Đội mũ bảo hiểm lưỡi trai có bị xử phạt?

CSGT chỉ tập trung xử lý các trường hợp không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không cài quai; các loại mũ không phải là mũ bảo hiểm khi ngồi xe máy tham gia giao thông.

Mới đây, ông Khuất Việt Hùng, Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT quốc gia đề nghị bỏ chữ "mũ bảo hiểm lưỡi trai" trong hồ sơ kiểm định. Theo ông Hùng, hiện không có thuật ngữ nào là mũ bảo hiểm lưỡi trai.

Kiến nghị trên được đưa ra sau khi kết quả một cuộc khảo sát từ Quỹ Phòng chống thương vong châu Á và Đại học Y tế công cộng về mũ bảo hiểm được công bố.

Theo đó, có gần 89,9% số mũ được nghiên cứu không đủ khả năng bảo vệ người dùng khỏi nguy cơ chấn thương sọ não. Đồng thời, 26% trong số này là mũ dạng lưỡi trai với đặc điểm lớp vỏ nhựa mỏng, không có lớp xốp bảo vệ phần đầu của người sử dụng.

"Vậy cơ quan chức năng đã có quy chuẩn cụ thể cho mũ bảo hiểm chưa? Nếu đội mũ không đảm bảo quy định có bị xử phạt không?", độc giả Nguyễn Khải Linh đặt câu hỏi.

Doi mu bao hiem kem co bi xu phat anh 1

Mũ bảo hiểm được phép lưu thông trên thị trường phải được chứng nhận, công bố hợp quy theo QCVN 2: 2008/BKHCN. (Ảnh: T.K)

Giải đáp thắc mắc trên, thiếu tá Đào Việt Long (Phó trưởng phòng CSGT, Công an Hà Nội) cho biết hiện nay quy định về mũ bảo hiểm của người điều khiển môtô, xe máy đã được nêu rất rõ tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mũ bảo hiểm cho người đi môtô, xe máy của Bộ Khoa học và Công nghệ (QCVN 2: 2008/BKHCN).

Theo đó, mũ đạt yêu cầu phải đảm bảo có cấu tạo đủ 3 bộ phận: Vỏ mũ, đệm hấp thụ xung động bên trong vỏ mũ (đệm bảo vệ) và quai đeo. Ngoài ra, thiết bị này cũng cần phải đạt các chỉ tiêu khác liên quan đến kích thước, chất liệu và các chỉ số thử nghiệm đảm bảo an an toàn đối với người dùng.

Tuy nhiên, theo thiếu tá Long, hiện nay CSGT Hà Nội không xử phạt người đội mũ bảo hiểm kém chất lượng do các quy định đang không đặt ra quy định xử phạt đối với các trường hợp này. Ngoài ra, việc phân biệt mũ bảo hiểm không đạt chuẩn bằng mắt thường là rất khó, trong khi hiện giờ chưa có trang thiết bị, kỹ thuật máy móc để hỗ trợ CSGT xác định mũ bảo hiểm giả hay thật.

"CSGT chỉ tập trung xử lý các trường hợp không đội mũ bảo hiểm, đội mũ bảo hiểm không cài quai và các loại mũ không phải là mũ bảo hiểm khi ngồi xe máy tham gia giao thông...", ông Long nói.

Doi mu bao hiem kem co bi xu phat anh 2

Đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn làm giảm tỷ lệ tử vong 40-42% và giảm tỷ lệ thương tật nặng tới 69% trong trường hợp gặp tai nạn. (Ảnh: H.N)

Để khắc phục tình trạng trên, vị lãnh đạo Phòng CSGT Công an Hà Nội nhấn mạnh cơ quan chức năng cần kiểm soát, xử lý nghiêm các đơn vị sản xuất, buôn bán mũ bảo hiểm kém chất lượng. Song song đó, cần đẩy mạnh tuyên truyền, chỉ rõ cho người dân thấy các quy chuẩn của mũ bảo hiểm để họ dễ dàng nhận biết khi mua và sử dụng.

