Cổ tích chuồn chuồn tre xuất ngoại

Ngồi trước mặt tôi là người đàn ông đeo chiếc kính đã gẫy một gọng nhưng vẫn chưa có tiền sửa lại, đôi chân teo tóp, đôi tay không giơ cao được quá đầu nhưng vẫn miệt mài, tỉ mẩn gọt giũa từng đôi cánh chuồn chuồn.

Câu chuyện về anh Hảo “khoèo” làm chuồn chuồn tre xuất sang Nhật Bản từ mấy năm nay đã được người dân xã An Vinh truyền tai nhau như một tấm gương về nghị lực sống để mọi người soi vào.

Cổ tích chuồn chuồn tre xuất ngoại - ảnh 1

Anh Bùi Văn Hảo bên những chú chuồn chuồn tre do anh tự làm để xuất sang Nhật Bản (Ảnh: Viết Tuân)

Trong căn nhà nhỏ ở thôn An Lạc II, xã An Vinh, huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình, anh Bùi Văn Hảo lặng lẽ kể cho chúng tôi nghe về quãng đời 34 năm, anh chỉ làm bạn với chiếc giường nhỏ.

Anh Hảo sinh ra khỏe mạnh, bình thường như bao đứa trẻ khác. Nhưng đến khi đang học lớp 8, chân anh càng ngày càng đau. Mùa đông năm đó, vì đau chân quá, anh không thể đi học được nữa. Gia đình đưa anh đi khám thì bác sĩ kết luận anh bị viêm đa khớp dạng thấp. Dù đã cố gắng chạy chữa, vẫn không có hiệu quả. Anh cho biết: “Lúc đó, dù còn là trẻ con nhưng tôi nghe người ta nói bệnh này rất nguy hiểm, có thể chết bất cứ lúc nào. Bác sĩ nói rằng bệnh này thường chạy vào tim, có người chỉ sống được 5 đến 7 năm sau khi phát bệnh”.

Anh may mắn còn sống, nhưng vào năm 1978, khi anh tròn 18 tuổi, cái tuổi người ta bắt đầu bước vào ngưỡng cửa của cuộc đời thì đôi chân của anh đã “chết”. Chân anh teo tóp dần, anh không thể đi lại được. Đôi tay anh cử động cũng rất đau đớn. Ngay đến cả việc vệ sinh cá nhân anh cũng không thể tự lo cho mình được.

Đó là bước ngoặt rất lớn của đời anh, bởi sau đó, suốt 34 năm trời, anh chỉ làm bạn với giường, với chiếc đài con, và những quyển sách, báo mà bạn bè anh gửi cho.

Nỗi đau chưa dừng lại ở đó, anh bị bệnh một năm thì đến năm 1979, bố anh đột ngột qua đời. Gánh nặng gia đình đặt lên vai hai người phụ nữ là mẹ và chị anh. Năm 1993, mẹ anh mất, chỉ còn chị Bùi Thị Hiền là người thân duy nhất luôn bên cạnh anh, lo toan mọi công việc gia đình và chăm từng miếng ăn, giấc ngủ cho anh.

Thế rồi điều kì diệu đã đến với anh. Tháng 6/2009, một người bạn khuyết tậtgiới thiệu cho anh trên thành phố Thái Bình đang mở một lớp dạy làm chuồn chuồn tre cho những người khuyết tật do tổ chức “Mái nhà Việt Nam” – một tổ chức phi chính phủ của Việt Nam, Nhật Bản tổ chức.

Khó khăn lớn nhất với anh lúc đó là việc đi lại. Hai buổi đầu, anh nhờ bạn chở xe máy đến lớp. Vì không muốn làm phiền đến bạn quá nhiều, những buổi sau, anh chỉ nhờ bạn chở ra ngoài đường lớn để anh tự bắt xe đi học. Khi đến bến xe, anh nhờ các bạn cõng vào lớp. “Lúc đó, quyết tâm của tôi lớn lắm. Suốt mấy chục năm trời chỉ biết ngồi với nằm, tôi hiều hơn ai hết ý nghĩa của những chú chuồn chuồn ấy. Tôi luôn nghĩ rằng chuồn chuồn tre sẽ là cứu cánh của đời tôi, nên bằng mọi giá, tôi phải học làm bằng được”.

Những ngày đầu đến lớp, nhìn đôi tay không giơ cao được quá đầu, đôi chân bị “đóng băng” của anh, rất nhiều người trong lớp đều không tin anh có thể học được gì. Nhưng nghị lực của anh, cùng với sự động viên của cô giáo đã giúp anh làm được điều tưởng chừng như chỉ có trong mơ ước. Lớp học diễn ra trong hai tháng nhưng chỉ sau một tuần, anh đã về nhà, tự làm chuồn chuồn tre.

Từ đó, trên chiếc giường nhỏ của anh, ngày ngày những chú chuồn chuồn tre đủ các màu sắc ra đời, làm căn nhà có thêm nhiều niềm vui mới. Anh còn sáng tạo ra nhiều hoa văn trang trí trên hai đôi cánh của chúng. Anh tận dụng những cành tre nhỏ, giả làm những gốc tre Việt Nam cho chuồn chuồn đậu trên đó. Dù chẳng dễ dàng gì để cầm con dao nhỏ gọt giũa từng chút một, dù bao lần anh sứt tay chảy máu... nhưng anh vẫn miệt mài với niềm vui sống của mình.

Cứ cuối tháng, người của tổ chức mái nhà Việt Nam lại đến để mang tre cho anh và nhận chuồn chuồn. Được sự bảo trợ của tổ chức này nên những chú chuồn chuồn tre do anh làm đã được xuất khẩu sang Nhật Bản.

