Cụ ông 93 tuổi mài dao kéo, sửa tông đơ được tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú về ca trù

Làm nghề sửa chữa tông đơ, mài dao kéo cắt tóc để kiếm sống, nhưng cụ Ngô Trọng Bình lại có niềm đam mê với ca trù và được tặng danh hiệu nghệ nhân ưu tú ở loại hình ca trù.

Cụ Ngô Trọng Bình bên cây đàn đáy. (Ảnh: Tư liệu)

Một ngày giữa tháng 3, chúng tôi tìm đến ngôi nhà nhỏ nằm trên Đại lộ Lê Lợi (tuyến đường lớn nhất xứ Thanh - PV) để gặp cụ Ngô Trọng Bình, người được tặng danh hiệu “Nghệ nhân loại hình Nghệ thuật trình diễn dân gian tỉnh Thanh Hóa”.

Khác với những gì chúng tôi tưởng tượng, trước ngôi nhà này được treo tấm biển quảng cáo với dòng chữ: “Ngô Trọng Bình, chuyên sửa chữa - mài sắc đồ nghề cắt tóc”, một công việc không nằm trong trường liên tưởng với danh hiệu mà cụ ông được trao tặng.

Cụ Bình năm nay 93 tuổi. Ở cái tuổi gần đất xa trời, tuy sức khỏe đã yếu nhưng cụ vẫn còn minh mẫn, vẫn nhớ từng câu thơ và đọc chúng một cách thuần thục. 

Công việc mưu sinh hàng ngày của cụ Ngô Trọng Bình là quay tông đơ, mài dao kéo.

Cụ Bình sinh ra và lớn lên ở vùng đất chiêm trũng làng Vạn Lộc, xã Đông Ninh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Song sinh cụ đều theo nghiệp ca trù nên ngay từ nhỏ cụ đã được bố mẹ truyền dạy cách đánh đàn, cách ngân ca luyến láy trong làn điệu ca trù.

Chàng trai Ngô Trọng Bình từ thuở 13 tuổi đã mang theo đàn đáy đi biểu diễn ở khắp mọi nơi để kiếm sống. Cũng từ đó, cụ và ca trù "bén duyên" với nhau. Cụ cũng tham gia nhiều hội thảo về loại hình nghệ thuật này.

Không chỉ hát, cụ còn là một tay đàn cừ khôi và là tác giả của rất nhiều làn điệu ca trù. Chính cụ là người sáng lập Câu lạc bộ (CLB) ca trù và dân ca Thành Hạc (TP Thanh Hóa).

Cụ Bình được Chủ tịch nước tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú ở loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian.

Dù tuổi đã cao nhưng cụ vẫn nặng lòng với loại hình nghệ thuật dân gian này. Ngoài việc đàn hát, viết lời, cụ còn dạy ca trù miễn phí cho hàng chục người ngay tại ngôi nhà của mình.

Trò chuyện với PV, cụ Nguyễn Trọng Bình nhớ lại: “Khi đó tôi mở lớp dạy miễn phí cho hàng chục học viên có niềm đam mê ca trù. Trong số đó, có những người tham dự các cuộc thi trên toàn quốc và đạt được nhiều huy chương Vàng, Bạc”.

Chính những cống hiến, đóng góp không mệt mỏi cho nghệ thuật ca trù, vào năm 2015, cụ Ngô Trọng Bình được Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú với ghi nhận: "Đã có cống hiến xuất sắc trong gìn giữ và phát huy di sản văn hóa của dân tộc, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc".

Cụ Bình hồi ức lại những kỷ niệm hàng chục năm qua gắn bó với ca trù.

Ngoài sự nghi nhận của Chủ tịch nước, tài năng của cụ Bình còn được người hâm mộ tặng bài thơ.

“Đàn ai gẫy phím thơ đồng

Như lời tri kỷ có hồng nên xuân

Đàn ai giáng thịnh ân cần

Như lời mẹ đàn khi gần khi xa

Đàn ai mấy ấm mưa xa

Như lời cây cỏ giao hòa gió đông

Đàn ai hẫy phím non sông

Gọi hồn dân tộc lạc hồng năm xưa

Trời làm một trận gió mưa

Áo cơm đã thế đẩy mưa kiếp người

Tay đàn lơi nhịp một thời

Nhờ tay cơ khí nuôi đời ngày yên”

Do tuổi cao sức yếu, cụ đã truyền nghề mài tông đơ, dao kéo cắt tóc cho con trai ngay tại nhà.

