Cuộc hội ngộ kỳ diệu của 2 anh em ruột sau... 70 năm

Hai anh em họ xa nhau từ khi mới người 5 tuổi, người 7 tuổi. Chiến tranh loạn lạc bao nhiêu năm bặt tin tức, rồi đến khi hòa bình lập lại, mỗi người ở mỗi nơi. Đã có lúc người em quên mất mình từng có một người anh trai ở trên đời này.

Vậy mà, sau 70 năm bặt tin tức, tình cờ họ lại tìm được nhau trong niềm vui vô bờ bến của hai bên và những người trong dòng họ cùng bà con xóm giềng.

Câu chuyện 70 năm về trước

Một ngày cuối năm, tôi tìm về nhà bà Nguyễn Thị Trang, trú ở xóm 8, xã Hà Linh, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh). Dọc trên các đường quê, ngõ xóm, không khí tết đã tràn về khắp nơi. Dưới những cánh đồng, bà con đang gieo những ruộng lúa cuối cùng để bước vào một cái tết vui vẻ, rộn ràng.

Ngôi nhà của vợ chồng bà Trang nằm nép mình bên QL 15A, phía trước là ngọn núi cao còn sau lưng là hồ nước rộng mênh mông, phong cảnh rất hữu tình. Người trong xóm nói, thời gian gần đây đù đã ở cái tuổi thất thập cổ lại hy nhưng trông bà Trang khỏe ra nhiều so với trước kia, bởi lẽ bà vừa tìm lại được người anh trai ruột thịt của mình sau nhiều năm biền biệt tin tức.

Cuộc hội ngộ kỳ diệu của 2 anh em ruột sau... 70 năm - ảnh 1

Hai anh em ông Kế và bà Trang sau 70 năm mất liên lạc bỗng dưng tìm lại được nhau.

Nhắc lại câu chuyện, khóe mắt bà rơm rớm nước nhìn xa xăm ra ngọn núi trước nhà, ký ức dần ùa về trong tâm trí bà. Bà Trang sinh ra trong một gia đình có 4 anh em, bà là con út và cũng là gái duy nhất. Ngày đó gia đình bà cũng như nhiều hộ khác, nghèo rớt mùng tơi, cuộc sống vô cùng khó khăn.

Nạn đói năm 1945 diễn ra, mẹ bà kể lại, không chịu nổi đói khát, bố và hai người anh đầu đã bỏ mẹ con bà ra đi mà không trở lại. Người mẹ ấy ở lại một mình nuôi bà và người anh trai thứ 3 là Nguyễn Đình Kế. Thế nhưng vì đói kém, mẹ bà không kiếm nổi rau cháo nuôi hai đứa, cuối cùng người anh trai của bà lúc đó mới 7 tuổi bắt buộc phải cho đi làm con nuôi nhà người ta. Lúc đó bà mới lên 5, hai anh em xa cách nhau từ đó.

Chiến tranh tiếp tục diễn ra, bà và người mẹ vẫn bên nhau kiếm rau cháo sống qua ngày đoạn tháng. Rồi bà cũng như bao người con gái khác, lớn lên lấy chồng và sinh con. Bà có tất thảy 5 người con đến nay ngoại trừ người con thứ 4 đi lao động chân tay còn lại đều thành đạt, làm công chức nhà nước.

Cuộc sống bộn bề nhiều nỗi lo âu, chiến tranh kết thúc rồi mà bà cũng quên mất mình từng có một người anh trai đang bị thất lạc. Thời gian đó bà chỉ biết cùng chồng lo kiếm gạo tiền nuôi các con ăn học thành người. Rồi bỗng nhiên một ngày cuối năm bà không ngờ lại nhận được đón nhận một tin vui. Đó là người anh trai bặt tin tức 70 năm nay bỗng dưng tìm về nhà bà để rồi hai anh em ôm nhau khóc rơi nước mắt vì vui mừng, hạnh phúc.

Cuộc hạnh ngộ sau 70 năm mất liên lạc

Hôm đó bà đang ở nhà dọn dẹp nhà cửa thì có khách lạ hỏi thăm. Trong đoàn người đó bà chỉ biết được ông trưởng họ, một số người trong làng và ông Nguyễn Ngọc Sơn, giám đốc công ty cao su Hà Tĩnh có trụ sở đóng trên địa bàn. Bất ngờ, một người đàn ông đã lớn tuổi nhìn bà chằm chằm rồi đột nhiên ôm chầm lấy và nói: “Đúng là em tôi đây rồi bao năm trời cách biệt, đau đáu tìm về nay mới có dịp trùng phùng. Em tôi già và gầy quá”.

Bà chưa kịp hiểu chuyện gì đang xảy ra với mình nhưng cũng ôm lấy người kia một hồi thật lâu. Chỉ đến lúc bữa cơm dọn ra, trong cuộc trò chuyện, lật lại ký ức năm xưa bà mới biết đó chính là người anh trai tên Kế của mình trước kia phải đi làm con nuôi cho người ta.

