Báo chí quốc ngữ ngày đầu và những chuyện ít người biết

Báo chí quốc ngữ Việt Nam đã có hành trình 150 năm phát triển kể từ ngày tờ báo tiếng Việt – Gia Định báo - được phát hành số đầu tiên vào ngày 15/4/1865.

Thế nhưng đến giờ vẫn còn rất nhiều người còn mù mờ thông tin về những ngày đầu của báo chí quốc ngữ nước nhà.

Tờ báo tiếng Việt đầu tiên có tính chất công báo

Báo chí quốc ngữ ngày đầu và những chuyện ít người biết - ảnh 1

Báo chí quốc ngữ Việt Nam đã có hành trình 150 năm phát triển.

Tại cuộc Tọa đàm 150 năm Báo chí quốc ngữ diễn ra cách đây ít lâu ở Hà Nội, rất nhiều thông tin hấp dẫn, thú vị về những ngày đầu của báo chí quốc ngữ Việt Nam được chia sẻ rộng rãi.

Theo nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân, trong suốt thời quân chủ, ở Việt Nam không có báo, chỉ có sách chép tay, sách in ghép ván, kinh nhà chùa in trên các bản in học theo người Tàu... Các hoạt động truyền tin, đưa tin được biến thành chức năng Nhà nước, ví dụ như Hà Nội có Ngõ Trạm là hệ thống đưa công văn tin tức của cơ quan Nhà nước đến các nơi.

Năm 1858, thực dân Pháp chiếm đóng Việt Nam. Ngay từ thời kỳ đầu, người Pháp đã tính đến việc có báo chí ở Nam Kỳ. Khoảng năm 1862, bắt đầu xuất hiện tờ báo đầu tiên bằng tiếng Pháp, sau đó có thêm 2 tờ nữa cũng bằng tiếng Pháp. Với những thông tin đăng trên báo thì chỉ người Pháp trong bộ máy cai trị và người Việt biết tiếng Pháp mới đọc được. Ít lâu sau, 3 tờ này in thêm bản tiếng Hán.

"Những nhà quản lý người Pháp ở Nam Kỳ đã tính đến việc ra 1 tờ báo quốc ngữ của Việt Nam, với chủ trương không lấy chữ Pháp để xếp chữ Việt mà phải về Pháp đặt bộ chữ Việt để in báo. Bởi những chữ không có dấu như "n", "g"... thì có thể dùng chung bộ chữ tiếng Pháp, Anh, nhưng những chữ cái nguyên âm có thanh điệu, ví dụ như “dạy” thì phải đúc riêng. Việc chuẩn bị cho việc ra đời tờ báo Quốc ngữ được hoàn thành vào cuối năm 1864. Đến năm 1865, họ quyết định cho ra tờ báo bằng chữ quốc ngữ bằng tiếng Việt, đó là tờ Gia Định báo", nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân cho biết.

Người xin phép đề nghị thành lập Gia Định báo là Trương Vĩnh Ký. Nhưng khi chính quyền Pháp ký giấy phép thành lập thì 1 người Pháp trong giới thông ngôn lại được chỉ định làm Chánh tổng tài (tổng biên tập). Khoảng 4 năm sau, đến năm 1869 mới giao quyền Chánh tổng tài cho Trương Vĩnh Ký.

Theo các nhà nghiên cứu, số báo đầu tiên của Gia Định báo được phát hành ngày 15/4/1865. Lúc đầu, Gia Định báo được phát hành theo tháng, mỗi tháng 1 số, mỗi số 4 trang, mỗi trang có kích thước 22 x 32cm, lớn hơn tờ A4 một chút nhưng nhỏ hơn tờ A3 một chút. Sau tiến tới 1 tháng 2 số vào những kỳ không nhất định. Dần dần, mức nhặt kỳ nhất là ra hàng tuần. Nội dung thông tin chỉ mang tính chất công báo, truyền tải những điều mà chính quyền muốn nói với người dân.

