Bi hài ngôi làng nằm giữa 2 nhà máy thủy điện nhưng... không có điện

Hàng chục năm qua, 78 hộ dân thuộc bản Sậy (xã Trung Thành, huyện Quan Hóa, Thanh Hóa) mặc dù nằm giữa 2 nhà máy thủy điện nhưng người dân nơi đây vẫn sống trong cảnh “khát” điện lưới quốc gia.

Hàng chục năm qua, người dân bản Sậy (xã Trung Thành, huyện Quan Hóa, Thanh Hóa) sống bên bờ sông Mã và giữa 2 nhà máy thủy điện nhưng vẫn không có điện lưới quốc gia.

Bản Sậy, xã Trung Thành, huyện miền núi Quan Hóa, nằm bên cạnh bờ sông Mã, giữa 2 nhà máy thủy điện Thành Sơn và Trung Sơn. Từ lâu, 2 nhà máy thủy điện này đã phát điện hòa vào điện lưới quốc gia. Dù cách thủy điện Thành Sơn vài trăm mét, nhưng đến nay cả bản vẫn trong tình trạng “khát” điện.

Để thoát khỏi thời kỳ “lạc hậu” bằng những chiếc đèn dầu hoa kỳ, người dân trong bản đã tự bỏ tiền túi ra mua một tua-bin cùng với hàng trăm mét dây điện về đặt ở suối Cú, lợi dụng dòng nước để phát điện. Tuy nhiên, điện cũng chập chờn và không ổn định. Ngoài ra, về mùa mưa, tua-bin thường xuyên bị cháy khiến chi phí dùng điện của người dân tăng cao.

Để có điện sử dụng thắp sáng, người dân phải mua tua-bin đặt ở suối để phát điện.

Ông Hà Văn Thiệp (49 tuổi) cho biết: “Để có điện sử dụng, chúng tôi dùng tua-bin nhưng điện cũng chập chờn và rất yếu, chỉ thắp sáng được bóng đèn. Ngoài ra, không sử dụng được bất kỳ thiết bị điện nào nữa cả”.

Cũng theo ông Thiệp, không có điện lưới, người dân không thể sử dụng nồi cơm điện để nấu ăn mà phải dùng bếp củi. Việc làm nhà, làm cửa, cần sử dụng máy móc thì phải dùng máy nổ để phát điện cho nên chi phí rất cao.

Về mùa khô, nước suối cạn thì điện của người dân lúc có, lúc không.

Còn ông Hà Văn Quỵnh kể: “Tôi sinh ra và lớn lên ở bản. Gần 60 năm qua, cả bản vẫn chưa có điện lưới để sử dụng. Tôi cũng như mọi người dân trong bản mong muốn có điện lâu lắm rồi nhưng đến nay vẫn chưa được”.

Không có điện lưới, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn, dường như dậm chân tại chỗ. Không nắm bắt được thông tin, đặc biệt là chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Người dân trở nên lạc hậu so với những địa phương khác trong thời kỳ 4.0, đặc biệt là đối tượng học sinh.

Mặc dù vậy, điện từ tua-bin cũng chập chờn và yếu, không đủ ánh sáng.

Ông Hà Văn Lân, trưởng bản Sậy, cho biết: “Bản được thành lập từ năm 1935, đến nay có 78 hộ dân sinh sống nhưng vẫn chưa có điện lưới quốc gia để sử dụng, mặc dù bản nằm giữa 2 nhà máy thủy điện đã hòa vào điện lưới quốc gia”.

“Năm 2010, bản đã có quy hoạch để kéo điện nhưng không hiểu lý do vì sao đến nay vẫn chưa được cấp điện và cũng không có hồi âm. Người dân chúng tôi cũng đã kiến nghị nhiều lần nhưng đến nay vẫn chưa có điện”, ông Lân nói tiếp.

Trưởng bản Hà Văn Lân cũng như người dân mong muốn bản sớm có điện lưới quốc gia để phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.

Mong muốn của trưởng bản, của ông Quynh cũng là mong muốn chính đáng của gần 80 hộ dân nơi đây, muốn được phủ sóng lưới điện để mở mang hiểu biết, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.

