12 thuyền viên “thoát nạn” và câu chuyện ngày trở về

Những giọt nước mắt, những giây phút chờ đợi đến nghẹt thở. Cảm xúc "vỡ tung" thành những dòng nước mắt khi những người thân nhìn thấy thuyền viên trở về bằng xương bằng thịt…

12 thuyền viên “thoát nạn” và câu chuyện ngày trở về

> Hình ảnh đầu tiên thuyền viên thoát cướp biển Somalia về đến Nội Bài

Giọt nước mắt của những người từ cõi chết trở về

Hơn 3 giờ chiều, chiếc máy bay Quatar mới đưa những thuyền viên thoát nạn trở về nhưng trước đó nhiều giờ cả sảnh A sân bay Quốc tế Nội bài đã xuất hiện rất nhiều phóng viên, người thân đến đón 12 thuyền viên. Khoảng 15h 45 người đầu tiên xuất hiện, là anh Trần Minh Trí, ngay lập tức gia đình, người thân ào vào ôm lấy em. Các phóng viên liên tục tiếp cận để hỏi han thông tin. Anh Trí cho biết: “Lúc có tin báo có cướp biển, tàu khác chạy được tàu em không chạy được. Em bị bắt, bị bỏ đói, mỗi ngày chỉ được ăn 2 bát cơm trắng”

12 thuyền viên “thoát nạn” và câu chuyện ngày trở về

Thuyền viên Trần Minh Trí bần thần chưa nói lên lời

Khi đã lên xe rồi, anh Trí ngồi khóc trên xe “Em thực sự rất sợ và nhớ nhà, nhớ bố mẹ, giờ được về chỉ mong ở nhà với gia đình thôi. Bọn chúng bắt giữ đã cướp hết quần áo, đồ đạc. Quần áo đang mặc để về nước là do Đại Sứ Quán Việt Nam mua cho.”

Lần lượt từng thuyền viên xuất hiện là hàng ngàn những giọt nước mắt, tiếng khóc vui mừng, chạy trốn cả những câu hỏi của phóng viên. Có những gia đình ôm nhau cùng khóc.

Cũng trong tâm trạng đó thuyền viên Lưu Đình Sơn – nạn nhân bị giam giữ riêng không ngăn được nước mắt khi nghĩ lại những ngày tháng vừa qua: “Chúng nhốt vào phòng riêng, đánh đập, cho nhịn đói, không có nước uống. Anh không thể bình tĩnh kể tiếp, vì không nghĩ đến ngày được trở về Việt Nam”. Người em họ là Lưu Đình Hùng kể lại: “Khi thuyền đang đi đánh cá thì có một tàu lạ xông đến và có khoảng hơn 50 người lạ mặt nhảy lên thuyền dùng vũ khí tấn công và bắt giữ, anh em rất hoang mang, lo lắng. Trong thời gian ở bị giam giữ bọn cướp đối xử rất tàn tệ làm các anh em bị gầy yếu hơn.”

12 thuyền viên “thoát nạn” và câu chuyện ngày trở về

Bước chân xiêu vẹo trên niềm sung sướng và sự kiệt sức

Kể rành rọt hơn cả, thuyền viên Nguyễn Văn Hải cho biết: “có 26 con người tất cả, cả Việt Nam, cả Đài Loan, mỗi ngày bọn em chỉ được 2 bát cơm trắng thôi. Bọn cướp mà, chúng thích đánh thì đánh, thích bắn thì bắn chẳng có luật pháp nào bảo vệ. Bọn em tưởng chết, chẳng bao giờ nghĩ có thể về”

Trước đó, trao đổi với các phóng viên. ông Nguyễn Xuân Tạo – Trưởng phòng quản lý Lao động , Cục quản lý lao động ngoài nước cho biết: "Thực ra số lao động đi theo 3 doanh nghiệp tàu đánh cá của Đài Loan. Trong qua trình giải quyết vấn đề các cơ quan vào cuộc sát sao đặc biệt là Cục quản lý lao động ngoài nước, phía Đài Loan (Văn phòng Đài Bắc tại Hà Nội). Trong khi thương lượng thì gặp nhiều khó khăn, vì lẽ ra người lao động phải về nước từ tháng 3 nhưng phía hải tặc lại chuyển sang giao cho nhóm hải tặc mới, mà phía mới này lại đưa ra số tiền lớn. Sau đó các chủ tiếp quản tàu lại được hướng dẫn cách chuyển tiền, cách thương lượng đảm bảo thuyền viên lên tàu an toàn. Qua một thời gian ngắn từ tháng 4 đến bây giờ, dưới sự nỗ lực từ nhiều phía, chúng ta đã đàm phán an toàn"