Cuộc hội ngộ kỳ diệu của 2 anh em ruột sau... 70 năm - ảnh 2

Gia đình, con cháu hai bên nhà ông Kế và bà Trang chụp ảnh lưu niệm nhân ngày họ hạnh ngộ với nhau.

Anh em lâu ngày gặp lại, hai người cứ thế ôm nhau khóc mà không nói nên lời. Đúng là một chuyện cổ tích đang diễn ra giữa đời thường. Bà con chòm xóm nghe tin bà tìm lại được anh trai cũng tìm đến chia vui cho ngày trùng phùng chật kín nhà.

Trong câu chuyện ông Kế kể lại sau đó, bà mới biết được người anh đã gian nan thế nào trong suốt thời gian mất liên lạc với nhau. Ông kể cho mọi người nghe về quãng đường lưu lạc của mình cũng như hành trình tìm lại em gái của mình.

Thì ra, ngày đó, sau khi mẹ đem cho người khác, ông làm con nuôi cho một người gốc Huế, tên Năm, theo Pháp ra làm cai  ở Tổng Hà Linh. Hai năm sau, ông Năm rời Huế ra thủ đô và mang theo ông. Tại đây ông được cha nuôi đổi tên thành Nguyễn Văn Ba nhằm xóa gốc tích đẻ ra.

Sau khi ông Năm mất, Ba vào bộ đội, rồi xuất ngũ và lấy vợ, lập nghiệp ở Đà Nẵng. Ông Ba (tức Kế), có 10 người con, đến nay các con cái đã thành đạt, định cư ở Mỹ. Về chuyện đau đáu với quê hương cũ, ông Kế kể lại với bà Trang cũng như xóm làng, rằng chưa ngày nào ông thôi nhớ về quê, dù ký ức ấy chỉ là một cái gì đó rất đỗi nhạt nhòa.

Cuộc hội ngộ kỳ diệu của 2 anh em ruột sau... 70 năm - ảnh 3

Vợ chồng bà Trang (ở giữa) chụp ảnh cùng vợ chồng anh trai trong ngày gặp lại sau 70 năm thất lạc.

Tình cờ, trong trận lụt ở miền trung mà tâm điểm là Hà Tĩnh tháng 10/2010, ông tình cờ xem thời sự trên ti vi nghe nhắc đến địa danh Hà Linh, Hương Khê, Hà Tĩnh. Sau ngày hôm đó hai chữ “Hà Linh” cứ thoắt ẩn, thoắt hiện trong tâm trí của ông. Trong mớ hỗn độn đó, ông chợt nhớ ra rằng mình từng có một thời gian sống vùng đất này.

Sau nhờ mấy người bạn làm ở đài VTV Đà Nẵng tìm cho đoạn thời sự đã phát đó, ông xem đi xem lại, thấy có ông Sơn giám đốc Công ty cao su đóng trên địa bàn này trả lời phỏng vấn. Ông Kế tìm cách liên hệ, xin số điện thoại để hỏi về địa danh Hà Linh. Đến lúc hỏi về dòng họ Nguyễn Đình thì ông này không biết, nhưng có hứa sẽ giúp đỡ. Thế là bắt đầu từ đây ông Kế lên đường hành trình đi tìm quê gốc và người em gái của mình năm xưa.

Sau một thời gian dài cất công tìm kiếm gốc gác thật sự, cuối cùng ông cũng được đền đáp xứng đáng. Ông tìm về xã Hà Linh gặp ông Sơn cùng các vị lãnh đạo của xã này nhờ giúp đỡ. Sau khi dò hỏi kỹ, vị chủ tịch xã Hà Linh cho biết trong địa phương có dòng họ Nguyễn Đình, hiện trưởng họ là ông Nguyễn Đình Dưỡng.

Họ kéo nhau đến nhà ông Dưỡng, khi nhắc đến đứa cháu tên Kế bị thất lạc năm xưa, cụ Dưỡng bỗng đứng phắt dậy, chạy đến bên ông Kế run run: “Thằng Kế năm xưa đây rồi. Chính mày chứ không thể ai khác. Chiến tranh tàn khốc, cả dòng họ cứ tưởng mày đã theo Tây (vì ngày xưa làm con nuôi cho ông Năm Huế theo Pháp), không ngờ mày đã giác ngộ mà theo cách mạng”.

Cuộc hội ngộ kỳ diệu của 2 anh em ruột sau... 70 năm - ảnh 4

Mỗi lần nhắc lại chuyện anh em gặp nhau sau 70 năm thất lạc, trong người bà Trang luôn dâng trào một cảm xúc khó tả.

Cuộc trùng phùng chưa dừng lại ở đó, khi cụ Dưỡng cho hay, ông Kế còn một người em, hiện đang sống tại xóm này. Nghe đến đấy, ông Kế vừa hồi hộp vừa mừng rơn trong tâm khảm. Đến lúc này, ông mới tin rằng linh cảm về một đứa em máu mủ ruột rà vẫn còn đâu đó trên đất nước đã trở thành hiện thực.

