Tranh cãi việc cảnh sát hình sự phóng xe tốc độ cực cao đuổi bắt cướp trên phố

Clip cảnh sát hình sự phóng xe máy tốc độ chóng mặt trên phố để truy bắt đối tượng nghi vấn cướp giật khiến người xem cảm phục xen lẫn lo lắng cho sự nguy hiểm tính mạng của cảnh sát và người đi đường.

{keywords}
Sự việc cảnh sát hình sự chạy xe máy đến 160km/h bắt cướp được nhiều người ủng hộ song cũng có những ý kiến lo ngại cho tính mạng của các cảnh sát và người dân tham gia giao thông.

Những ngày qua, mạng xã hội Facebook lan truyền đoạn video ghi lại cảnh hai người mặc thường phục lái xe máy tốc độ cao, truy bắt hai "quái xế" cướp giật qua nhiều ngả đường ở trung tâm TP.HCM.

Được biết, hai người mặc thường phục truy bắt cướp trong đoạn video thuộc tổ hình sự đặc nhiệm - Đội cảnh sát hình sự Công an quận Phú Nhuận.

Sự việc xảy ra vào rạng sáng 9/6, tổ hình sự đặc nhiệm đang tuần tra trên đường thì phát hiện hai "quái xế" nghi vấn vừa cướp giật tài sản, đang lái xe máy tốc độ cao hướng từ quận 3 qua quận Phú Nhuận.

Tổ hình sự đặc nhiệm phóng xe máy truy đuổi qua nhiều ngả đường có những lúc tốc độ được cho là lên tới 140-160km/h. Hai "quái xế" lạng lách, đánh võng tốc độ cao tìm cách bỏ trốn, tuy nhiên các đối tượng đã bị hai cảnh sát khống chế.

Trước hành động này nhiều người dân tỏ ra cảm kích trước sự quyết tâm, dũng cảm, xả thân của hai chiến sĩ cảnh sát.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cũng tỏ ra e ngại trước sự đeo bám với tốc độ cao của những chiến sĩ này. Điều này không chỉ gây nguy hiểm đối với chính bản thân những chiến sĩ cảnh sát mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn với cả những người tham gia giao thông trên đường.

Trao đổi với phóng viên, Thượng tá Nguyễn Văn Quỹ, nguyên cán bộ đội cảnh sát giao thông số 1, Phòng cảnh sát giao thông - Công an TP Hà Nội cho rằng:

Trường hợp đối tượng tội phạm có hành vi nghiêm trọng, như giết người xong bỏ trốn, nếu không truy bắt kịp thời đối tượng trong quá trình bỏ trốn tiếp tục gây án cho những người tiếp theo thì cần thiết phải tiêu diệt, kịp thời ngăn chặn, cảnh sát sẽ truy đuổi đến tận cùng.

Trên thực tế, có thể đặt ra hai tình huống. Thứ nhất, nếu đó là những đối tượng nằm trong chuyên án đang theo dõi, mà biện pháp của cảnh sát hình sự là phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm - tức là phải ngăn chặn ngay từ trước đó, không cho đối tượng có cơ hội ra tay, thực hiện hành vi phạm tội của họ.

Tình huống thứ hai, trong quá trình đang làm nhiệm vụ trên đường mà lực lượng cảnh sát phát hiện ra việc ấy thì truy đuổi là cần thiết.

{keywords}
Trước sự truy đuổi quyết liệt của cảnh sát, hai tên cướp tự ngã, chiếc xe bốc cháy ngay sau đó.

Theo Thượng tá Nguyễn Văn Quỹ, trong trường hợp phát hiện, theo dõi vụ việc cũng có những phương án khác. Nếu quyết định truy đuổi cướp, trinh sát đã tính toán biện pháp cần phải đảm bảo an toàn, trước hết là an toàn cho chính những cán bộ làm việc đó và phải đảm bảo an toàn cho những người tham gia giao thông trên đường.

Biện pháp phối hợp tốt nhất là vừa bám theo đối tượng, mặt khác phối hợp các lực lượng khác, báo với điểm chốt gần đấy… vì trong quá trình tuần tra, lực lượng cảnh sát có bộ đàm, có hệ thống thông tin để liên lạc. Theo đó, có thể chụp biển số xe, thông tin đặc điểm của đối tượng để thông báo cho các chốt giao thông hoặc những lực lượng khác như 113, cơ quan chức năng của địa bàn để cùng phối hợp thực hiện bắt giữ.

