Báo chí có sứ mệnh tạo nên con người tử tế

"Tôi nghĩ, khi một số tờ báo viết về những vụ án mà nhà báo miêu tả rất chi tiết thì nhà báo cũng mang máu lạnh như vậy".

Đó là chia sẻ của ông Đỗ Quý Doãn, Nguyên Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về mối quan hệ giữa báo chí và việc xây dựng xã hội tử tế, con người tử tế cùng PV Infonet, nhân dịp Infonet khởi động chuyên đề Người tử tể - nơi phản ánh, biểu dương những cái tốt, mặt sáng của cuộc sống.

Dưới đây là nội dung cuộc trao đổi:

Báo chí có sứ mệnh tạo nên con người tử tế - ảnh 1

Nguyên Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Đỗ Quý Doãn, người luôn sẵn sàng trả lời các câu hỏi của báo chí (ảnh Mic)

Thưa ông, từng là người nhiều năm gắn bó với công tác quản lý báo chí, ông có nhận định gì về mối quan hệ giữa báo chí và sự tốt lên, sự văn minh hơn của cộng đồng?

LTS: "Tử tế có trong mỗi con người, mỗi nhà, mỗi dòng họ, mỗi dân tộc. Hãy bền bỉ đánh thức nó" - xin mượn lời của đạo diễn "Chuyện tử tế" Trần Văn Thủy để mở đầu cho chuyên đề của chúng tôi.

Hãy chia sẻ với Infonet.vn những điều đẹp đẽ, những tấm gương bình thường mà cao quý bạn vô tình hay thường xuyên bắt gặp đâu đó thường ngày, để cùng chúng tôi tiếp tục "bền bỉ đánh thức chuyện tử tế" trong mỗi giây cuộc sống.

Câu chuyện được chọn đăng sẽ được hưởng nhuận bút theo quy định của TS.

Rõ ràng, chúng ta thấy trong xã hội ngày nay có thể nói có nhiều vấn đề tiêu cực, tệ nạn… có rất nhiều điều mà nhân dân bức xúc, băn khoăn, trăn trở. Nhưng phải khẳng định là những gương sáng, những nhân tố mới, những điển hình tiên tiến không phải là thiếu và đó vẫn là dòng chủ lưu trong đời sống xã hội. Tôi nghĩ, trong bất cứ xã hội nào, việc giới thiệu những gương người tốt, những điển hình mới là điều cần thiết. Việc tuyên truyền, cổ vũ giới thiệu để nhân rộng những điển hình tiên tiến đó lại càng cần thiết và có sức lan tỏa.

Nếu như, đọc trên báo chí chỉ toàn những vụ việc tiêu cực, thấy rất nặng nề nhưng đâu phải ai cũng chỉ muốn nhìn những mặt tiêu cực đó. Con người, kể cả người xấu, trong tình cảm của họ vẫn có những đốm sáng. Chính những việc làm khích lệ, biểu dương cái tốt sẽ khiến cho những đốm sáng đó càng sáng hơn, càng lan tỏa rộng hơn. Và khi chúng ta viết về cái tốt, trân trọng cái tốt cũng có nghĩa là chúng ta góp phần làm cho xã hội, làm cho mọi người thấy được xã hội có rất nhiều điều tốt đẹp, rất nhiều con người tốt.

Có những tấm lòng hết sức bao dung, có những con người sống vì nghĩa cử, có những người sẵn sàng hi sinh tính mạng của mình vì cộng đồng, vì người khác. 

Có những con người nhìn rất bình thường nhưng họ lại rất vĩ đại, có những em nhỏ biết mình sức yếu, nhưng vẫn lao ra giữa dòng nước dữ để cứu bạn. Hành động đó cảnh tỉnh cho nhiều người, cảnh tỉnh cho sự vô cảm, thờ ơ của mọi người. Hành động đó thắp sáng cho hàng loạt hành động khác. Cái đó là rất cần thiết và chính báo chí nên kiên trì, kiên nhẫn.