Ông Ngô Sĩ Tâm, Chánh Văn phòng UBND huyện Quan Hóa cho biết cử tri huyện Quan Hóa đã đề nghị tiếp tục đầu tư xây dựng đường điện lưới quốc gia đối với 8 bản chưa có điện trên toàn huyện. Lộ trình trong năm 2020 sẽ có 4 bản là bản Bâu, bản Nót (xã Nam Động); bản Pượn (xã Trung Sơn) và bản Yên (xã Hiền Chung) đã được quy hoạch kéo điện.

Dù chỉ cách nhà máy thủy điện Thành Sơn vài trăm mét dọc theo sông Mã nhưng bản Sậy vẫn chưa một lần có điện lưới.

Như vậy, trong năm nay, 78 hộ dân bản Sậy vẫn phải nấu cơm bằng bếp củi, vẫn dùng thứ ánh sáng chập chờn của tua-bin ngoài suối. Đặc biệt là vẫn “mù tịt” thông tin với thế giới bên ngoài.

Trần Nghị

Câu nói xót xa của cô gái sau hành trình thoát khỏi kẻ buôn người

Hầu hết các nạn nhân của mua bán người, sau khi được giải cứu, đều khá ổn về mặt tâm lý trong vòng 1-3 tháng đầu. Nhưng sau khoảng thời gian này, một số vấn đề ở họ bắt đầu nảy sinh.

Nữ tiến sĩ kể chuyện bị quấy rối và cách vượt lên nỗi đau, giúp người cùng cảnh

Bà Hồng bị quấy rối từ rất sớm. Trong hầu hết những tình huống bị quấy rối, chỉ có một mình bà đối diện với kẻ thực hiện hành vi.

Cao Thái Hà tuổi 34 vui sống độc thân, yêu hết mình nhưng thích tự do

Đi qua nhiều thăng trầm, Cao Thái Hà tận hưởng cuộc sống tích cực, lạc quan. Nữ diễn viên thích yêu nhưng không đặt giới hạn tuổi tác cho việc kết hôn.

Cú liều lúc nửa đêm cứu chàng trai Sơn La khỏi 'sào huyệt' của kẻ buôn người

H. được rủ sang Campuchia làm công việc nhẹ nhàng, lương tháng 10-15 triệu đồng. Nhưng chỉ vài ngày sau khi nhận việc, H. nhận ra mình đang ở trong ''sào huyệt'' của những kẻ buôn người.

Sếp nhìn chòng chọc vào người tôi, rồi chê bai ‘giống chân giò quá vậy’

Có những lần sếp nói những câu làm tôi chỉ muốn òa khóc. Sếp nhìn chòng chọc vào người tôi, rồi chê bai “sao giống chân giò quá vậy?”.

Bất ngờ bị tố quấy rối tình dục, nam giám đốc viết thư 'tuyên bố trong sạch'

Luật sư Trần Xuân Tiền chia sẻ, trong quá trình hành nghề, ông từng được biết và nghe về các vụ QRTD mà chính bản thân người quấy rối không cho rằng mình đang quấy rối người khác, đến khi bị tố cáo mới ngớ người.

Cảnh độc đáo ở nơi thờ nữ tình báo đầu tiên của chính sử Việt Nam

Có tuổi đời hàng trăm năm, rặng duối khổng lồ sừng sững bao quanh nơi thờ nữ tình báo đầu tiên của chính sử Việt Nam.

Diễn viên Midu công khai ảnh cưới, hé lộ thời gian diễn ra hôn lễ

Đám cưới của nữ diễn viên Midu và bạn trai doanh nhân kín tiếng sẽ chính thức diễn ra vào ngày 29/6.

Diễn viên Thanh Hương: Tôi đang độc thân, có gì đẹp thì cứ khoe

Diễn viên Thanh Hương khẳng định vẫn đang độc thân và đến với ai cũng phải tính toán hơn sau một lần đổ vỡ.

Cựu binh hơn 8 năm làm điều đặc biệt trên phố, từ chối nhận tiền hỗ trợ

Hơn 8 năm qua, tại TP. Hội An, một cựu binh lớn tuổi hằng ngày cần mẫn đẩy chiếc xe tự chế rong ruổi khắp nẻo đường để nhặt rác. Ông từ chối nhận lương cho công việc này.

Đang cập nhật dữ liệu !