Bên trong tàu điện Cát Linh - Hà Đông chính thức đón khách sáng mai (6/11), miễn phí 15 ngày

Tàu đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông sẽ chính thức được bàn giao, khai thác vận hành lúc 7h sáng mai (6/11).

{keywords}
Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông có tuyến chính dài hơn 13km đi trên cao, 12 nhà ga và 13 đoàn tàu.

Thông tin về vé tàu, ông Vũ Hồng Trường, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Metro Hà Nội) cho biết: "Tại các nhà ga của đường sắt Cát Linh – Hà Đông đều bố trí hệ thống bán vé tự động và quầy vé có nhân viên trực tiếp bán vé cho hành khách.

Đối với vé tháng, hành khách chỉ cần đi qua cửa quẹt thẻ vé để lên nhà ga. Hệ thống cửa quẹt thẻ có thể tiếp nhận 42 người/phút.

Trong trường hợp đông khách sẽ có nhân viên sử dụng máy quét vé bằng tay. Trên nhà ga sẽ có các bảng thông tin, thông báo các chuyến tàu tiếp theo là bao nhiêu phút để hành khách căn cứ vào đó chờ đợi tàu''.

Về giá vé cho đối tượng ưu tiên, ông Trường cho hay: "Giá vé tàu Cát Linh – Hà Đông tương đương vé xe buýt, khoảng 7.000 đồng/ga và cứ đi 1km sẽ cộng thêm 600 đồng. Đối với người đi vé tháng thì đi bao nhiêu lượt sẽ trừ bấy nhiêu. Đối với hành khách đi vé lượt thì sẽ làm tròn đi 1 ga là 8.000 đồng, thêm một ga là 9.000 đồng và đi cả tuyến là 15.000 đồng.

Vé tháng bình thường 200.000 đồng, còn vé tháng ưu tiên 100.000 đồng. Vé tháng của tàu Cát Linh – Hà Đông có tính ưu việt sử dụng trong 30 ngày, mua ngày nào thì sẽ tính đến ngày mua vé của tháng sau và có vé ngày”.

{keywords}
Đúng 7h ngày 6/11, dự án Đường sắt Cát Linh – Hà Đông sẽ chính thức được bàn giao giữa Bộ Giao thông vận tải và UBND TP Hà Nội.
{keywords}
Giá vé lượt dự kiến thấp nhất là 7.000 đồng, cao nhất cho cả chặng là 15.000 đồng. Giá vé tháng là 200.000 đồng, có giá trị trong 30 ngày.
{keywords}
Hệ thống tháng máy và thang bộ được lau dọn sạch sẽ trước ngày đi vào hoạt động, khai thác.
{keywords}
Quầy bán vé tại sẵn sàng đi vào hoạt động.
{keywords}
Khách đi tàu mua vé qua hệ thống bán vé tự động để lấy thẻ lên tàu.
{keywords}
Cây nạp tiền vào vé.

Được biết, sẽ có 651 nhân sự được đào tạo nghiệp vụ cho các vị trí để vận hành tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông.

Theo yêu cầu thực tế và khuyến cáo của Tư vấn ACT (Pháp), Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị Hà Nội đã bổ sung thêm 82 nhân sự để đáp ứng khuyến cáo, trong đó có 41 nhân sự được đào tạo nghiệp vụ lái tàu tại Trung Quốc, 16 nhân sự được đào tạo nghiệp vụ lái tàu trong nước.

Các nhân sự được đào tạo trong nước đang tiếp tục được Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị Hà Nội phối hợp với Ban Quản lý dự án Đường sắt, Trường Cao đẳng nghề Đường sắt đào tạo, bồi dưỡng theo chương trình để hoàn thiện điều kiện tiêu chuẩn cấp giấy phép lái tàu, đáp ứng nhu cầu vận hành tuyến trong giai đoạn tiếp theo.

{keywords}
Ban quản lý cũng bố trí phòng cách ly y tế để phòng trường hợp có ca nghi nhiễm Covid-19. Đội ngũ nhân sự phục vụ tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đều đã được tiêm 2 mũi vắc xin phòng Covid-19.
{keywords}
Thang máy cho người khuyết tật ở các ga.
{keywords}
Tàu chạy từ 5h sáng đến 23h đêm hàng ngày, tần suất 6-7 phút mỗi chuyến, giờ cao điểm có thể giảm xuống 2-3 phút.
{keywords}
Giai đoạn đầu, khi lượng hành khách chưa đông, tần suất chạy tàu là 10-15 phút mỗi chuyến.
{keywords}
Tại mỗi ga, tàu dừng để hành khách lên xuống khoảng 30 giây, các ga đầu mối có lượng khách đông thì thời gian dừng có thể tới 45 giây. Thời gian tàu chạy toàn tuyến hết khoảng 25 phút.
{keywords}
Hệ thống ghế ngồi trên tàu Cát Linh - Hà Đông. Những toa tàu khá hiện đại, sạch sẽ. Mỗi khi đến ga, nhân viên lái tàu sẽ đứng ở cửa để theo dõi theo quy trình an toàn.
{keywords}
Trên tàu và các nhà ga đều có biển chỉ dẫn, thông tin nơi đến bằng tiếng Việt và tiếng Anh; phát thanh khi tàu đến các ga cũng bằng hai thứ tiếng.
{keywords}
Hành khách đi tàu miễn phí trong 15 ngày đầu.
{keywords}

Đối chiếu với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia liên quan đến đường sắt đô thị, dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh – Hà Đông đã cơ bản đáp ứng các điều kiện về pháp lý để các cơ quan, đơn vị triển khai tổ chức khai thác tuyến đường sắt đô thị.