Trong trường hợp quyết định truy đuổi, nếu đối tượng thực hiện cướp giật bị truy đuổi không làm chủ được tốc độ tiếp tục gây tai nạn cho những người tham gia trên đường thì việc truy đuổi cũng không phải là một biện pháp tối ưu. Vì hậu quả khi ấy còn lớn hơn rất nhiều.

Do đó, ở trong tình huống không khẩn nguy, lực lượng cảnh sát có thể theo dõi biển số xe, ghi lại việc đó, sau đó truy xét hoặc truy xét nóng việc đó luôn. Có nhiều biện pháp để đảm bảo an toàn, không nhất thiết bằng mọi cách mà không lường trước được những tai nạn có thể xảy ra, đặc biệt với tốc độ như vậy”, Thượng tá Nguyễn Văn Quỹ nói.

"Viêc truy đuổi là cần thiết nhưng không để lại hậu quả xảy ra lớn hơn những cái đối tượng cướp giật gây ra.

Những biện pháp này đều được tập huấn, như thế vừa đảm bảo an toàn mà hiệu quả", Thượng tá Nguyễn Văn Quỹ cho biết.

N. Huyền 

Nhiều ĐBQH vẫn băn khoăn với đề xuất nồng độ cồn bằng 0

Các đại biểu Quốc hội tiếp tục băn khoăn về quy định cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn. Một số đại biểu còn chỉ ra không uống rượu có người vẫn có nồng độ cồn.

Hà Nội đề xuất thu phí ô tô vào nội đô từ năm 2027, có khả thi?

Sở GTVT Hà Nội đề xuất triển khai thu phí ô tô vào nội đô từ năm 2027, nhưng một số ý kiến cho rằng khi hệ thống giao thông công cộng không đủ mạnh, người dân ít có lựa chọn.

Lạnh gáy với ‘quái xế thông chốt' Cảnh sát 141

Tại các điểm Cảnh sát 141 (Công an Hà Nội) làm nhiệm vụ gần đây có tình trạng nhiều "quái xế" rất liều lĩnh, tụ tập, lạng lách, chạy xe tốc độ cao, tìm cách thông chốt.

Cấm tuyệt đối hay đặt ngưỡng để xử lý vi phạm nồng độ cồn?

Liên quan đến quy định cấm tuyệt đối người “điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn” tại dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, hiện vẫn còn 2 quan điểm khác nhau.

Cấm người có nồng độ cồn lái xe, tài xế lo uống rượu sau 1 đêm vẫn 'dính phạt'

Theo PGS. TS. Phạm Việt Cường, về nguyên tắc lượng cồn trong cơ thể sẽ phân hủy hết sau khoảng 6 - 8 giờ. Vậy nên người uống rượu, bia từ tối hôm trước mà sáng hôm sau vẫn có thể bị phạt vi phạm nồng độ cồn thì chứng tỏ người đó uống rất nhiều.

Thay đổi tốc độ tối đa trên nhiều tuyến cao tốc ngay trong quý 1/2024

Các tuyến cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn, Trung Lương - Mỹ Thuận, Mai Sơn - QL45, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, QL45 - Nghi Sơn… đủ điều kiện nâng tốc độ lên 90km/h.

Cảnh sát 141 hóa trang bắt giữ nhóm thanh niên mang gậy 3 khúc đi 'diễu phố'

Quá trình tuần tra kiểm soát tại đường Trần Phú (quận Hà Đông, Hà Nội), Tổ Cảnh sát hóa trang Y9/141 đã bắt giữ nhóm thanh niên đi xe không biển số, lạng lách đánh võng và tàng trữ gậy 3 khúc.

Liên tiếp xử lý thanh thiếu niên 'bốc đầu' xe máy, lạng lách trên đường

Gần đây, lực lượng công an liên tiếp phát hiện, xử lý các nhóm thanh thiếu niên có hành vi "bốc đầu" xe máy trên đường gây mất an toàn giao thông, an ninh trật tự.

Kiên Giang muốn sớm nâng cấp sân bay Phú Quốc

Bộ GTVT vừa có văn bản trả lời UBND tỉnh Kiên Giang về kiến nghị sớm đầu tư nâng cấp sân bay Phú Quốc.

Đường 3.200 tỷ có ‘giải cứu’ được cảnh ùn tắc ở cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ?

Để giải quyết tình trạng ùn tắc cửa ngõ phía Nam, ngoài cao tốc Pháp Vân, TP Hà Nội cần làm thêm đường vào nội thành, như sớm hoàn thiện tuyến đường phía Nam Hà Nội (nối Hà Đông - Cầu Giẽ) và đảm bảo tiến độ Vành đai 4.

Đang cập nhật dữ liệu !