“Chúng ta phải khuyến cáo cho người tham gia giao thông thấy những loại mũ này phần lớn đều có các bộ phận như vỏ, lớp chống xung động có cấu tạo không tốt. Khi có va chạm, nó không thể bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho họ. Việc tuyên truyền cho người dân thấy là việc quan trọng nhất, trước khi nghĩ tới xử phạt”, ông Long nói thêm.

Theo zingnews.vn

Nhiều ĐBQH vẫn băn khoăn với đề xuất nồng độ cồn bằng 0

Các đại biểu Quốc hội tiếp tục băn khoăn về quy định cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn. Một số đại biểu còn chỉ ra không uống rượu có người vẫn có nồng độ cồn.

Hà Nội đề xuất thu phí ô tô vào nội đô từ năm 2027, có khả thi?

Sở GTVT Hà Nội đề xuất triển khai thu phí ô tô vào nội đô từ năm 2027, nhưng một số ý kiến cho rằng khi hệ thống giao thông công cộng không đủ mạnh, người dân ít có lựa chọn.

Lạnh gáy với ‘quái xế thông chốt' Cảnh sát 141

Tại các điểm Cảnh sát 141 (Công an Hà Nội) làm nhiệm vụ gần đây có tình trạng nhiều "quái xế" rất liều lĩnh, tụ tập, lạng lách, chạy xe tốc độ cao, tìm cách thông chốt.

Cấm tuyệt đối hay đặt ngưỡng để xử lý vi phạm nồng độ cồn?

Liên quan đến quy định cấm tuyệt đối người “điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn” tại dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, hiện vẫn còn 2 quan điểm khác nhau.

Cấm người có nồng độ cồn lái xe, tài xế lo uống rượu sau 1 đêm vẫn 'dính phạt'

Theo PGS. TS. Phạm Việt Cường, về nguyên tắc lượng cồn trong cơ thể sẽ phân hủy hết sau khoảng 6 - 8 giờ. Vậy nên người uống rượu, bia từ tối hôm trước mà sáng hôm sau vẫn có thể bị phạt vi phạm nồng độ cồn thì chứng tỏ người đó uống rất nhiều.

Thay đổi tốc độ tối đa trên nhiều tuyến cao tốc ngay trong quý 1/2024

Các tuyến cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn, Trung Lương - Mỹ Thuận, Mai Sơn - QL45, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, QL45 - Nghi Sơn… đủ điều kiện nâng tốc độ lên 90km/h.

Cảnh sát 141 hóa trang bắt giữ nhóm thanh niên mang gậy 3 khúc đi 'diễu phố'

Quá trình tuần tra kiểm soát tại đường Trần Phú (quận Hà Đông, Hà Nội), Tổ Cảnh sát hóa trang Y9/141 đã bắt giữ nhóm thanh niên đi xe không biển số, lạng lách đánh võng và tàng trữ gậy 3 khúc.

Liên tiếp xử lý thanh thiếu niên 'bốc đầu' xe máy, lạng lách trên đường

Gần đây, lực lượng công an liên tiếp phát hiện, xử lý các nhóm thanh thiếu niên có hành vi "bốc đầu" xe máy trên đường gây mất an toàn giao thông, an ninh trật tự.

Kiên Giang muốn sớm nâng cấp sân bay Phú Quốc

Bộ GTVT vừa có văn bản trả lời UBND tỉnh Kiên Giang về kiến nghị sớm đầu tư nâng cấp sân bay Phú Quốc.

Đường 3.200 tỷ có ‘giải cứu’ được cảnh ùn tắc ở cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ?

Để giải quyết tình trạng ùn tắc cửa ngõ phía Nam, ngoài cao tốc Pháp Vân, TP Hà Nội cần làm thêm đường vào nội thành, như sớm hoàn thiện tuyến đường phía Nam Hà Nội (nối Hà Đông - Cầu Giẽ) và đảm bảo tiến độ Vành đai 4.

Đang cập nhật dữ liệu !