12 thuyền viên “thoát nạn” và câu chuyện ngày trở về

Ông Nguyễn Xuân Tạo trả lời báo chí

Ông Tạo cũng chia sẻ thêm: “Quá trình đàm phán cũng có khá nhiều khó khăn như số tiền đòi lớn, như đã nói trên là do thay đổi nhóm hải tặc giam giữ, đàm phán. Ngoài ra còn có thông tin từ phía nước ngoài mà báo chí Việt Nam lấy lại gây khó khăn cho đàm phán. Như thông tin thuyền trưởng bị dập tay, thủy thủ bị sát hại. Điều này rất có thể là mưu đồ của hải tặc để uy hiếp khi đàm phán.”

Khi có phóng viên hỏi: “Tiền chuộc các thuyền viên lấy từ nguồn nào?” Ông Tạo từ chối không trả lời với lý do đây là bí mật.

Còn đó những lo toan ngày trở về

Trong lúc chờ đợi, chúng tôi đã tiếp cận từng người thân của thuyền viên. Dù niềm vui đang “nhảy nhót” trong họ nhưng họ không giấu được những nỗi lo toan ngày trở về. Bà Trần Thị Lơ mẹ của thuyền viên Vũ Văn Ba: “Gia đình không có tiền, nhà rất nghèo phải vay mượn 11 triệu cho con đi lao động từ năm 2010. Trước đó ở nhà, gia đình vẫn làm nghề đi biển. Khi biết tin con bị bắt chị đã nghĩ không bao giờ được gặp lại con nữa. Gia đình mừng vui khôn xiết khi biết tin con được về”

Hồi hộp không kém, bà Bùi Thị Huyền mẹ của thuyền viên Hồ Xuân Hương chia sẻ: “Biết tin con được giải cứu, gia đình rất phấn khởi bắt xe một mạch lên Hà Nội từ 5h chiều ngày hôm qua, hai vợ chồng phải ngủ ở ghế chờ trong sân bay mà không tài nào chợp mắt vì chưa nhìn thấy con vẫn chưa yên tâm. Tiền bắt xe lên đây cũng là tiền đi vay mượn, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, chỉ có Hồ Xuân Hương là con trai duy nhất. Khi biết tin con bị bắt cứ nghĩ rằng con mình đã chết, gia đình đã khóc rất nhiều, hao hụt sức khỏe. Thậm chí còn phát đơn đi khắp các ban ngành như Cục Hải Quan, Cục quản lý lao động ngoài nước, Đại sứ quán Việt Nam…để mong được sự giúp đỡ”

Bố của thuyền viên Trần Văn Toán , ông Trần Văn Chính cho biết: “Gia đình đã vay 14,5 triệu cho con đi lao động. Gia đình có bốn người con, hoàn cảnh khó khăn chỉ trông chờ vào nghề làm ruộng, cả nhà gồm 4 người đã ra từ 2h chiều hôm qua để đón con, cả nhà ngủ trên xe rất sốt ruột, giờ chỉ mong được gặp con. Đứa em gái Trần Thị Mỹ Tâm vẻ mặt còn non nớt, không nhớ rõ mặt anh trai vì ngày anh Toán đi bé Tâm mới chỉ 3 tuổi.”

12 thuyền viên “thoát nạn” và câu chuyện ngày trở về

Giọt nước mắt sung sướng của người thân nhưng có vị của nỗi lo toan

Nghẹn ngào khó nói lên lời bà Nguyễn Thị Quế, mẹ của thuyền viên Bùi Văn Hóa chia sẻ: “Con trai đi từ ngày 25 tháng 10 năm 2008. Con trai chị đi qua Công ty Vạn Hoa 1- Văn Cao- Hải Phòng. Tiền lương mỗi tháng công ty trả 3 triệu về cho gia đình trong khi hợp đồng là 5 triệu. Khi biết tin con trai được cứu sống, gia đình rất mừng như chết đi sống lại, giờ chỉ mong được gặp con vì không rõ tin tức cụ thể là con về mấy giờ, như thế nào?”

