổ quốc, anh gác lại những ước mơ hoài bão của thời trai trẻ để gia nhập vào hàng ngũ quân đội.

Cựu chiến binh mù đạt nhiều huy chương vàng âm nhạc - ảnh 1

Cựu Binh Phạm Minh Khoa.

Mặc dù đã mấy thập kỷ trôi qua nhưng chàng trai năm ấy vẫn nhớ như in và kể: “Vào Năm 1975, tôi được chính thức trở thành người lính bộ đội cụ Hồ. Tôi vẫn nhớ như in năm 1977, lúc đang làm nhiệm vụ kiểm soát quân sự ở TP Hồ Chí Minh thì được điều về Trung đoàn 429 Đặc công QK7 nhận nhiệm vụ đi chiến đấu chống quân Pôn Pốt ở biên giới Tây Nam thuộc tỉnh Tây Ninh.

Đặc biệt thời khắc 4h45 sáng ngày 6/4/1978, chúng tôi nhận được lệnh đột nhập vào Phummông, quận Mi-mốt, tỉnh Kông-pông chàm nổ súng mở đường lấy đất cho mặt trận giải phóng nước bạn. 5h sáng, theo lệnh chúng tôi vừa tiến vừa nổ súng. Bị tấn công địch đáp trả quyết liệt”.

Tuy nhiên, theo cựu binh Khoa, mặc đạn của địch chúng tôi vẫn tiến về phía trước. Khi tui vừa tiến đến một gốc cây đang chỉnh súng thì một quả đạn cối của địch rơi sát người. Tôi chỉ kịp nghe một tiếng nổ vang trời còn sau đó không còn biết gì nữa.

Lúc tôi tỉnh dậy thì một mắt đã hỏng, mắt còn lại chỉ thấy lờ mờ, đầu đau không chịu nổi, toàn thân có đến 30 vết thương.  Có vết thương găm vào bán cầu đại não, vết thương vỡ nhãn cầu trái, vỡ đôi sống mũi. Tôi tưởng chừng như mình không vượt qua nỗi đau đớn về thể xác đó. Tỉ lệ thương tật 81 % khiến tôi chùng bước trước cuộc sống.

Cuộc đời nở hoa từ âm nhạc

Cũng theo cựu binh Phạm Minh Khoa, sau khi xuất ngũ, ông say sưa miệt mài mò mẫm từng con chữ trên mỗi trang sách dù đôi mắt nhìn không rõ. Niềm đam mê khát vọng cháy bỏng với âm nhạc vẫn tiếp bước sức mạnh trong con người cự binh Khoa.

Trở về quê hương, ông vẫn hăng say sáng tác nhạc, các tiểu phẩm tuyên truyền, ca ngợi quê hương, đất nước theo như ông nói “ khuây khỏa” , giải tỏa nỗi bế tắc trong cuộc sống. Thân thể ông không được lành lặn như bao người nhưng tình cảm chân thành luôn trở nên định mệnh, ông kết duyên với người phụ nữ cùng xã và hiện tại có một gia đình hạnh phúc, các con đều thành đạt.

Ông Khoa tâm sự : “Mỗi khi trái gió trở trời, vết thương ở đầu nhiều khi tái phát khiến tôi đau nhức, lên cơn động kinh tâm thần chạy trong cơn mưa bão. Liên tiếp các năm 1985, 1987 tôi lại bị như thế. Sau đó sức khỏe yếu tôi xin nghỉ công tác ở đội văn nghệ quần chúng xã do tôi phụ trách để điều trị sức khỏe. Tôi lúc ấy chỉ muốn tìm tới con đường chết, bởi mong manh sự sống lắm nhưng nhờ sự quan tâm, động viên của người bạn đời cũng như bạn bè người thân và niềm đam mê nghệ thuật khiến tôi vượt qua tất cả”.

Cựu chiến binh mù đạt nhiều huy chương vàng âm nhạc - ảnh 2

Cựu binh Phạm Minh Khoa (ngoài cùng bên trái) chụp ảnh lưu niệm trong một lần vinh danh.

Nỗi đau bệnh tật không làm giảm sức sáng tạo của ông Khoa. Khi sức khỏe dần ổn định, ông tiếp tục sáng tác với trên 100 ca khúc và hàng ngàn tiểu phẩm, tổ khúc dân ca Nghệ Tĩnh.  Những tác phẩm tiêu biểu đạt nhiều huy chương vàng; nhiều giải A, giải đặc biệt của các cấp huyện, tỉnh và trung ương như “Tình anh về dòng sông La” năm 1987; “Khúc Xuân sông La” năm 2001; Kịch dân ca Nghệ Tĩnh “Chuyện làng” năm 2000; “Cánh sóng nghĩa tình” năm 2002; “Nghiệp sáng nghề lành” năm 2006; Hoạt ca dân ca Nghệ Tĩnh “Nghĩa tình vườn quê”, “Tìm về lời hát” năm 2014; “Duyên quê Đức Thanh” năm 2015… Ngoài ra, người cựu chiến binh ấy còn dàn dựng cho hàng trăm đội văn nghệ, đội tuyển trong các ký hội thi, hội diễn từ cơ sở lên đến toàn quốc.

Cựu chiến binh đảm nhận nhiều công việc ý nghĩa

Ông Khoa tiếp tục kể: “Vào năm 2004, tôi đựợc cấp ủy, chính quyền huyện Đức Thọ bố trí làm Chủ tịch Hội người mù huyện Đức Thọ. Sau 5 năm công tác tôi đã cùng Hội người mù gặt hái được nhiều thành tích trong đó có giải thưởng sáng tạo Việt nam năm 2007 với Đội kịch lưu động truyền thông về An toàn giao thông”.