Cũng như mầm cây, khi mới bắt đầu nhô lên nó bị đất đá, bụi bặm, rác rưởi bao phủ. Đôi khi con người chưa nhìn thấy mầm cây đó, với chức năng của mình, báo chí phải góp phần gạt đi những lớp đất đang phủ, gạt đi những rác rưởi để cho mầm cây lên xanh tốt. Khi mầm cây lên thành một cây vững chắc thì bóng mát của cây đó sẽ vươn rộng ra . Ý nghĩa của nó là như vậy.

Tuy nhiên, hiện nay, có một số tờ báo chạy theo xu hướng lá cải hóa, giật gân câu khách, tìm kiếm những vụ án và miêu tả hành động thái quá. Những việc này tác động như thế nào đến hành vi của con người?

Như tôi đã nói, trong xã hội những điều đó là có thật, những hành vi đó là có thật. Nhưng nếu như chúng ta say sưa với những hành vi như vậy thì vô hình trung, chúng ta lại làm cho xã hội sa đà vào những việc xấu mà không khơi được những mạch tốt, những đốm sáng, những phong trào tốt trong xã hội. Chức năng của báo chí là phản ánh hiện thực, nhưng đồng thời báo chí còn có một chức năng khác - Chức năng giáo dục, chức năng thẩm mĩ, xây dựng những nét đẹp chứ đâu chỉ phản ánh đúng vụ việc xấu.

Chẳng hạn, khi nói về vụ án hình sự, báo chí chỉ tập trung mô tả mà quên khơi dậy một phong trào bảo vệ an ninh, xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng con người có đạo đức, nhân cách thì báo chí mới chỉ thực hiện một nhiệm vụ là phản ánh hiện thực của xã hội nhưng quên chức năng giáo dục, quên chức năng thẩm mỹ, quên chức năng định hướng của báo chí.

Cho nên, thể hiện một cách đầy đủ và toàn diện các chức năng của báo chí cũng đã góp phần giải quyết tình trạng giật gân, câu khách, sa đà vào các vụ án cướp, giết, hiếp. Tôi nghĩ, đó là trách nhiệm của báo chí.

Ông có thể chỉ ra một ranh giới giữa việc lên án thói xấu và “vẽ đường cho hươu chạy”?

“Trước hết tôi rất hoan nghênh ý tưởng xây dựng một chuyên mục nhằm giới thiệu những gương người tốt, việc tốt. Điều này rất cần thiết. Về góc độ pháp lý, điều 6 của Luật Báo chí, trách nhiệm của cơ quan báo chí có đề cập đến vấn đề này là: Ngoài việc đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, các tệ nạn xã hội còn tuyên truyền, giới thiệu các nhân tố mới, các điển hình tiên tiến.

 Tôi nghĩ, cái đó vừa phù hợp với sự chỉ đạo của Đảng đồng thời phù hợp với pháp luật về báo chí. Đây là điều đáng khuyến khích”- Nói về chuyên mục mới của Infonet, ông Đõ Quý Doãn, Nguyên Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết.

Rút kinh nghiệm từ báo chí của nước ngoài khi thông tin về sự kiện máy bay đâm vào tòa tháp đôi khiến hàng nghìn người chết, vụ động đất sóng thần thảm họa kép ở Nhật Bản… không bao giờ ta nhìn thấy một hình ảnh tang thương trên mặt báo nhưng báo chí của ta thì vô cùng kinh hoàng, đi vào miêu tả một cách quá chi tiết, rùng rợn nó làm cho con người đôi khi chỉ thấy sự đen tối.

Hay việc miêu tả một hành vi tội ác thì báo chí của ta miêu tả một cách quá chi tiết, đôi khi như hướng dẫn cho người đọc đi vào chỗ có tệ nạn, chỗ mại dâm hoặc là hướng dẫn nơi nọ, nơi kia có ma túy, nghiện hút… như vậy chẳng phải “nối giáo cho giặc”, “vẽ đường cho hươu chạy” sao?

Ngay các vụ xử án của báo chí nước ngoài, tôi để ý thấy chưa bao giờ họ đưa một hình ảnh cụ thể mà toàn là sơ đồ, ký họa cả. Những cái đó ta phải rút kinh nghiệm.

Xin hỏi ông cần một tỷ lệ nào giữa việc lên án cái xấu và đề cao cái tốt ở trong báo chí?