Thông tin về ngày bàn giao dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn khẳng định: "Đúng 7h ngày 6/11, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ GTVT và UBND TP Hà Nội sẽ chính thức bàn giao dự án Đường sắt Cát Linh – Hà Đông.

Quá trình này sẽ bàn giao kèm theo 6 phụ lục. Sau ngày 6/11, dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông chính thức được khai thác vận hành", ông Tuấn cho hay.

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông có chiều dài 13,05km, gồm 12 ga trên lộ trình: Cát Linh-La Thành-Thái Hà-Láng-ĐH Quốc gia-vành đai 3-Thanh Xuân-Bến xe Hà Đông-trung tâm Hà Đông-La Khê-Văn Khê-Bến xe Hà Đông mới và khu đề-pô tại Ba La (Hà Đông). Tuyến có 13 đoàn tàu (mỗi đoàn 4 toa), tuần suất hoạt động 4 đến 6 phút/lượt, tốc độ vận chuyển tối đa 80 km/giờ. Dự án được thiết kế theo tiêu chuẩn đường sắt đôi, khổ 1.435 mm; tốc độ tối đa 80km/giờ, tốc độ khai thác là 35km/giờ; thời gian chạy tàu từ Cát Linh đến Hà Đông (hoặc ngược lại) là 23,63 phút; khi đưa vào khai thác thương mại sẽ hoạt động liên tục từ 5 giờ đến 23 giờ hàng ngày. Khung giờ cao điểm, các đoàn tàu chạy giãn cách với tần suất 6 phút có một đoàn tàu cập ga với sức chở tối đa 960 người/đoàn.

Bảo Khánh

Nhiều ĐBQH vẫn băn khoăn với đề xuất nồng độ cồn bằng 0

Các đại biểu Quốc hội tiếp tục băn khoăn về quy định cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn. Một số đại biểu còn chỉ ra không uống rượu có người vẫn có nồng độ cồn.

Hà Nội đề xuất thu phí ô tô vào nội đô từ năm 2027, có khả thi?

Sở GTVT Hà Nội đề xuất triển khai thu phí ô tô vào nội đô từ năm 2027, nhưng một số ý kiến cho rằng khi hệ thống giao thông công cộng không đủ mạnh, người dân ít có lựa chọn.

Lạnh gáy với ‘quái xế thông chốt' Cảnh sát 141

Tại các điểm Cảnh sát 141 (Công an Hà Nội) làm nhiệm vụ gần đây có tình trạng nhiều "quái xế" rất liều lĩnh, tụ tập, lạng lách, chạy xe tốc độ cao, tìm cách thông chốt.

Cấm tuyệt đối hay đặt ngưỡng để xử lý vi phạm nồng độ cồn?

Liên quan đến quy định cấm tuyệt đối người “điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn” tại dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, hiện vẫn còn 2 quan điểm khác nhau.

Cấm người có nồng độ cồn lái xe, tài xế lo uống rượu sau 1 đêm vẫn 'dính phạt'

Theo PGS. TS. Phạm Việt Cường, về nguyên tắc lượng cồn trong cơ thể sẽ phân hủy hết sau khoảng 6 - 8 giờ. Vậy nên người uống rượu, bia từ tối hôm trước mà sáng hôm sau vẫn có thể bị phạt vi phạm nồng độ cồn thì chứng tỏ người đó uống rất nhiều.

Thay đổi tốc độ tối đa trên nhiều tuyến cao tốc ngay trong quý 1/2024

Các tuyến cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn, Trung Lương - Mỹ Thuận, Mai Sơn - QL45, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, QL45 - Nghi Sơn… đủ điều kiện nâng tốc độ lên 90km/h.

Cảnh sát 141 hóa trang bắt giữ nhóm thanh niên mang gậy 3 khúc đi 'diễu phố'

Quá trình tuần tra kiểm soát tại đường Trần Phú (quận Hà Đông, Hà Nội), Tổ Cảnh sát hóa trang Y9/141 đã bắt giữ nhóm thanh niên đi xe không biển số, lạng lách đánh võng và tàng trữ gậy 3 khúc.

Liên tiếp xử lý thanh thiếu niên 'bốc đầu' xe máy, lạng lách trên đường

Gần đây, lực lượng công an liên tiếp phát hiện, xử lý các nhóm thanh thiếu niên có hành vi "bốc đầu" xe máy trên đường gây mất an toàn giao thông, an ninh trật tự.

Kiên Giang muốn sớm nâng cấp sân bay Phú Quốc

Bộ GTVT vừa có văn bản trả lời UBND tỉnh Kiên Giang về kiến nghị sớm đầu tư nâng cấp sân bay Phú Quốc.

Đường 3.200 tỷ có ‘giải cứu’ được cảnh ùn tắc ở cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ?

Để giải quyết tình trạng ùn tắc cửa ngõ phía Nam, ngoài cao tốc Pháp Vân, TP Hà Nội cần làm thêm đường vào nội thành, như sớm hoàn thiện tuyến đường phía Nam Hà Nội (nối Hà Đông - Cầu Giẽ) và đảm bảo tiến độ Vành đai 4.

Đang cập nhật dữ liệu !