Tai nạn giao thông - cú sốc với người thân, di chứng nặng nề với người bệnh

Mặc dù nhiều trường hợp bật báo động đỏ tới toàn viện cấp cứu bệnh nhân bị tai nạn giao thông nhưng không phải lúc nào may mắn cũng đến với họ. Những cái chết tức tưởi vẫn xảy ra.

Bệnh nhân tai nạn giao thông do rượu bia tăng trở lại

Trao đổi với phóng viên Infonet, Ths.BS Lương Văn Chương, Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Xanh Pôn cho biết, thời gian đầu khi Nghị định 100 chính thức có hiệu lực và được thực thi, các ca tai nạn giao thông phải vào viện cấp cứu giảm đi rất nhiều.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, tình hình tai nạn giao thông lại trở nên nghiêm trọng. Theo thống kê tại Khoa Cấp cứu Bệnh viện Xanh Pôn, chỉ tính riêng từ đầu tháng 4 trở lại đây khoa đã phải tiếp nhận 75 ca do tai nạn giao thông. Điều này cũng xảy ra tương tự tại Bệnh viện Việt Đức và các bệnh viện trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

{keywords}
Những ca chấn thương nặng do tai nạn giao thông được đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Việt Đức.

Theo BS Chương, sau khi hết giãn cách xã hội để phòng dịch, mọi hoạt động trở về “trạng thái bình thường mới”, tình trạng sử dụng rượu bia gia tăng, bệnh nhân nhập viện do tai nạn giao thông cũng có dấu hiệu tăng lên.

“Trên 50% các ca tai nạn giao thông vào Khoa Cấp cứu xét nghiệm đều có nồng độ cồn trong máu. Điều này chứng tỏ họ đã sử dụng rượu bia rồi gây ra tai nạn giao thông”, BS Lương Văn Chương cho hay.

Điều khiến BS Chương trăn trở là những trường hợp bị tai nạn giao thông do sử dụng rượu bia thường tính chất mức độ chấn thương nặng hơn rất nhiều so với các ca tai nạn thông thường.

“Hầu hết bệnh nhân đến trong tình trạng tổn thương phức tạp, đa cơ quan, hay gặp nhất là chấn thương sọ não, bụng (vỡ gan, vỡ lách), gãy chân tay... Đáng buồn hơn đa phần những trường hợp này chủ yếu rơi vào nam thanh niên, trong độ tuổi lao động”, Ths.. BS Lương Văn Chương cho hay.

{keywords}
Ths.BS Lương Văn Chương.

Tốn nhân lực và thuốc men cứu chữa nhưng di chứng vẫn rất nặng nề

Thực hiện nhiệm vụ cứu người, với bất kỳ ca tai nạn giao thông (có người thân, hay không có người thân) được đưa đến viện, các bác sĩ đều phải cứu chữa. Tuy nhiên, theo BS Chương, khi gặp những ca này, Khoa phải huy động nhiều y bác sĩ tham gia cấp cứu.

Với bệnh nhân bị tai nạn đa chấn thương, Bệnh viện sẽ phải kích hoạt báo động đỏ toàn viện đến các trung tâm cấp cứu, hồi sức cấp cứu ngoại, nhà mổ… Nhiều trường hợp nặng phải đưa thẳng đến nhà mổ. Lúc này, vừa phải phối hợp hồi sức vừa tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân.

{keywords}
Bác sĩ Lương Văn Chương thăm khám cho bệnh nhân bị tai nạn giao thông tại BV Xanh Pôn.

Tính trung bình mỗi trường hợp như vậy, riêng Khoa Cấp cứu phải tổ chức một tua trực có 5 bác sĩ ngoại khoa, 2 bác sĩ cấp cứu, 7 điều dưỡng… tập trung cho người bệnh. Bên cạnh đó, phải bố trí ngay một e kíp trực cấp cứu toàn viện gồm: các bác sĩ gây mê, chẩn đoán hình ảnh (chụp, siêu âm); các bác sĩ mổ (thần kinh nếu bệnh nhân bị chấn thương sọ não; bác sĩ ngoại tiêu hoá (với bệnh nhân chẩn thương ổ bụng) hay bác sĩ chấn thương chỉnh hình (nếu bệnh nhân gãy tay chân); đôi khi còn cần đến cả bác sĩ phẫu thuật mạch máu và bác sĩ ở Khoa Huyết học để kịp thời truyền máu nếu người bệnh mất máu quá nhiều.

Bệnh viện dốc toàn lực cứu bệnh nhân tai nạn giao thông, song không phải lúc nào may mắn cũng đến với người bệnh, đặc biệt những trường hợp tai nạn giao thông do rượu bia.

“Nếu như người bình thường bị tai nạn giao thông (nếu không bị bất ngờ), theo phản xạ, họ thường cố gắng né hạn chế tổn thương, nhưng với những trường hợp sử dụng rượu bia thì mất khả năng kiểm soát, không làm chủ được hành vi..., vì thế các chấn thương thường rất nặng, không chỉ tổn thương một cơ quan mà thường là đa cơ quan", BS Lương Văn Chương phân tích.

"Chúng tôi từng tiếp nhận những trường hợp tử vong ngay tại Khoa, đặc biệt nhiều trường hợp chết trên đường đưa đến viện. Đây thực sự là cú sốc với những người thân của nạn nhân”, Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Xanh Pôn chia sẻ.