Tôi nghĩ việc đưa ra một tỉ lệ cứng nhắc thì không nên nhưng khi đưa một vụ việc tiêu cực nhưng với động cơ tích cực, với suy nghĩ tích cực thì nó lại khác. Ví dụ hành vi cướp của, giết người anh có thể đưa sự kiện ngày nọ, ngày kia nhưng nếu như anh biết khai thác ở cái khía cạnh sự lên án của xã hội, từ chỗ đó rút ra bài học về xây dựng khu phố hoặc địa bàn không có tội phạm như thế nào, lồng ghép nó với các phong trào địa bàn không có tội phạm, không có tệ nạn….

Tôi nghĩ, riêng việc đưa vụ án đúng tôn chỉ mục đích của những tờ báo đã giải quyết được rất nhiều việc. Một tờ báo cho phụ nữ mà nói về vụ việc đó thì phải phân tích dưới góc độ như bảo vệ quyền lợi người phụ nữ thế nào, vấn đề bình đẳng giới ra làm sao…

Nhưng cũng vụ đó nếu như tờ Tuổi trẻ thì mình phân tích ở khía cạnh khác, tờ Công nghiệp lại đưa kiểu khác, tờ thông tin đưa kiểu khác… Bây giờ các báo đưa gần như giống nhau, một vụ án cũng y xì như thế thì rõ ràng càng làm cho xã hội nặng nề thêm thôi. Chứ bây giờ phải nói 40% nọ, 40% kia thì cũng không phải. Tôi nghĩ, phóng viên biết cân đối, cân nhắc trong từng bài viết thì đã là giải quyết được tính u ám, đen tối của các vụ việc, các tệ nạn....

Vậy phải chăng quan điểm của ông là để hình thành nên xã hội tử tế, con người tử tế mà báo chí góp công vào, thì chính nhà báo phải dùng cái tâm của mình khi viết bài đúng không, thưa ông?

Đúng như vậy. Tôi nghĩ, khi một số tờ báo viết về những vụ án mà nhà báo miêu tả rất chi tiết thì nhà báo cũng mang máu lạnh như vậy. Cho nên khi viết về vấn đề đó, nhà báo có một cái nhìn khác hơn, tính nhân văn trong cách nhìn nhận nó cao hơn thì chắc chắn anh sẽ phân tích, anh sẽ thể hiện cái vấn đề đó nó khác.

Như tôi đã nói, khi đặt bút viết về vụ án, vụ việc đó thì động cơ của nhà báo là gì? Báo chí chỉ miêu tả toàn bộ sự việc, chắc người ta cũng không cần thiết đến như vậy. Nhưng nếu viết để cảnh báo, cảnh tỉnh thì nó khác, viết để lên án thì nó khác, viết để giáo dục thì nó khác. Do đó, phụ thuộc rất lớn vào ngòi bút, vào cái tâm, vào đạo đức của người làm báo.

Tôi nghĩ, điều này cũng chẳng phải mới, Bác Hồ cũng đã dạy,  khi đặt bút viết phải trả lời được viết cho ai, viết cái gì, viết như thế nào, viết để mục đích gì? Giải quyết được mấy câu hỏi đó thì nó sẽ ra bài toán đúng. Nhưng bởi vì rất nhiều người viết để viết thôi, thậm chí có những vụ việc tại sao báo chí nước ngoài chỉ cần đôi ba câu, mình miêu tả nó một cách rùng rợn, kỹ lưỡng thì rõ ràng là phải xem lại tính mục đích, cái tâm của nhà báo đó. Thế cho nên nó phụ thuộc rất lớn vào cái tâm của nhà báo, vào mục đích của nhà báo.

Nhân việc báo Infonet mở chuyên mục đề cao cái tốt, ông có muốn nhắn nhủ gì tới bạn đọc, tới những người viết chuyên mục này?

Tôi nghĩ, mở ra một chuyên mục vốn đã rất khó, duy trì được chuyên mục vô cùng khó. Để chuyên mục đó được duy trì và có chất lượng thì càng khó hơn nữa. Vì thế, tôi nghĩ trước hết ban biên tập, phóng viên của Infonet phải kiên trì, trung thành với tôn chỉ mục đích mà chuyên mục mình mở ra.

