Bác sĩ Việt có con sống giữa tâm dịch châu Âu: "Ở lại hay trở về?"

Là bác sỹ, theo dõi và làm việc với số liệu tình hình dịch Việt Nam và thế giới, tôi hiểu nó có ý nghĩa gì. Nhất là vài tuần gần đây, những con số gia tăng ở EU, nơi các con tôi đang học. Có một câu hỏi mà chúng tôi luôn trao đổi: ở lại hay quay về?

Có một câu hỏi mà chúng tôi luôn trao đổi: ở lại hay quay về Việt Nam? (ảnh minh họa)

Đó là tâm sự của bác sĩ Trần Thu Nguyệt, Vụ Truyền thông, Thi đua và Khen thưởng, Bộ Y tế với tâm thế của một người mẹ có hai con đang học tập, làm việc tại châu Âu giữa lúc dịch Covid-19 đang hoành hành châu lục này.

Được sự đồng ý của chị, chúng tôi xin đăng tải bài viết chia sẻ suy nghĩ của một người mẹ bác sĩ có những đứa con đang sống giữa tâm dịch nước ngoài.

Đã hơn 2 tháng quay cuồng và miệt mài vì phòng chống dịch, cho đến trưa nay, trong vài khoảnh khắc thẫn thờ, tôi mới nhận ra rằng, mấy bụi hoa hồng trên sân vẫn nở rộ dù không lộng lẫy như mọi khi; còn cây leo trên balcony thì mơn mởn và thêm hoa xiu xíu.

Đã có lần nói với mấy em, rằng sợ nhất cảm giác khi phải đưa ra số liệu mỗi sáng, tăng và tăng. Là bác sỹ, theo dõi và làm việc với số liệu tình hình dịch Việt Nam và thế giới, tôi hiểu nó có ý nghĩa gì.

Nhất là vài tuần gần đây, những con số gia tăng ở EU, nơi các con tôi đang học. Chúng tôi cùng các con liên tục có những trao đổi chi tiết, làm thế nào hôm nay và sắp tới?

Các con luôn theo dõi công việc của mẹ, những tài liệu truyền thông mà tôi và đồng nghiệp ngày đêm đưa đến cho mọi người, các bạn ấy biết phải làm gì để phòng dịch, bệnh. Các bạn ấy cũng luôn cập nhật thêm cho tôi về những gì các nước EU đã và đang làm.

Có một câu hỏi mà chúng tôi luôn trao đổi: ở lại  hay quay về Việt Nam?

Trong 1 status cách đây 2 tuần, bạn ấy viết: giờ về nhà với mẹ là an toàn nhất! Điều này lại khiến có thêm vài cuộc trao đổi giữa chúng tôi. 2 bố mẹ ở nhà nhớ mãi khi một bạn nói: con cũng sợ, nhưng con có cuộc sống và công việc của con, con đang học và làm việc.

Một bạn nói: con đang học và con luôn làm những cách để bảo vệ bản thân.

Cả hai bạn đều nói, chúng con biết giữ sức khỏe tốt lúc này là cách để bố mẹ yên tâm nhất Chúng con biết, bảo vệ cho mình cũng là giúp những người trong cộng đồng nơi con đang sống. Con có thể không bị ảnh hưởng nhiều, nhưng còn biết bao người già ở đây.

Chúng tôi có yên tâm không?

CÓ, vì các con biết chi tiết và thực hành mỗi ngày các biện pháp phòng ngừa và bảo vệ, như rửa tay với xà phòng, nước rửa tay, không đi đến nơi đông người, xin công ty đang thực tập cho làm việc tại nhà, giữ chế độ ăn uống ổn định, chuẩn bị 1 số loại thuốc và đồ dùng thiết yếu, liên lạc với bố mẹ nhiều hơn và chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho mọi việc từ bị bệnh, cách ly,...

KHÔNG, vì tôi nhìn thấy sự bùng phát dịch ở EU và cách thức phòng dịch. Vì việc các con không thể mua nổi khẩu trang, nước rửa tay. Vì việc đi lại vô cùng thuận tiện ở EU và dường như cộng đồng "bình chân như vại". Vì mỗi ngày lại thêm những người mắc, tử vong. Và mấy ngày vừa rồi, cửa hàng, siêu thị lại trống rỗng.

Nhưng chúng tôi cũng hiểu, trở về lúc này, các bạn ấy sẽ phải đối mặt với hàng loạt nguy cơ khi đi lại. Rất có thể lây nhiễm bệnh trên máy bay, trên các phương tiện giao thông khác. Rất có thể những chuyến bay bị hoãn và sẽ bị mắc kẹt tại đâu đó. Hoặc tệ hơn, mang bệnh về cho mọi người ở nhà.

