Điện Biên Phủ: Nghe những chuyện sử sách chưa nói hết

Làm công tác trinh sát của cả chiến dịch Điejen Biên Phủ, cụ Việt biết nhiều thông tin mà cụ cho là sử sách không đề cập hết.

Cụ Nguyễn Việt, nguyên Trưởng phòng Trinh sát, Cục Quân báo (Bộ tổng tham mưu), người đảm nhiệm công tác trinh sát của chiến dịch Điện Biên Phủ cho rằng cần làm rõ vì sao trận chiến quyết định năm 1954 lại diễn ra ở Điện Biên Phủ chứ không phải nơi nào khác.

Ta cần

Năm nay 90 tuổi, cụ Nguyễn Việt vừa trở về từ Điện Biên Phủ sau chuyến đi kỷ niệm 60 năm chiến thắng chiến dịch lịch sử. Với giọng nói sang sảng, cụ kể về trận đánh lớn nhất trong đời binh nghiệp của mình.

Điện Biên Phủ: Nghe những chuyện sử sách chưa nói hết - ảnh 1

Cụ Nguyễn Việt,nguyên Trưởng phòng Trinh sát, Cục Quân báo (Bộ tổng tham mưu).Ảnh: Cẩm Quyên

Làm công tác trinh sát của cả chiến dịch, cụ Việt biết nhiều thông tin mà cụ cho là sử sách không đề cập hết. Nói về lý do tại sao trận chiến quyết định này diễn ra ở Điện Biên Phủ, cụ Việt phân tích:

Trình độ của quân đội ta đến năm 1953 mới chủ yếu đánh đêm là chính, thứ nữa là đánh ở rừng núi, còn ở đồng bằng thì phải nói thẳng thắn là thời điểm đó chưa có khả năng đánh lớn được.

Trong chiến dịch Tây Bắc, ta tấn công từng cụm điểm, từng tiểu đoàn một thì được nhưng khi “húc” vào Nà Sản (lúc đó đã hình thành tập đoàn cứ điểm của địch) thì không thành công, buộc phải rút lui chờ thời cơ khác.

Hè 1953, quân đội ta tập huấn cán bộ để đánh lại Nà Sản thì Pháp “lặng lẽ” rút nhanh khỏi nơi này. Đến 20/11/1953, địch bất ngờ cho quân nhảy dù xuống chiếm đóng Điện Biên Phủ, phía ta phải cho quân bám ngay, mục tiêu là làm sao phải giữ chân quân địch ở lại rừng núi bởi đây là nơi ta có thế mạnh và kinh nghiệm.

Địch muốn

Pháp công bố công khai lý do chiếm đóng Điện Biên Phủ là để bảo vệ Thượng Lào, vì Pháp có ký với Lào một thỏa thuận bảo vệ Luang Prabang đề phòng quân ta đánh.

“Nhưng thực ra đây là ý đồ của Mỹ. Lòng chảo Điện Biên Phủ nằm ở ngã tư biên giới, sát Trung Quốc, Lào, gần Miến Điện, Thái Lan, lại ở cao điểm. Một cơ sở không quân lớn ở Điện Biên Phủ sẽ là một căn cứ không quân lý tưởng, có tính chiến lược cho Mỹ để khống chế cả khu vực Đông Nam Á”, cụ Việt phân tích.

Điện Biên Phủ: Nghe những chuyện sử sách chưa nói hết - ảnh 2

Ngày 20/11/1953, Pháp cho quân nhảy dù chiếm đóng Điện Biên Phủ.Ảnh tư liệu

Theo cụ Việt, Tướng Tổng tư lệnh của quân đội Pháp ở chiến trường Đông Dương là Henri Navarre đồng tình với kế hoạch nhảy dù Điện Biên Phủ rồi đưa cả chục tiểu đoàn vào “cắm” ở đây nhằm xây dựng cứ điểm kiên cố.

Ý tưởng trên khiến tham mưu trưởng của Tướng Navarre “giãy nảy” lên, cho rằng Tướng Navarre không hiểu gì về chiến trường này, bởi nếu chỉ có mục đích bảo vệ khu vực Thượng Lào thì không cần cho quân nhảy dù làm tốn kém cả chục tiểu đoàn.

“Song Navarre vẫn hành động vì có Mỹ đứng sau “giật dây”. Thực tế Mỹ đã “hà hơi, tiếp sức” và chu cấp rất nhiều cho Pháp (cả tiền bạc lẫn vũ khí), đổi lại là quyền can thiệp vào chiến lược quân sự của Pháp ở Đông Dương. Cũng nhờ sự hậu thuẫn của Mỹ mà trong một thời gian ngắn, Điện Biên Phủ trở thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương”, cụ Việt nói.

Vì thế, cụ Việt cho rằng có thể nói việc cả ta lẫn địch “gặp” nhau ở Điện Biên Phủ là lựa chọn tất yếu khách quan, dẫn đến việc phải mở trận quyết chiến ở đây. Hơn nữa, địch cũng chủ quan nghĩ Việt Minh không có khả năng chiến đấu ở Điện Biên Phủ, vì địch đưa lên đây cả 10 tiểu đoàn với bao nhiêu vũ khí đạn dược.

“Đây là cụm tập đoàn cứ điểm với bao nhiêu pháo hiện đại, được gọi là 'con nhím hoàn hảo được tổ chức phòng ngự theo kiểu hiện đại', địch cho rằng làm sao mà ta nhảy vào được với quân số và khả năng hạn chế như vậy?”, cụ Việt nói.

Sau này có những ý kiến chỉ trích các tướng lĩnh Pháp đã "mắc một lỗi sơ đẳng" khi thiết lập một căn cứ ở nơi quá xa xôi hẻo lánh, dễ bị bao vây cô lập để rồi bại trận. Nhưng ở thời điểm đó, với những yêu cầu chiến lược và chính trị của Pháp trong cuộc chiến - phải giữ bằng được Lào - thì việc thiết lập này là yêu cầu tất yếu và không thể khác được.

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !