Thói quen đốt rơm rạ tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, xử lý thế nào?

Sau vụ gặt lúa, người dân ở nhiều địa phương có thói quen đốt rơm, rạ dọn đồng khiến khói bay mù mịt. Việc làm này không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Việc đốt rơm rạ sau khi thu hoạch vụ lúa từ lâu đã trở thành thói quen của người nông dân. Tuy nhiên, hiện nay, với xu hướng đô thị hóa các vùng nông thôn, nhiều tuyến giao thông liên tục được xây dựng, mở rộng đi qua những khu vực đồng ruộng khiến việc đốt rơm, rạ trở thành một trong những tác nhân gây mất an toàn giao thông (ATGT) tại nhiều tuyến đường.

{keywords}
Khói trắng do đốt rơm, rạ trên cánh đồng khiến không gian mờ mờ, ảo ảo, nguy cơ gây mất an toàn đối với người tham gia giao thông.

Tuyến đường từ Cửa Hậu - TP Huế kéo dài đến thị trấn Sịa, thuộc huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế với chiều dài khoảng trên 10km rất khang trang, đẹp đẽ, được xem là một trong những tuyến giao thông quan trọng nối liền thành phố Huế và một số vùng ven, địa phương phía Bắc với mật độ lưu thông khá lớn. Theo Cục CSGT, những ngày tháng 8 vừa qua, khi vào thời điểm thu hoạch vụ lúa hè - thu, trên những cánh đồng trải rộng hai bên tuyến đường đi qua, một khối lượng rơm rạ lớn được người dân thu gom rồi đốt ngay trên đồng ruộng. Một lượng lớn khói và bụi khiến cả khu vực trở nên xám xịt. Tầm nhìn của người tham gia giao thông đi qua đây cũng bị hạn chế.

Một người dân ở phường Hương Sơ (TP Huế) cho hay, đi xe máy trên tuyến đường này vào tầm chợp tối, gặp lúc đốt rơm rạ nhiều, lượng khói lớn khiến hai mắt cay xè, cộng thêm tàn tro bay vào mắt sẽ rất nguy hiểm nếu chạy xe không cẩn thận. Tại tuyến đường này và một số đường quanh đây đã xảy ra nhiều vụ va chạm và tai nạn giao thông do khói bụi làm tầm nhìn của người tham gia giao thông bị hạn chế.

Trước tình trạng đốt rơm rạ sau thu hoạch lúa vẫn còn diễn ra ở nhiều địa phương gây ô nhiễm môi trường (ô nhiễm nguồn nước, không khí) và ảnh hưởng đến TTATGT với nguy cơ gia tăng tai nạn, ngày 6/5/2021, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Công văn số 3628/UBND-NN yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế và các đơn vị liên quan thực hiện nghiêm túc việc tăng cường thực hiện các giải pháp hạn chế đốt rơm rạ sau thu hoạch lúa trên địa bàn tỉnh theo Chỉ thị số 11/CT-UBND ngày 17/4/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh.

Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông thiết lập đường dây nóng và triển khai ứng dụng Hue-S để tiếp nhận phản ánh của các cá nhân, tổ chức đốt rơm rạ trên đồng ruộng để kịp thời có biện pháp xử lý. Đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa (máy cuộn rơm,…) trong việc thu gom vận chuyển rơm rạ. Khuyến cáo việc ứng dụng các chế phẩm sinh học để xử lý rơm rạ sau thu hoạch thành phân bón hữu cơ phục vụ nông nghiệp, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Chỉ đạo các lực lượng chức năng thường xuyên kiểm tra, xử lý các trường hợp đốt rơm rạ trên đồng ruộng, đường giao thông gây cản trở và làm mất ATGT theo thẩm quyền. Bên cạnh đó, tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến về tác hại đốt rơm rạ trên đồng ruộng để nông dân biết và tự giác chấp hành. Công văn nêu rõ, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh trong việc để người dân đốt rơm rạ sau thu hoạch.

Riêng lực lượng CSGT các cấp tại tỉnh Thừa Thiên Huế, thời gian qua đã tăng cường lồng ghép thông tin liên quan đến những mặt trái, tác hại, ảnh hưởng của việc đốt rơm rạ, phơi lúa trên đường giao thông tại các buổi tuyên truyền pháp luật về TTATGT đến với người dân tại các khu dân cư, trường học. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức của người tham gia giao thông.

Thực tế cho thấy, nhiều vụ đốt đồng không kiểm soát đã làm cháy lan trên diện rộng, khói bao phủ  dày đặc trên vùng không gian rộng lớn, che khuất tầm nhìn của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông, gây ra tai nạn nghiêm trọng. Đơn cử, cách đây hơn 3 năm, ngày 3/4/2018, trên cao tốc TP Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, đoạn cách cầu vượt Quốc lộ 51 khoảng 2km, xuất hiện lượng khói đốt đồng dày đặc từ hai bên ruộng tràn ra bao phủ mặt đường, khiến các lái xe đang điều khiển phương tiện lưu thông trên đoạn đường này không thể quan sát được, gây ra vụ va chạm liên hoàn giữa 10 ô tô với nhau (trong đó có 4-5 xe của các hãng xe tỉnh BR-VT) làm hư hỏng các xe và 4 người bị thương nặng.