Với những trường hợp may mắn thoát khỏi lưỡi hái tử thần, theo BS Lương Văn Chương, di chứng để lại cũng rất nặng nề: Nhẹ thì cụt chân, cụt tay; nặng thì ảnh hưởng trí não (động kinh, thần kinh không bình thường), thậm chí có người thì sống thực vật …

Bệnh tật, tai nạn là điều không nói trước, nhưng với tai nạn giao thông nói chung, đặc biệt do rượu bia nói riêng, quan điểm của BS Chương là có thể phòng ngừa. Hơn lúc nào hết, ông mong mình “được thất nghiệp”, không còn phải huy động tổng lực cho những ca đa chấn thương từ tai nạn giao thông.

Để làm được điều này, BS Chương mong muốn người dân nên có trách nhiệm với bản thân, với gia đình, cộng đồng khi tham gia giao thông bằng cách thực hiện nghiêm luật An toàn giao thông, đã uống rượu bia thì không lái xe.

“Đề nghị các cơ quan chuyên ngành siết lại việc giám sát sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông, tăng cường tuyên truyền ý thức tham gia giao thông làm sao để người dân hiểu không được phép lái xe khi đã sử dụng rượu bia”, BS Lương Văn Chương bày tỏ.

N. Huyền

Ra đường, va quệt nhỏ cũng sẵn sàng túm tóc, tung chưởng "chiến" nhau

Ra đường, va quệt nhỏ cũng sẵn sàng túm tóc, tung chưởng "chiến" nhau

Chỉ một va quệt nhỏ trên đường phố, hỗn chiến như phim hành động dễ dàng xảy ra. Không chỉ thanh niên, mà ngay cả những người có học thức cũng sẵn sàng “túm tóc" nhau khi va chạm giao thông.

Nhiều ĐBQH vẫn băn khoăn với đề xuất nồng độ cồn bằng 0

Các đại biểu Quốc hội tiếp tục băn khoăn về quy định cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn. Một số đại biểu còn chỉ ra không uống rượu có người vẫn có nồng độ cồn.

Hà Nội đề xuất thu phí ô tô vào nội đô từ năm 2027, có khả thi?

Sở GTVT Hà Nội đề xuất triển khai thu phí ô tô vào nội đô từ năm 2027, nhưng một số ý kiến cho rằng khi hệ thống giao thông công cộng không đủ mạnh, người dân ít có lựa chọn.

Lạnh gáy với ‘quái xế thông chốt' Cảnh sát 141

Tại các điểm Cảnh sát 141 (Công an Hà Nội) làm nhiệm vụ gần đây có tình trạng nhiều "quái xế" rất liều lĩnh, tụ tập, lạng lách, chạy xe tốc độ cao, tìm cách thông chốt.

Cấm tuyệt đối hay đặt ngưỡng để xử lý vi phạm nồng độ cồn?

Liên quan đến quy định cấm tuyệt đối người “điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn” tại dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, hiện vẫn còn 2 quan điểm khác nhau.

Cấm người có nồng độ cồn lái xe, tài xế lo uống rượu sau 1 đêm vẫn 'dính phạt'

Theo PGS. TS. Phạm Việt Cường, về nguyên tắc lượng cồn trong cơ thể sẽ phân hủy hết sau khoảng 6 - 8 giờ. Vậy nên người uống rượu, bia từ tối hôm trước mà sáng hôm sau vẫn có thể bị phạt vi phạm nồng độ cồn thì chứng tỏ người đó uống rất nhiều.

Thay đổi tốc độ tối đa trên nhiều tuyến cao tốc ngay trong quý 1/2024

Các tuyến cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn, Trung Lương - Mỹ Thuận, Mai Sơn - QL45, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, QL45 - Nghi Sơn… đủ điều kiện nâng tốc độ lên 90km/h.

Cảnh sát 141 hóa trang bắt giữ nhóm thanh niên mang gậy 3 khúc đi 'diễu phố'

Quá trình tuần tra kiểm soát tại đường Trần Phú (quận Hà Đông, Hà Nội), Tổ Cảnh sát hóa trang Y9/141 đã bắt giữ nhóm thanh niên đi xe không biển số, lạng lách đánh võng và tàng trữ gậy 3 khúc.

Liên tiếp xử lý thanh thiếu niên 'bốc đầu' xe máy, lạng lách trên đường

Gần đây, lực lượng công an liên tiếp phát hiện, xử lý các nhóm thanh thiếu niên có hành vi "bốc đầu" xe máy trên đường gây mất an toàn giao thông, an ninh trật tự.

Kiên Giang muốn sớm nâng cấp sân bay Phú Quốc

Bộ GTVT vừa có văn bản trả lời UBND tỉnh Kiên Giang về kiến nghị sớm đầu tư nâng cấp sân bay Phú Quốc.

Đường 3.200 tỷ có ‘giải cứu’ được cảnh ùn tắc ở cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ?

Để giải quyết tình trạng ùn tắc cửa ngõ phía Nam, ngoài cao tốc Pháp Vân, TP Hà Nội cần làm thêm đường vào nội thành, như sớm hoàn thiện tuyến đường phía Nam Hà Nội (nối Hà Đông - Cầu Giẽ) và đảm bảo tiến độ Vành đai 4.

Đang cập nhật dữ liệu !