Chia sẻ thêm về "ngày sinh" của Gia Định báo, nhà sưu tầm báo Tạ Thu Phong cho biết: Hiện chưa có chứng cứ trực tiếp để khẳng định số đầu tiên của tờ báo này được phát hành vào ngày 15/4. Bởi những số đầu tiên này thì ngay cả Thư viện Quốc gia Pháp cũng không còn lưu giữ, và trong dân gian đến giờ vẫn không tìm được. Hiện chỉ căn cứ vào hai chứng cứ gián tiếp: một là dựa trên lá thư của một quan chức người Pháp viết cho một đồng nghiệp, trong đó nói rằng tờ Gia Định báo đã ra đời ngày 15/4; và hai là dựa vào số 4 và 5 của Gia Định báo (ra đời trong tháng 4 – 5/1865) rồi trừ ngược thời gian ra tuần báo.

"Số báo thứ nhất của Gia Định báo có lẽ đã tuyệt chủng. Năm 1969, có 1 tay chơi báo cổ người Pháp đã treo giải với giá ngang 1 ngôi nhà thời đó để mua được tờ Gia Định báo số 1 mà không ai có được", ông Tạ Thu Phong chia sẻ.

Báo chí là chỗ tựa cho văn, thơ, truyện dịch

Cũng theo nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân, Gia Định báo là tờ báo quốc ngữ đầu tiên, đã tạo động lực khích lệ cho sự ra đời của nhiều tờ báo khác, đầu tiên cũng chỉ ở Sài Gòn. Sau Gia Định báo, đã có một loạt báo khác được "khai sinh". Có tờ chết yểu như Phan Yên báo, nhưng cũng có tờ tồn tại khá bền như Nam kỳ địa phận của Công giáo ở Nam Kỳ. Đến suốt cuối thế kỷ 19 thì chỉ có ở Sài Gòn mới xuất hiện báo chí.

Đối với báo chí ở miền Bắc, có ý kiến cho rằng tờ báo xuất hiện sớm nhất vào năm 1888, nhưng in bằng chữ Hán. Sang đến đầu thế kỷ 20, những tờ báo quốc ngữ đầu tiên mới xuất hiện ở Hà Nội, trong đó, đáng kể nhất là tờ Trung Bắc Tân văn.

Đến trước năm 1908, báo chí chỉ có 2 đầu Hà Nội và Sài Gòn, còn ở miền Trung không có báo chí. Đến năm 1922, mới có tờ báo đầu tiên ở Quy Nhơn, đó là tờ Lời thăm các thày giảng (tồn tại đến năm 1943). Sau đó ở Huế cũng có vài tờ, bền nhất là tờ Tiếng dân, tồn tại đến năm 1943.

"Thế mạnh nhất của người Việt làm báo lúc đó là tuần báo và tạp chí chứ không phải nhật báo. Thời kỳ rực rỡ nhất của báo chí tiếng Việt thời kỳ từ năm 1913 – 1914 đến 1945 là báo văn hóa, văn nghệ, văn chương. Nền văn chương hiện đại của tiếng Việt ra đời và tựa một phần trên báo chí. Phong trào thơ mới cũng được phát động, cổ động trên báo chí. Các tác phẩm được công bố trên báo chí trước khi xuất bản thành các tập sách. Những tác giả tiểu thuyết có khả năng viết hoặc dịch truyện dài thì có thể hoàn toàn sống tốt với nhật báo (tờ báo ra hàng ngày luôn có trang truyện dài)", nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân nhận định.

Ở một góc nhìn khác, dịch giả Thúy Toàn cho rằng không chỉ có thơ, văn mà cả văn học dịch cũng đã xuất hiện nhờ báo chí. Dịch giả Thúy Toàn dẫn chứng: "Tờ Tiếng dân ra đời năm 1927 ở Huế, thì ngay số đầu tiên đã đăng tải bản dịch Phục sinh của Hoa Trung. Bản dịch Phục Sinh được đăng tải liên tiếp từ số đầu tiên kéo dài tới số thứ 86".