Chia sẻ với Báo Bà Rịa - Vũng Tàu, luật sư Nguyễn Văn Cảnh (Đoàn Luật sư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) cho hay, hiện nay, chưa có quy định xử phạt hành chính đối với hành vi đốt đồng gây ảnh hưởng tới cộng đồng. Nhưng trong trường hợp đốt đồng gần sát với mặt đường giao thông, người đốt có đủ năng lực hành vi dân sự, đủ năng lực trách nhiệm hình sự, nhận thức được mối nguy hiểm do khói đốt đồng sẽ ảnh hưởng đến người điều khiển phương tiện giao thông mà vẫn thực hiện hành vi này, nếu do ảnh hưởng khói đốt đồng che khuất tầm nhìn, khiến xảy ra tai nạn giao thông gây thiệt hại cho tính mạng, hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác thì người vi phạm có thể bị xem xét, truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội cản trở giao thông đường bộ” theo Điều 261 Bộ luật Hình sự, khung hình phạt cao nhất có thể lên đến 10 năm tù. Người vi phạm cũng sẽ phải bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của Bộ luật Dân sự.

PV

Nhiều ĐBQH vẫn băn khoăn với đề xuất nồng độ cồn bằng 0

Các đại biểu Quốc hội tiếp tục băn khoăn về quy định cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn. Một số đại biểu còn chỉ ra không uống rượu có người vẫn có nồng độ cồn.

Hà Nội đề xuất thu phí ô tô vào nội đô từ năm 2027, có khả thi?

Sở GTVT Hà Nội đề xuất triển khai thu phí ô tô vào nội đô từ năm 2027, nhưng một số ý kiến cho rằng khi hệ thống giao thông công cộng không đủ mạnh, người dân ít có lựa chọn.

Lạnh gáy với ‘quái xế thông chốt' Cảnh sát 141

Tại các điểm Cảnh sát 141 (Công an Hà Nội) làm nhiệm vụ gần đây có tình trạng nhiều "quái xế" rất liều lĩnh, tụ tập, lạng lách, chạy xe tốc độ cao, tìm cách thông chốt.

Cấm tuyệt đối hay đặt ngưỡng để xử lý vi phạm nồng độ cồn?

Liên quan đến quy định cấm tuyệt đối người “điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn” tại dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, hiện vẫn còn 2 quan điểm khác nhau.

Cấm người có nồng độ cồn lái xe, tài xế lo uống rượu sau 1 đêm vẫn 'dính phạt'

Theo PGS. TS. Phạm Việt Cường, về nguyên tắc lượng cồn trong cơ thể sẽ phân hủy hết sau khoảng 6 - 8 giờ. Vậy nên người uống rượu, bia từ tối hôm trước mà sáng hôm sau vẫn có thể bị phạt vi phạm nồng độ cồn thì chứng tỏ người đó uống rất nhiều.

Thay đổi tốc độ tối đa trên nhiều tuyến cao tốc ngay trong quý 1/2024

Các tuyến cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn, Trung Lương - Mỹ Thuận, Mai Sơn - QL45, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, QL45 - Nghi Sơn… đủ điều kiện nâng tốc độ lên 90km/h.

Cảnh sát 141 hóa trang bắt giữ nhóm thanh niên mang gậy 3 khúc đi 'diễu phố'

Quá trình tuần tra kiểm soát tại đường Trần Phú (quận Hà Đông, Hà Nội), Tổ Cảnh sát hóa trang Y9/141 đã bắt giữ nhóm thanh niên đi xe không biển số, lạng lách đánh võng và tàng trữ gậy 3 khúc.

Liên tiếp xử lý thanh thiếu niên 'bốc đầu' xe máy, lạng lách trên đường

Gần đây, lực lượng công an liên tiếp phát hiện, xử lý các nhóm thanh thiếu niên có hành vi "bốc đầu" xe máy trên đường gây mất an toàn giao thông, an ninh trật tự.

Kiên Giang muốn sớm nâng cấp sân bay Phú Quốc

Bộ GTVT vừa có văn bản trả lời UBND tỉnh Kiên Giang về kiến nghị sớm đầu tư nâng cấp sân bay Phú Quốc.

Đường 3.200 tỷ có ‘giải cứu’ được cảnh ùn tắc ở cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ?

Để giải quyết tình trạng ùn tắc cửa ngõ phía Nam, ngoài cao tốc Pháp Vân, TP Hà Nội cần làm thêm đường vào nội thành, như sớm hoàn thiện tuyến đường phía Nam Hà Nội (nối Hà Đông - Cầu Giẽ) và đảm bảo tiến độ Vành đai 4.

Đang cập nhật dữ liệu !