Cựu chiến binh mù đạt nhiều huy chương vàng âm nhạc - ảnh 3

Ông Phạm Minh Khoa cùng các đồng đội chụp ảnh lưu niệm.

“Tuy vây, đến năm 2010, tôi được chuyển sang làm Chủ tịch Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi. Trong quá trình hoạt động công tác, tôi luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, năm 2013 một vụ tai nạn hi hữu lại xảy ra khiến người cựu chiến binh bị vỡ trán tụ máu tụ khí não, tụ máu hốc mắt phải, gãy xương sườn trái. Sau khi điều trị tạm ổn định tôi lại xin nghỉ việc ở Bảo trợ Người Tàn Tật và Trẻ Mồ Côi để  điều dưỡng phục hồi sức khỏe.

Từ đó đến nay tôi lại tham gia các hoạt động sáng tạo nghệ thuật, viết và dàn dựng các chương trình theo nhu cấu của các tập thể và cá nhân. Song song với hoạt động sáng tác nghệ thuật, cựu chiến binh mù ấy vẫn tích cực tham gia vận động, kêu gọi nhiều nhà hảo tâm giúp đỡ những hoàn cảnh kém may mắn trong cuộc sống”, ông Khoa chia sẻ.

Cựu chiến binh mù đạt nhiều huy chương vàng âm nhạc - ảnh 4

Cựu binh Khoa được tặng huy chương vì sự nghiệp nghệ thuật.

Người cựu chiến binh nhiệt huyết, sôi nổi, năng động, sống có trách nhiệm đã được nhà nước ghi nhận nhiều phần thưởng cao quý “Huy chương vì sự nghiệp Văn hóa quấn chúng” và “Huy chương vì sự nghiệp CCB Việt nam” cùng rất nhiều bằng giấy khen của các cấp.

Trong không khí cả nước đang hướng về ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, “ tôi lại nhớ về những đồng đội đã hi sinh, tôi vẫn còn sống tới tận bây giờ là sự may mắn, tôi cần cố gắng nhiều hơn nữa để không phụ lòng những đồng đội đã ngã xuống vì hạnh phúc hôm nay cho  quê hương”, ông Khoa bồi hồi xúc động nói.

Hồng Liên

Hưng Yên triển khai phần mềm thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho mẹ và bé

Bà mẹ và trẻ em dưới 5 tuổi tại Hưng Yên được tiếp cận ngân hàng thực đơn cân bằng dinh dưỡng đa dạng từ Ajinomoto Việt Nam với phần mềm thực đơn dinh dưỡng được Bộ Y tế phê duyệt.

400 học sinh Đồng Nai nhận học bổng ‘Cho em đến trường’

Quỹ học bổng “Cho em đến trường” đã trao 400 suất học bổng trị giá 540 triệu đồng cho những em có hoàn cảnh khó khăn, không ngừng phấn đấu vươn lên trong học tập.

Hồ Quỳnh Hương tiết lộ bạn trai hơn 2 tuổi, yêu mặn nồng nhưng chưa muốn cưới

Dịp trở lại âm nhạc với MV 'Cứ để cho em', ca sĩ Hồ Quỳnh Hương xác nhận đang yêu một người đàn ông hơn 2 tuổi.

Cô gái miền Tây đổi đời nhờ vịt con duyên dáng, bất ngờ nổi tiếng châu Á

Câu chuyện cô gái Vĩnh Long đổi đời nhờ vịt con nở ra từ quả trứng hỏng được chọn làm thành phim, công chiếu trên kênh Discovery Asia đang thu hút sự chú ý của nhiều người châu Á.

Gác bằng thạc sĩ, chàng trai Cần Thơ về quê làm nông dân kiếm 1 tỷ đồng/năm

Có 2 bằng đại học, 1 bằng thạc sĩ nhưng Dương Đình Tuyễn ở TP Cần Thơ vẫn quyết định về quê chăm sóc khu vườn của gia đình, nhờ vậy anh có doanh thu cả tỷ đồng/năm.

Cụ ông 80 tuổi qua đời, con cháu phát hiện 'kho tiền' được chôn dưới lòng đất

Sau khi qua đời, gia đình ông tình cờ phát hiện ra số tiền lớn nhưng khi đào lên thì tiền bị mốc, hỏng hơn một nửa.

Học lỏm nghề lạ, cậu bé mồ côi thành người giàu thứ 3 Sài Gòn xưa

Mồ côi cả cha lẫn mẹ, cậu thiếu niên 13 tuổi học lỏm được nghề lạ, từng bước thoát nghèo rồi trở thành bá hộ, độc chiếm vị trí thứ 3 trong số tứ đại phú hào Sài Gòn xưa.

Gia tộc xưa có trăm nhà mặt phố, căn phòng bí mật nuôi gia nhân chỉ để đếm tiền

Đầu óc nhạy bén, khéo léo sử dụng “quyền lực” trong tay, vị phú hào sở hữu khối gia sản khổng lồ khiến người Pháp phải ngạc nhiên.

Người giàu nhất Sài Gòn xưa, giai thoại thuê nhân công phơi tiền cho khỏi mốc

Trong thời kỳ cực thịnh, gia đình Huyện Sỹ nắm trong tay toàn bộ vùng đất trù phú ở Gò Công, Long An, Tiền Giang kéo dài đến tận biên giới Campuchia.

Ngôi làng tỷ phú ở Vĩnh Phúc, người dân 'hái ra tiền' xây lâu đài nhờ một nghề

Tại xã Vân Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc có một ngôi làng nhỏ nhưng biệt thự mọc lên như nấm. Người dân quanh đây gọi nơi này là làng tỷ phú.

Đang cập nhật dữ liệu !