Thế là hai anh em ông Nguyễn Đình Kế và Nguyễn Thị Trang gặp nhau trong sự vui mừng khôn tả của tất cả mọi người. Từ sau lần gặp lại ấy, ông Kế đã nhiều lần về Hà Tĩnh để thăm và đỡ đần em gái trong cuộc sống thường nhật. Ông Kế cũng cho xe về đón vợ chồng bà Trang vào chơi Đà Nẵng, thăm nhà người anh trai sau 70 năm kỳ ngộ.

Mới đây, sau khi đứa con út quyết định sang Mỹ định cư, vợ chồng ông Nguyễn Đình Kế cũng ngậm ngùi chia tay người em gái để theo con cái sang sống phần đời còn lại ở trời Tây. Xa nhau, lòng bà luôn không thôi nhung nhớ. Tình anh em, hơn nửa thế kỷ không gặp nhau thì không sao, đến lúc nhận ra, chưa kịp vui niềm vui hạnh ngộ thì đã phải chia tay khiến bà tiếc nuối.

Có lẽ, cũng thấu hiểu nỗi lòng em gái nên cứ vài ngày một lần, ông Kế lại gọi điện về gặp bà Trang, động viên em thường xuyên nên bà cũng thấy ấm lòng. Mỗi khi nhắc lại chuyện kỳ ngộ với anh trai mình, bà Trang vẫn còn nguyên cảm giác hồi hộp, hạnh phúc. Có lẽ đó là món quà bất ngờ kỳ diệu nhất mà tạo hóa ban tặng cho hai anh em bà trong cuộc đời này.

HÒA PHẠM

Hưng Yên triển khai phần mềm thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho mẹ và bé

Bà mẹ và trẻ em dưới 5 tuổi tại Hưng Yên được tiếp cận ngân hàng thực đơn cân bằng dinh dưỡng đa dạng từ Ajinomoto Việt Nam với phần mềm thực đơn dinh dưỡng được Bộ Y tế phê duyệt.

400 học sinh Đồng Nai nhận học bổng ‘Cho em đến trường’

Quỹ học bổng “Cho em đến trường” đã trao 400 suất học bổng trị giá 540 triệu đồng cho những em có hoàn cảnh khó khăn, không ngừng phấn đấu vươn lên trong học tập.

Hồ Quỳnh Hương tiết lộ bạn trai hơn 2 tuổi, yêu mặn nồng nhưng chưa muốn cưới

Dịp trở lại âm nhạc với MV 'Cứ để cho em', ca sĩ Hồ Quỳnh Hương xác nhận đang yêu một người đàn ông hơn 2 tuổi.

Cô gái miền Tây đổi đời nhờ vịt con duyên dáng, bất ngờ nổi tiếng châu Á

Câu chuyện cô gái Vĩnh Long đổi đời nhờ vịt con nở ra từ quả trứng hỏng được chọn làm thành phim, công chiếu trên kênh Discovery Asia đang thu hút sự chú ý của nhiều người châu Á.

Gác bằng thạc sĩ, chàng trai Cần Thơ về quê làm nông dân kiếm 1 tỷ đồng/năm

Có 2 bằng đại học, 1 bằng thạc sĩ nhưng Dương Đình Tuyễn ở TP Cần Thơ vẫn quyết định về quê chăm sóc khu vườn của gia đình, nhờ vậy anh có doanh thu cả tỷ đồng/năm.

Cụ ông 80 tuổi qua đời, con cháu phát hiện 'kho tiền' được chôn dưới lòng đất

Sau khi qua đời, gia đình ông tình cờ phát hiện ra số tiền lớn nhưng khi đào lên thì tiền bị mốc, hỏng hơn một nửa.

Học lỏm nghề lạ, cậu bé mồ côi thành người giàu thứ 3 Sài Gòn xưa

Mồ côi cả cha lẫn mẹ, cậu thiếu niên 13 tuổi học lỏm được nghề lạ, từng bước thoát nghèo rồi trở thành bá hộ, độc chiếm vị trí thứ 3 trong số tứ đại phú hào Sài Gòn xưa.

Gia tộc xưa có trăm nhà mặt phố, căn phòng bí mật nuôi gia nhân chỉ để đếm tiền

Đầu óc nhạy bén, khéo léo sử dụng “quyền lực” trong tay, vị phú hào sở hữu khối gia sản khổng lồ khiến người Pháp phải ngạc nhiên.

Người giàu nhất Sài Gòn xưa, giai thoại thuê nhân công phơi tiền cho khỏi mốc

Trong thời kỳ cực thịnh, gia đình Huyện Sỹ nắm trong tay toàn bộ vùng đất trù phú ở Gò Công, Long An, Tiền Giang kéo dài đến tận biên giới Campuchia.

Ngôi làng tỷ phú ở Vĩnh Phúc, người dân 'hái ra tiền' xây lâu đài nhờ một nghề

Tại xã Vân Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc có một ngôi làng nhỏ nhưng biệt thự mọc lên như nấm. Người dân quanh đây gọi nơi này là làng tỷ phú.

Đang cập nhật dữ liệu !