Bất ngờ về nhóm người vô gia cư nhận quà từ thiện trên phố đêm Hà Nội

Người phụ nữ chia sẻ không chồng, không nhà cửa, vào các đêm cuối tuần chị đưa con ra phố Tràng Thi xin quà từ thiện. Nhưng sau đấy, chúng tôi thấy một người đàn ông đến đón chị ta trên một chiếc xe ga.

23 giờ tối thứ 7, dạo một vòng tuyến phố Tràng Thi (phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), chúng tôi bắt gặp một số nhóm người ngồi ngay vỉa hè. Khi chúng tôi đi xe máy qua, có người hỏi với theo: ‘Cho quần áo từ thiện à?’.

Trên sảnh một tòa nhà ở ngã tư Tràng Thi một nhóm 5 người phụ nữ đang ngồi túm tụm. Thấy chúng tôi dừng xe, 2 người phụ nữ tiến lại gần đón ngay túi quần áo cũ. Một người phụ nữ trung niên xin luôn túi còn lại chúng tôi đang để trên xe. 2 chiếc xe đạp cũ chở ít phế liệu đang đặt ngay cạnh họ.

Vừa lật giở các túi quần áo cũ ra xem, một người phụ nữ vừa kể lể: ‘Chúng tôi không có nhà cửa. Ban ngày đi nhặt phế liệu, ban đêm chúng tôi ra đây ngồi, có ai cho gì thì xin’.

Nhóm người trên phố Tràng Thi lật giở quần áo cũ vừa được cho

Cách chỗ những phụ nữ này vài bước là 3 người đàn ông ngồi ở một góc bậc thang tòa nhà.

Đối diện đó là một bà mẹ khác bế theo 2 đứa con nhỏ, ngồi trên vỉa hè. Hai đứa trẻ được mẹ lót tấm nilon nằm ngủ ngay trên nền gạch. Chia sẻ với PV, chị cho biết quê ở Hải Dương, bố mẹ làm ăn ở miền Nam nên không thể trông cháu. Ban ngày, chị gửi 2 đứa trẻ ở nhà thờ, sau đó đi rửa bát thuê. Buổi tối những ngày cuối tuần, chị ra đây xin đồ.

Chỉ 15 phút sau, một nhóm bạn trẻ mặc áo đồng phục của một nhóm thiện nguyện đỗ xe máy, ào xuống phân phát những suất ăn (cháo, bánh mỳ, xôi...) cho tất cả những người này. Sau đó, họ lại nhanh chóng lên xe, đi tặng nốt những suất ăn còn lại cho người ngồi vỉa hè ở các khu vực khác.

Ngay tiếp đoàn đầu tiên là đoàn phát quà thứ 2 bước xuống từ một chiếc ô tô. Lần này, mỗi suất quà là một hộp cơm. Người của nhóm vừa phát cơm vừa ghi lại một số hình ảnh bằng điện thoại.

Ô tô của một nhóm từ thiện đi phát quà đêm

Chị Lan Anh - một thành viên trong nhóm cho biết, các thành viên trong nhóm thuộc một hội từ thiện có tiếng ở Hà Nội, chuyên đi phát cơm, cháo ở khu vực phố Tràng Thi và các bệnh viện nhiều năm nay.

Cuối tuần nào chị cũng cùng nhóm của mình đi phát những suất cơm ở đây, thường là từ 50-70 suất/ tối. Đối tượng mà chị nhắm đến là những người có hoàn cảnh khó khăn hay ngồi trên hè phố vào lúc tối muộn.

Người phụ nữ này chia sẻ, chị biết khá rõ hoàn cảnh của nhiều người ngồi ở đây. Khi được hỏi về hoàn cảnh của người phụ nữ bế theo 2 con nhỏ, chị Lan Anh kể, bà mẹ này có 3 đứa con, trong đó 1 đứa mắc bệnh tự kỷ đang điều trị trong bệnh viện. Ban ngày, chị ta phải vào viện chăm con, ban đêm ra đây ngồi kiếm vài suất cơm, cháo cho ngày hôm sau.

Chị Lan Anh còn chia sẻ, những ngày đầu tiếp xúc, thấy thương tình, chị còn mua cả chăn cho 3 mẹ con và tặng vài trăm nghìn đồng. Nhưng đó là trường hợp đặc biệt. Còn lại, nhóm của chị chỉ tặng quà chứ không tặng tiền.

