Phẫn nộ chủ xe sửa biển số "gắp lửa bỏ tay người", CSGT: "Không bắt quả tang sẽ phạt nguội"

Theo cán bộ Phòng CSGT Hà Nội, việc chủ xe ô tô cố tình sửa số làm sai lệch biển kiểm soát, nếu các tổ công tác CSGT phát hiện quả tang thì xử lý luôn, còn không sẽ kiểm tra qua camera giám sát và phạt nguội.

Ngày hôm qua (18/1), trên mạng xã hội chia sẻ thông tin về một chiếc xe ô tô Kia Cerato mang BKS chạy trên đường nhưng chủ xe đã dán sửa chữ số để biến biển kiểm soát 30F-369xx thành 30E- 869xx.

{keywords}
Chiếc xe ô tô dán sửa chữ số để biến hóa biển số thành biển số khác.

Chiều 19/1, trao đổi với PV, một cán bộ Phòng CSGT – Công an TP Hà Nội cho biết: “Biển kiểm soát xe cơ giới (hay còn gọi tắt là biển kiểm soát, biển số xe) là tấm biển gắn trên mỗi xe cơ giới, được cơ quan công an cấp (đối với xe quân sự do Bộ Quốc phòng cấp) khi mua xe mới hoặc chuyển nhượng xe.

Biển số xe có phần số và phần chữ, trên đó còn có hình Quốc huy Việt Nam dập nổi. Thông tin trên biển số xe cho biết: Vùng và địa phương quản lý, các con số cụ thể còn cho biết danh tính người chủ hay đơn vị đã mua nó, thời gian mua nó. Do vậy, biển số xe là công cụ để Nhà nước quản lý phương tiện giao thông.

Việc dùng sơn trắng, băng dính, decan, kẹp giấy trắng, bôi bùn đất, dùng khẩu trang y tế... để che một phần hoặc thay đổi biển số xe là hành vi mà một số người tham gia giao thông thực hiện nhằm trốn tránh các camera ghi hình các hành vi vi phạm để phạt nguội, đó cũng là hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông.

Không chỉ có vậy, nhiều đối tượng còn sử dụng biện pháp này như là thủ đoạn để che giấu tung tích phương tiện khi thực hiện các hành vi tội phạm (trộm, cướp, cướp giật...)".

Về phương án xử lý, vị này thông tin: "Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định: Xe cơ giới khi tham gia giao thông phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Trường hợp che biển số như trên mạng xã hội chia sẻ, nếu các tổ công tác làm trên địa bàn phát hiện ra thì xử lý luôn, vì hàng ngày vẫn có các tổ tuần tra giám sát (của các đội CSGT) thường xuyên hoạt động theo địa bàn được phân công.

Còn nếu các tổ công tác không trực tiếp phát hiện ra thì sẽ sử dụng camera giám sát để rà soát. Thông tin kết quả sẽ được chuyển cho đội CSGT trên địa bàn xử lý. Trong trường hợp phạt nguội thì cơ quan chức năng sẽ thông báo cho chủ phương tiện đến làm thủ tục giải quyết.

Việc xử lý vi phạm sẽ căn cứ theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ. Cụ thể, phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại tương tự xe ô tô không gắn đủ biển số hoặc gắn biển số không đúng vị trí; gắn biển số không rõ chữ, số; gắn biển số bị bẻ cong, bị che lấp, bị hỏng, sơn, dán thêm làm thay đổi chữ, số hoặc thay đổi màu sắc của chữ, số, nền biển.

Đối với xe máy, hành vi này bị Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng".

Tiến Anh 

Nhiều ĐBQH vẫn băn khoăn với đề xuất nồng độ cồn bằng 0

Các đại biểu Quốc hội tiếp tục băn khoăn về quy định cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn. Một số đại biểu còn chỉ ra không uống rượu có người vẫn có nồng độ cồn.

Hà Nội đề xuất thu phí ô tô vào nội đô từ năm 2027, có khả thi?

Sở GTVT Hà Nội đề xuất triển khai thu phí ô tô vào nội đô từ năm 2027, nhưng một số ý kiến cho rằng khi hệ thống giao thông công cộng không đủ mạnh, người dân ít có lựa chọn.

Lạnh gáy với ‘quái xế thông chốt' Cảnh sát 141

Tại các điểm Cảnh sát 141 (Công an Hà Nội) làm nhiệm vụ gần đây có tình trạng nhiều "quái xế" rất liều lĩnh, tụ tập, lạng lách, chạy xe tốc độ cao, tìm cách thông chốt.

Cấm tuyệt đối hay đặt ngưỡng để xử lý vi phạm nồng độ cồn?

Liên quan đến quy định cấm tuyệt đối người “điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn” tại dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, hiện vẫn còn 2 quan điểm khác nhau.

Cấm người có nồng độ cồn lái xe, tài xế lo uống rượu sau 1 đêm vẫn 'dính phạt'

Theo PGS. TS. Phạm Việt Cường, về nguyên tắc lượng cồn trong cơ thể sẽ phân hủy hết sau khoảng 6 - 8 giờ. Vậy nên người uống rượu, bia từ tối hôm trước mà sáng hôm sau vẫn có thể bị phạt vi phạm nồng độ cồn thì chứng tỏ người đó uống rất nhiều.

Thay đổi tốc độ tối đa trên nhiều tuyến cao tốc ngay trong quý 1/2024

Các tuyến cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn, Trung Lương - Mỹ Thuận, Mai Sơn - QL45, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, QL45 - Nghi Sơn… đủ điều kiện nâng tốc độ lên 90km/h.

Cảnh sát 141 hóa trang bắt giữ nhóm thanh niên mang gậy 3 khúc đi 'diễu phố'

Quá trình tuần tra kiểm soát tại đường Trần Phú (quận Hà Đông, Hà Nội), Tổ Cảnh sát hóa trang Y9/141 đã bắt giữ nhóm thanh niên đi xe không biển số, lạng lách đánh võng và tàng trữ gậy 3 khúc.

Liên tiếp xử lý thanh thiếu niên 'bốc đầu' xe máy, lạng lách trên đường

Gần đây, lực lượng công an liên tiếp phát hiện, xử lý các nhóm thanh thiếu niên có hành vi "bốc đầu" xe máy trên đường gây mất an toàn giao thông, an ninh trật tự.

Kiên Giang muốn sớm nâng cấp sân bay Phú Quốc

Bộ GTVT vừa có văn bản trả lời UBND tỉnh Kiên Giang về kiến nghị sớm đầu tư nâng cấp sân bay Phú Quốc.

Đường 3.200 tỷ có ‘giải cứu’ được cảnh ùn tắc ở cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ?

Để giải quyết tình trạng ùn tắc cửa ngõ phía Nam, ngoài cao tốc Pháp Vân, TP Hà Nội cần làm thêm đường vào nội thành, như sớm hoàn thiện tuyến đường phía Nam Hà Nội (nối Hà Đông - Cầu Giẽ) và đảm bảo tiến độ Vành đai 4.

Đang cập nhật dữ liệu !