Ông Nguyễn Lân Bình, cháu nội của cụ Nguyễn Văn Vĩnh - chủ bút tờ Đăng cổ tùng báo (phát hành từ năm 1907, được xem là cơ quan ngôn luận của Đông Kinh Nghĩa thục), cho biết: Tờ Đăng cổ tùng báo năm 1907 đăng tải thông tin bằng cả 2 thứ tiếng, trong đó, phần tiếng Hán do cụ Đào Nguyên Phổ phụ trách, còn phần tiếng Việt do cụ Nguyễn Văn Vĩnh phụ trách. Với Đăng cổ tùng báo, lần đầu tiên người Việt Nam được biết đến những câu chuyện dịch ngụ ngôn của La Phông ten. Trên tờ báo này cũng đã sinh ra rất nhiều loại hình sinh hoạt báo chí mới như phiếm đàm, rao vặt... Đặc biệt là mục chuyên đề “Nhời đàn bà” chuyên dành cho phụ nữ, nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội, giúp họ biết mình là ai, có quyền gì so với nam giới trong xã hội...

  
Hoàng anh

Câu nói xót xa của cô gái sau hành trình thoát khỏi kẻ buôn người

Hầu hết các nạn nhân của mua bán người, sau khi được giải cứu, đều khá ổn về mặt tâm lý trong vòng 1-3 tháng đầu. Nhưng sau khoảng thời gian này, một số vấn đề ở họ bắt đầu nảy sinh.

Nữ tiến sĩ kể chuyện bị quấy rối và cách vượt lên nỗi đau, giúp người cùng cảnh

Bà Hồng bị quấy rối từ rất sớm. Trong hầu hết những tình huống bị quấy rối, chỉ có một mình bà đối diện với kẻ thực hiện hành vi.

Cao Thái Hà tuổi 34 vui sống độc thân, yêu hết mình nhưng thích tự do

Đi qua nhiều thăng trầm, Cao Thái Hà tận hưởng cuộc sống tích cực, lạc quan. Nữ diễn viên thích yêu nhưng không đặt giới hạn tuổi tác cho việc kết hôn.

Cú liều lúc nửa đêm cứu chàng trai Sơn La khỏi 'sào huyệt' của kẻ buôn người

H. được rủ sang Campuchia làm công việc nhẹ nhàng, lương tháng 10-15 triệu đồng. Nhưng chỉ vài ngày sau khi nhận việc, H. nhận ra mình đang ở trong ''sào huyệt'' của những kẻ buôn người.

Sếp nhìn chòng chọc vào người tôi, rồi chê bai ‘giống chân giò quá vậy’

Có những lần sếp nói những câu làm tôi chỉ muốn òa khóc. Sếp nhìn chòng chọc vào người tôi, rồi chê bai “sao giống chân giò quá vậy?”.

Bất ngờ bị tố quấy rối tình dục, nam giám đốc viết thư 'tuyên bố trong sạch'

Luật sư Trần Xuân Tiền chia sẻ, trong quá trình hành nghề, ông từng được biết và nghe về các vụ QRTD mà chính bản thân người quấy rối không cho rằng mình đang quấy rối người khác, đến khi bị tố cáo mới ngớ người.

Cảnh độc đáo ở nơi thờ nữ tình báo đầu tiên của chính sử Việt Nam

Có tuổi đời hàng trăm năm, rặng duối khổng lồ sừng sững bao quanh nơi thờ nữ tình báo đầu tiên của chính sử Việt Nam.

Diễn viên Midu công khai ảnh cưới, hé lộ thời gian diễn ra hôn lễ

Đám cưới của nữ diễn viên Midu và bạn trai doanh nhân kín tiếng sẽ chính thức diễn ra vào ngày 29/6.

Diễn viên Thanh Hương: Tôi đang độc thân, có gì đẹp thì cứ khoe

Diễn viên Thanh Hương khẳng định vẫn đang độc thân và đến với ai cũng phải tính toán hơn sau một lần đổ vỡ.

Cựu binh hơn 8 năm làm điều đặc biệt trên phố, từ chối nhận tiền hỗ trợ

Hơn 8 năm qua, tại TP. Hội An, một cựu binh lớn tuổi hằng ngày cần mẫn đẩy chiếc xe tự chế rong ruổi khắp nẻo đường để nhặt rác. Ông từ chối nhận lương cho công việc này.

Đang cập nhật dữ liệu !