Giọt nước mắt hạnh phúc rồi sẽ tan nhanh sau vài ngày gặp gỡ, còn đó những nỗi lo toan sau ngày trở về. Họ sẽ làm gì? Những món nợ chất chồng để đi xuất khẩu lao động sẽ được “san bằng” ra sao? Đã đành còn người là còn tất cả, nhưng cũng không thể bắt họ bỏ những lo toan ấy đi được ngoài sự chia sẻ của các Công ty xuất khẩu lao động và cơ quan chức năng.

Văn Cường- Nguyễn Dũng- Ngọc Trang

Hưng Yên triển khai phần mềm thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho mẹ và bé

Bà mẹ và trẻ em dưới 5 tuổi tại Hưng Yên được tiếp cận ngân hàng thực đơn cân bằng dinh dưỡng đa dạng từ Ajinomoto Việt Nam với phần mềm thực đơn dinh dưỡng được Bộ Y tế phê duyệt.

400 học sinh Đồng Nai nhận học bổng ‘Cho em đến trường’

Quỹ học bổng “Cho em đến trường” đã trao 400 suất học bổng trị giá 540 triệu đồng cho những em có hoàn cảnh khó khăn, không ngừng phấn đấu vươn lên trong học tập.

Hồ Quỳnh Hương tiết lộ bạn trai hơn 2 tuổi, yêu mặn nồng nhưng chưa muốn cưới

Dịp trở lại âm nhạc với MV 'Cứ để cho em', ca sĩ Hồ Quỳnh Hương xác nhận đang yêu một người đàn ông hơn 2 tuổi.

Cô gái miền Tây đổi đời nhờ vịt con duyên dáng, bất ngờ nổi tiếng châu Á

Câu chuyện cô gái Vĩnh Long đổi đời nhờ vịt con nở ra từ quả trứng hỏng được chọn làm thành phim, công chiếu trên kênh Discovery Asia đang thu hút sự chú ý của nhiều người châu Á.

Gác bằng thạc sĩ, chàng trai Cần Thơ về quê làm nông dân kiếm 1 tỷ đồng/năm

Có 2 bằng đại học, 1 bằng thạc sĩ nhưng Dương Đình Tuyễn ở TP Cần Thơ vẫn quyết định về quê chăm sóc khu vườn của gia đình, nhờ vậy anh có doanh thu cả tỷ đồng/năm.

Cụ ông 80 tuổi qua đời, con cháu phát hiện 'kho tiền' được chôn dưới lòng đất

Sau khi qua đời, gia đình ông tình cờ phát hiện ra số tiền lớn nhưng khi đào lên thì tiền bị mốc, hỏng hơn một nửa.

Học lỏm nghề lạ, cậu bé mồ côi thành người giàu thứ 3 Sài Gòn xưa

Mồ côi cả cha lẫn mẹ, cậu thiếu niên 13 tuổi học lỏm được nghề lạ, từng bước thoát nghèo rồi trở thành bá hộ, độc chiếm vị trí thứ 3 trong số tứ đại phú hào Sài Gòn xưa.

Gia tộc xưa có trăm nhà mặt phố, căn phòng bí mật nuôi gia nhân chỉ để đếm tiền

Đầu óc nhạy bén, khéo léo sử dụng “quyền lực” trong tay, vị phú hào sở hữu khối gia sản khổng lồ khiến người Pháp phải ngạc nhiên.

Người giàu nhất Sài Gòn xưa, giai thoại thuê nhân công phơi tiền cho khỏi mốc

Trong thời kỳ cực thịnh, gia đình Huyện Sỹ nắm trong tay toàn bộ vùng đất trù phú ở Gò Công, Long An, Tiền Giang kéo dài đến tận biên giới Campuchia.

Ngôi làng tỷ phú ở Vĩnh Phúc, người dân 'hái ra tiền' xây lâu đài nhờ một nghề

Tại xã Vân Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc có một ngôi làng nhỏ nhưng biệt thự mọc lên như nấm. Người dân quanh đây gọi nơi này là làng tỷ phú.

Đang cập nhật dữ liệu !