Trẻ con trong xóm, chiều nào cũng sang nhà anh để trò chuyện với anh và ngắm những chú chuồn chuồn. Những cô cậu học sinh, sinh viên đi học xa nhà, mỗi lần về quê hay có dịp bạn bè sinh nhật, cũng qua nhà anh để mua chuồn chuồn tre về làm quà cho bạn bè, người thân.

Với giá mỗi con chưa đến 10.000 đồng, thì số tiền anh làm được mỗi tháng chỉ vài trăm nghìn, không đủ để anh chi trả tiền thuốc thang những lúc đau yếu. Nhưng anh chia sẻ: “Số tiền tôi làm ra mỗi tháng, chắc chưa bằng ngày công của một người bình thường nhưng với tôi như thế là hạnh phúc lắm rồi, vì lúc đầu tôi cứ nghĩ mình không vượt qua được những ngày khó khăn trước đây. Vậy mà bây giờ tôi có thể tự tay làm ra những đồng tiền để nuôi sống mình.”

Hiện tại, anh Hảo đang có dự định sẽ mở một lớp dạy làm chuồn chuồn tre cho những người khuyết tật ngay tại nhà. “Rất nhiều bạn bè tôi là những người khuyết tật đã bảo tôi dạy họ làm chuồn chuồn tre. Từ đó tôi có ý định sẽ mở một lớp làm chuồn chuồn tre ngay tại đây, để dạy cho những người cùng cảnh ngộ như tôi. Tôi dạy theo cách của người khuyết tật nên mọi người sẽ dễ hiểu hơn. Dù đầu ra còn nhiều khó khăn, nhưng chúng tôi sẽ cố gắng”.
Vũ Viết Tuân

Khán giả 'xoắn não' vì màn kết hợp mới của Hồng Diễm và Phương Oanh, Thu Quỳnh

Trong phim 'VFC ngoại truyện' sắp phát sóng, khán giả 'xoắn não' vì các nhân vật trong 'Quỳnh búp bê', 'Hương vị tình thân', 'Trạm cứu hộ trái tim' với Hồng Diễm, Phương Oanh, Thu Quỳnh cùng xuất hiện.

Nhận cuộc gọi từ quê, tôi bần thần nhớ ngoại, tiếc những ngày mải mê kiếm tiền

Mỗi lần về quê dịp 30/4, ngoại thường nấu cho mấy đứa cháu món canh cá lóc nấu chua chuẩn vị Nam bộ. Giờ hình ảnh ngoại lui cui trong chái bếp đã thành quá khứ.

Chuyện thoát 'cơn bĩ cực' nhờ được vay 100 triệu đồng của người bán rau

Chị bán rau ở chợ Văn Thánh (TP.HCM) chia sẻ, dù hợp đồng vay 100 triệu là 10 năm, nhưng sau 3-4 tháng đầu tư có thu nhập, chị sẽ cố gắng trả nợ trong 5 năm và xin ra khỏi hộ nghèo, nhường suất cho những người không may mắn khác.

3 con gái lấy chồng xa, mẹ nuôi đàn gà chỉ mong con cháu về nghỉ lễ

Mới sớm, mẹ đã gọi điện hỏi xem dịp lễ này con có về quê ngoại. Chưa kịp trả lời đã thấy mẹ sụt sùi, giọng nghẹn lại, con cũng cứ thế nước mắt tuôn rơi.

Nữ DJ miền Tây mặc áo dài chơi nhạc gây sốt, kể góc khuất "sống về đêm"

DJ Tina Thảo thường được chú ý bởi hình ảnh mặc áo dài, áo bà ba trong những buổi diễn sôi động. Cô gái gốc Cà Mau cho biết đây là cách cô tạo dấu ấn riêng, bất chấp những tranh cãi.

Câu nói xót xa của cô gái sau hành trình thoát khỏi kẻ buôn người

Hầu hết các nạn nhân của mua bán người, sau khi được giải cứu, đều khá ổn về mặt tâm lý trong vòng 1-3 tháng đầu. Nhưng sau khoảng thời gian này, một số vấn đề ở họ bắt đầu nảy sinh.

Nữ tiến sĩ kể chuyện bị quấy rối và cách vượt lên nỗi đau, giúp người cùng cảnh

Bà Hồng bị quấy rối từ rất sớm. Trong hầu hết những tình huống bị quấy rối, chỉ có một mình bà đối diện với kẻ thực hiện hành vi.

Cao Thái Hà tuổi 34 vui sống độc thân, yêu hết mình nhưng thích tự do

Đi qua nhiều thăng trầm, Cao Thái Hà tận hưởng cuộc sống tích cực, lạc quan. Nữ diễn viên thích yêu nhưng không đặt giới hạn tuổi tác cho việc kết hôn.

Cú liều lúc nửa đêm cứu chàng trai Sơn La khỏi 'sào huyệt' của kẻ buôn người

H. được rủ sang Campuchia làm công việc nhẹ nhàng, lương tháng 10-15 triệu đồng. Nhưng chỉ vài ngày sau khi nhận việc, H. nhận ra mình đang ở trong ''sào huyệt'' của những kẻ buôn người.

Sếp nhìn chòng chọc vào người tôi, rồi chê bai ‘giống chân giò quá vậy’

Có những lần sếp nói những câu làm tôi chỉ muốn òa khóc. Sếp nhìn chòng chọc vào người tôi, rồi chê bai “sao giống chân giò quá vậy?”.

Đang cập nhật dữ liệu !