Chị cũng khẳng định không phải tất cả những người ngồi đây đều là vô gia cư. Chị biết có những người có nhà cửa, nhưng hầu hết là dân lao động đi làm thuê, thuê nhà trọ ở tạm bợ. ‘Có thể lát nữa họ lại về nhà ngủ. Nhưng tôi nghĩ rằng họ đều là những người khó khăn hoặc bệnh tật, kiếm được đồng tiền khó khăn nên mới phải ra đây ngồi xin suất cơm, nên chúng tôi đều cho cả, không đặt nặng vấn đề họ có phải là người vô gia cư hay không’.

‘Tất nhiên, với những đối tượng thanh niên khỏe mạnh, vẫn còn lao động tốt thì có xin chúng tôi cũng không cho’, chị nói.

Ngay sau khi trò chuyện với chị Lan Anh, chúng tôi quay trở lại chỗ nhóm phụ nữ đang bận rộn với những suất ăn vừa nhận được. Người phụ nữ khoảng 50 tuổi nhanh chóng tiến lại gần trình bày hoàn cảnh: ‘Hôm nay trời mưa, cô không đi kiếm được gì, cho cô xin 10 nghìn mua thuốc đau chân’. Tôi đưa cho chị chút tiền rồi ra quán nước gần đó ngồi quan sát.

Đến 1 giờ sáng, có khoảng 5-6 nhóm từ thiện đến phát cơm, cháo, bánh mỳ, sữa... cho những người này. Hầu hết các nhóm có vẻ đã đi nhiều lần, quen mặt từng người. Cũng có một số người trẻ đi theo cá nhân nhỏ lẻ, cứ thấy ai nằm ngồi vỉa hè là phát quà.

Chia sẻ về những người này, chủ quán ăn có thâm niên bán hàng đêm ở cổng Bệnh viện Phụ sản trung ương gần chục năm nay, thở dài nói: ‘Vô gia cư gì, tất cả đều có nhà cửa… Họ thích ra đấy xin ăn thôi. Tí lại kéo nhau về hết’.

Người phụ nữ đưa 2 con ra vỉa hè để nhận quà từ thiện

Theo lời người này, những người nhận đồ kia không phải thuộc diện khó khăn, nghèo khổ, thậm chí còn có cả dân xã hội đen, nghiện ngập, cờ bạc.

Khi được hỏi về người phụ nữ bế theo 2 con nhỏ, người chủ quán nước lại kể một câu chuyện hoàn toàn khác. Anh nói, chị đó có nhà ở gần đây, chồng làm nghề sửa xe máy. Hai đứa con bình thường, khỏe mạnh, không thấy đau ốm gì đặc biệt.

Đúng như anh chia sẻ, khoảng 1 giờ sáng, chúng tôi thấy một người đàn ông đi chiếc xe tay ga đến đón 3 mẹ con. Anh chủ quán nói: ‘Đấy, chồng chị ta đấy!’

Nói về một người phụ nữ khác trong nhóm người ngồi đằng xa, anh bảo có 1 người trong số đó anh biết từ khi còn nhỏ. ‘Bà ấy cũng có nhà nhưng khổ thật, khó khăn thật’.

Khoảng 2h sáng, nhóm người trên lần lượt ra về sau khi nhận đồ từ thiện.

Đến khoảng 2 giờ sáng, khoảng chục người này lần lượt đứng dậy đi về, mỗi người một hướng, tuyệt nhiên không còn một ai ngồi lại.

Người chủ quán nước cho biết thêm, bán hàng đêm chục năm nay, anh chứng kiến những người này ngồi nhận quà, cơm cháo thường xuyên, thậm chí còn cả ‘xin đểu’. Có thời điểm đông, họ còn tranh nhau, đánh nhau chí chóe. Theo kinh nghiệm của anh: ‘Những người vô gia cư, nghèo khổ thực sự họ không ra đấy ngồi. Họ thường nằm, ngồi ở những góc khuất và đi riêng lẻ’.