Đến hôm nay, chúng tôi vẫn chọn giải pháp để các con ở lại. Những cách tự bảo vệ vẫn được áp dụng tối đa, các bạn ấy đã tự pha được nước rửa tay theo hướng dẫn của mẹ, yên tâm và khỏe mạnh để học tập và làm việc.

Thú thật, nhiều lúc tôi cũng thẫn thờ và hoang mang kỳ lạ vì nghĩ mình làm thế đúng hay sai?

Nhưng tôi và ông xã luôn bảo với nhau rằng: các con thực sự trưởng thành

Có nhiều bạn bè, người quen đã hỏi về việc lựa chọn ở lại hay về lúc này. Tôi không thể đưa ra quyết định cho ai đó, các bạn biết cách để chọn thông tin cho mình. Nếu các con hoặc người thân của Bạn có thể tự bảo vệ được mình, hãy suy nghĩ thêm về việc ở lại và chuẩn bị kỹ càng vầ tâm lý, sức khỏe và một số thứ để giúp họ sống tốt trong dịch bệnh. Nếu trở về, hãy nghĩ đến những rủi ro và lên kế hoạch tỉ mỉ, chi tiết, chuẩn bị từng điều nhỏ nhất.

Ths. BS Trần Thu Nguyệt 

Câu nói xót xa của cô gái sau hành trình thoát khỏi kẻ buôn người

Hầu hết các nạn nhân của mua bán người, sau khi được giải cứu, đều khá ổn về mặt tâm lý trong vòng 1-3 tháng đầu. Nhưng sau khoảng thời gian này, một số vấn đề ở họ bắt đầu nảy sinh.

Nữ tiến sĩ kể chuyện bị quấy rối và cách vượt lên nỗi đau, giúp người cùng cảnh

Bà Hồng bị quấy rối từ rất sớm. Trong hầu hết những tình huống bị quấy rối, chỉ có một mình bà đối diện với kẻ thực hiện hành vi.

Cao Thái Hà tuổi 34 vui sống độc thân, yêu hết mình nhưng thích tự do

Đi qua nhiều thăng trầm, Cao Thái Hà tận hưởng cuộc sống tích cực, lạc quan. Nữ diễn viên thích yêu nhưng không đặt giới hạn tuổi tác cho việc kết hôn.

Cú liều lúc nửa đêm cứu chàng trai Sơn La khỏi 'sào huyệt' của kẻ buôn người

H. được rủ sang Campuchia làm công việc nhẹ nhàng, lương tháng 10-15 triệu đồng. Nhưng chỉ vài ngày sau khi nhận việc, H. nhận ra mình đang ở trong ''sào huyệt'' của những kẻ buôn người.

Sếp nhìn chòng chọc vào người tôi, rồi chê bai ‘giống chân giò quá vậy’

Có những lần sếp nói những câu làm tôi chỉ muốn òa khóc. Sếp nhìn chòng chọc vào người tôi, rồi chê bai “sao giống chân giò quá vậy?”.

Bất ngờ bị tố quấy rối tình dục, nam giám đốc viết thư 'tuyên bố trong sạch'

Luật sư Trần Xuân Tiền chia sẻ, trong quá trình hành nghề, ông từng được biết và nghe về các vụ QRTD mà chính bản thân người quấy rối không cho rằng mình đang quấy rối người khác, đến khi bị tố cáo mới ngớ người.

Cảnh độc đáo ở nơi thờ nữ tình báo đầu tiên của chính sử Việt Nam

Có tuổi đời hàng trăm năm, rặng duối khổng lồ sừng sững bao quanh nơi thờ nữ tình báo đầu tiên của chính sử Việt Nam.

Diễn viên Midu công khai ảnh cưới, hé lộ thời gian diễn ra hôn lễ

Đám cưới của nữ diễn viên Midu và bạn trai doanh nhân kín tiếng sẽ chính thức diễn ra vào ngày 29/6.

Diễn viên Thanh Hương: Tôi đang độc thân, có gì đẹp thì cứ khoe

Diễn viên Thanh Hương khẳng định vẫn đang độc thân và đến với ai cũng phải tính toán hơn sau một lần đổ vỡ.

Cựu binh hơn 8 năm làm điều đặc biệt trên phố, từ chối nhận tiền hỗ trợ

Hơn 8 năm qua, tại TP. Hội An, một cựu binh lớn tuổi hằng ngày cần mẫn đẩy chiếc xe tự chế rong ruổi khắp nẻo đường để nhặt rác. Ông từ chối nhận lương cho công việc này.

Đang cập nhật dữ liệu !