Thứ hai, tôi nghĩ, phóng viên có đông bao nhiêu cũng không nằm hết ở các địa bàn, cũng không thể phát hiện hết tất cả các gương sáng điển hình, những mô hình tốt ở trong cả nước cho nên phải có một đội ngũ cộng tác viên.

Đặc biệt, phải xây dựng được một số cộng tác viên, những cây bút có uy lực. Có uy lực ở đây là gì, có năng lực viết và có uy tín. Chỉ cần một bài sai, tính chân thực bị vi phạm thì rất có thể cả chuyên mục của mình bị đổ bể. Nên vấn đề xây dựng một đội ngũ và như tôi nói xây dựng một đội ngũ tin cậy, những cây bút có uy lực trong cái chuyên mục này là điều rất cần thiết và phải rộng rãi vì tôi nghĩ nếu bạn đọc, cộng tác viên không ủng hộ thì khó mà duy trì được.

Xin cảm ơn ông!

Hồng Chuyên- Lại Hà (thực hiện)

Câu nói xót xa của cô gái sau hành trình thoát khỏi kẻ buôn người

Hầu hết các nạn nhân của mua bán người, sau khi được giải cứu, đều khá ổn về mặt tâm lý trong vòng 1-3 tháng đầu. Nhưng sau khoảng thời gian này, một số vấn đề ở họ bắt đầu nảy sinh.

Nữ tiến sĩ kể chuyện bị quấy rối và cách vượt lên nỗi đau, giúp người cùng cảnh

Bà Hồng bị quấy rối từ rất sớm. Trong hầu hết những tình huống bị quấy rối, chỉ có một mình bà đối diện với kẻ thực hiện hành vi.

Cao Thái Hà tuổi 34 vui sống độc thân, yêu hết mình nhưng thích tự do

Đi qua nhiều thăng trầm, Cao Thái Hà tận hưởng cuộc sống tích cực, lạc quan. Nữ diễn viên thích yêu nhưng không đặt giới hạn tuổi tác cho việc kết hôn.

Cú liều lúc nửa đêm cứu chàng trai Sơn La khỏi 'sào huyệt' của kẻ buôn người

H. được rủ sang Campuchia làm công việc nhẹ nhàng, lương tháng 10-15 triệu đồng. Nhưng chỉ vài ngày sau khi nhận việc, H. nhận ra mình đang ở trong ''sào huyệt'' của những kẻ buôn người.

Sếp nhìn chòng chọc vào người tôi, rồi chê bai ‘giống chân giò quá vậy’

Có những lần sếp nói những câu làm tôi chỉ muốn òa khóc. Sếp nhìn chòng chọc vào người tôi, rồi chê bai “sao giống chân giò quá vậy?”.

Bất ngờ bị tố quấy rối tình dục, nam giám đốc viết thư 'tuyên bố trong sạch'

Luật sư Trần Xuân Tiền chia sẻ, trong quá trình hành nghề, ông từng được biết và nghe về các vụ QRTD mà chính bản thân người quấy rối không cho rằng mình đang quấy rối người khác, đến khi bị tố cáo mới ngớ người.

Cảnh độc đáo ở nơi thờ nữ tình báo đầu tiên của chính sử Việt Nam

Có tuổi đời hàng trăm năm, rặng duối khổng lồ sừng sững bao quanh nơi thờ nữ tình báo đầu tiên của chính sử Việt Nam.

Diễn viên Midu công khai ảnh cưới, hé lộ thời gian diễn ra hôn lễ

Đám cưới của nữ diễn viên Midu và bạn trai doanh nhân kín tiếng sẽ chính thức diễn ra vào ngày 29/6.

Diễn viên Thanh Hương: Tôi đang độc thân, có gì đẹp thì cứ khoe

Diễn viên Thanh Hương khẳng định vẫn đang độc thân và đến với ai cũng phải tính toán hơn sau một lần đổ vỡ.

Cựu binh hơn 8 năm làm điều đặc biệt trên phố, từ chối nhận tiền hỗ trợ

Hơn 8 năm qua, tại TP. Hội An, một cựu binh lớn tuổi hằng ngày cần mẫn đẩy chiếc xe tự chế rong ruổi khắp nẻo đường để nhặt rác. Ông từ chối nhận lương cho công việc này.

Đang cập nhật dữ liệu !