Chỉ tay về phía bến xe buýt cách vài bước chân, anh bảo: ‘Kia kìa, có ông vô gia cư thật ngày nào cũng ngủ ở bến xe buýt kia. Thậm chí nhiều người đi qua không ai biết ông ấy ngủ ở đấy. Ông ấy tự trọng lắm. Ai cho thì lấy, không xin ai cái gì bao giờ. Ra đây mua hàng của tôi, ông ấy cũng trả tiền đầy đủ’.

Nguyễn Thảo - Ngọc Trang

Khán giả 'xoắn não' vì màn kết hợp mới của Hồng Diễm và Phương Oanh, Thu Quỳnh

Trong phim 'VFC ngoại truyện' sắp phát sóng, khán giả 'xoắn não' vì các nhân vật trong 'Quỳnh búp bê', 'Hương vị tình thân', 'Trạm cứu hộ trái tim' với Hồng Diễm, Phương Oanh, Thu Quỳnh cùng xuất hiện.

Nhận cuộc gọi từ quê, tôi bần thần nhớ ngoại, tiếc những ngày mải mê kiếm tiền

Mỗi lần về quê dịp 30/4, ngoại thường nấu cho mấy đứa cháu món canh cá lóc nấu chua chuẩn vị Nam bộ. Giờ hình ảnh ngoại lui cui trong chái bếp đã thành quá khứ.

Chuyện thoát 'cơn bĩ cực' nhờ được vay 100 triệu đồng của người bán rau

Chị bán rau ở chợ Văn Thánh (TP.HCM) chia sẻ, dù hợp đồng vay 100 triệu là 10 năm, nhưng sau 3-4 tháng đầu tư có thu nhập, chị sẽ cố gắng trả nợ trong 5 năm và xin ra khỏi hộ nghèo, nhường suất cho những người không may mắn khác.

3 con gái lấy chồng xa, mẹ nuôi đàn gà chỉ mong con cháu về nghỉ lễ

Mới sớm, mẹ đã gọi điện hỏi xem dịp lễ này con có về quê ngoại. Chưa kịp trả lời đã thấy mẹ sụt sùi, giọng nghẹn lại, con cũng cứ thế nước mắt tuôn rơi.

Nữ DJ miền Tây mặc áo dài chơi nhạc gây sốt, kể góc khuất "sống về đêm"

DJ Tina Thảo thường được chú ý bởi hình ảnh mặc áo dài, áo bà ba trong những buổi diễn sôi động. Cô gái gốc Cà Mau cho biết đây là cách cô tạo dấu ấn riêng, bất chấp những tranh cãi.

Câu nói xót xa của cô gái sau hành trình thoát khỏi kẻ buôn người

Hầu hết các nạn nhân của mua bán người, sau khi được giải cứu, đều khá ổn về mặt tâm lý trong vòng 1-3 tháng đầu. Nhưng sau khoảng thời gian này, một số vấn đề ở họ bắt đầu nảy sinh.

Nữ tiến sĩ kể chuyện bị quấy rối và cách vượt lên nỗi đau, giúp người cùng cảnh

Bà Hồng bị quấy rối từ rất sớm. Trong hầu hết những tình huống bị quấy rối, chỉ có một mình bà đối diện với kẻ thực hiện hành vi.

Cao Thái Hà tuổi 34 vui sống độc thân, yêu hết mình nhưng thích tự do

Đi qua nhiều thăng trầm, Cao Thái Hà tận hưởng cuộc sống tích cực, lạc quan. Nữ diễn viên thích yêu nhưng không đặt giới hạn tuổi tác cho việc kết hôn.

Cú liều lúc nửa đêm cứu chàng trai Sơn La khỏi 'sào huyệt' của kẻ buôn người

H. được rủ sang Campuchia làm công việc nhẹ nhàng, lương tháng 10-15 triệu đồng. Nhưng chỉ vài ngày sau khi nhận việc, H. nhận ra mình đang ở trong ''sào huyệt'' của những kẻ buôn người.

Sếp nhìn chòng chọc vào người tôi, rồi chê bai ‘giống chân giò quá vậy’

Có những lần sếp nói những câu làm tôi chỉ muốn òa khóc. Sếp nhìn chòng chọc vào người tôi, rồi chê bai “sao giống chân giò quá vậy?”.

Đang cập nhật dữ liệu !