Mặc dù đam mê với ca trù nhưng công việc mưu sinh hàng chục năm nay của cụ là nghề mài tông đơ, dao kéo. Về lĩnh vực này, cụ Bình cũng được bà con trong vùng đánh giá cao và luôn đông khách. 

Hiện nay, do tuổi cao sức yếu, cụ Bình đã truyền lại nghề quay tông đơ, dao kéo cho người con trai mình là ông Ngô Trọng Tạo.

Chia sẻ với PV, ông Tạo cho biết: "Bố tôi là người có niềm đam mê với ca trù và dạy miễn phí hàng chục năm nay tại nhà, nhưng 2 năm nay, do tuổi cao, sức yếu nên ông đã dừng việc dạy học".

Trần Nghị

Câu nói xót xa của cô gái sau hành trình thoát khỏi kẻ buôn người

Hầu hết các nạn nhân của mua bán người, sau khi được giải cứu, đều khá ổn về mặt tâm lý trong vòng 1-3 tháng đầu. Nhưng sau khoảng thời gian này, một số vấn đề ở họ bắt đầu nảy sinh.

Nữ tiến sĩ kể chuyện bị quấy rối và cách vượt lên nỗi đau, giúp người cùng cảnh

Bà Hồng bị quấy rối từ rất sớm. Trong hầu hết những tình huống bị quấy rối, chỉ có một mình bà đối diện với kẻ thực hiện hành vi.

Cao Thái Hà tuổi 34 vui sống độc thân, yêu hết mình nhưng thích tự do

Đi qua nhiều thăng trầm, Cao Thái Hà tận hưởng cuộc sống tích cực, lạc quan. Nữ diễn viên thích yêu nhưng không đặt giới hạn tuổi tác cho việc kết hôn.

Cú liều lúc nửa đêm cứu chàng trai Sơn La khỏi 'sào huyệt' của kẻ buôn người

H. được rủ sang Campuchia làm công việc nhẹ nhàng, lương tháng 10-15 triệu đồng. Nhưng chỉ vài ngày sau khi nhận việc, H. nhận ra mình đang ở trong ''sào huyệt'' của những kẻ buôn người.

Sếp nhìn chòng chọc vào người tôi, rồi chê bai ‘giống chân giò quá vậy’

Có những lần sếp nói những câu làm tôi chỉ muốn òa khóc. Sếp nhìn chòng chọc vào người tôi, rồi chê bai “sao giống chân giò quá vậy?”.

Bất ngờ bị tố quấy rối tình dục, nam giám đốc viết thư 'tuyên bố trong sạch'

Luật sư Trần Xuân Tiền chia sẻ, trong quá trình hành nghề, ông từng được biết và nghe về các vụ QRTD mà chính bản thân người quấy rối không cho rằng mình đang quấy rối người khác, đến khi bị tố cáo mới ngớ người.

Cảnh độc đáo ở nơi thờ nữ tình báo đầu tiên của chính sử Việt Nam

Có tuổi đời hàng trăm năm, rặng duối khổng lồ sừng sững bao quanh nơi thờ nữ tình báo đầu tiên của chính sử Việt Nam.

Diễn viên Midu công khai ảnh cưới, hé lộ thời gian diễn ra hôn lễ

Đám cưới của nữ diễn viên Midu và bạn trai doanh nhân kín tiếng sẽ chính thức diễn ra vào ngày 29/6.

Diễn viên Thanh Hương: Tôi đang độc thân, có gì đẹp thì cứ khoe

Diễn viên Thanh Hương khẳng định vẫn đang độc thân và đến với ai cũng phải tính toán hơn sau một lần đổ vỡ.

Cựu binh hơn 8 năm làm điều đặc biệt trên phố, từ chối nhận tiền hỗ trợ

Hơn 8 năm qua, tại TP. Hội An, một cựu binh lớn tuổi hằng ngày cần mẫn đẩy chiếc xe tự chế rong ruổi khắp nẻo đường để nhặt rác. Ông từ chối nhận lương cho công việc này.

Đang cập nhật dữ liệu !