Đào tạo nghề cho nông thôn: Vẫn "nặng" lý thuyết

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) là chủ trương lớn của Đảng và Chính phủ, nhằm tạo việc làm với thu nhập ổn định cho người nông dân. Tuy thực hiện được 3 năm nhưng tại một số tỉnh hiệu quả đào tạo nghề chưa cao, còn nhiều vướng mắc trong chính sách thực thi.

Sơ kết 3 năm thực hiện Đề án 1956 của Thủ tướng Chính Phủ, chương trình, giáo án giảng dạy các ngành nghề cho LĐNT, việc triển khai công tác dạy nghề xuống các tỉnh đã được Bộ NN – PTNT xây dựng. Đã có 40 tỉnh chỉ đạo Sở NN – PTNT giao công tác đào tạo nghề cho Chi cục Phát triển nông thôn, 18 tỉnh chỉ đạo Sở NN giao cho Trung tâm Khuyến nông, 4 tỉnh giao Phòng kế hoạch, một số tỉnh còn lại giao cho các trường dạy nghề.

Sau 3 năm triển khai, một vài mô hình dạy nghề hiệu quả tốt cần được nhân rộng trong thời gian tới như mô hình chuyên canh trồng cây lương thực, thực phẩm, rau sạch, hoa quả, trồng cây công nghiệp, trồng hoa … được thực hiện trên gần 20 tỉnh, với các loại cây trồng gắn với địa phương. Năm 2012, có 36/63 tỉnh thành đã được Sở NN – PTNT phân bổ kinh phí và tiến hành dạy nghề cho LĐNT, số học viên được đào tạo nghề NN hơn 91.000 người. Tuy nhiên, theo báo cáo của các Sở NN – PTNT gửi Vụ tổ chức cán bộ (Bộ NN – PTNT) kế hoạch thực hiện Đề án năm 2012, một số tỉnh chưa thực sự cao, số lớp và số học viên triển khai đào tạo so với dự kiến kế hoạch đề ra thấp.

Dạy nghề lên núi, vào vùng sâu

Sơn La và Lạng Sơn là hai tỉnh chỉ thực hiện được hơn 20% kế hoạch đề ra của năm 2012. Mặc dù, lãnh đạo tỉnh xác định, Đề án 1956 là thiết thực, đúng và tốt nhưng trong quá trình thực hiện, kết quả chưa đạt như mong đợi.

Sơn La là tỉnh miền núi, đa phần lao động của tỉnh Sơn La vẫn nằm trong khu vực nông nghiệp, với tỷ lệ trên 77%. Tỉnh đã đầu tư các trung tâm dạy nghề phù hợp với nhu cầu của địa phương như đan nón lá, sửa chữa máy,… đồng thời kết hợp với trung tâm giới thiệu việc làm tạo điều kiện cho học viên sau quá trình học có thể tìm được công việc thu nhập khá. Tuy nhiên, việc thực hiện Đề án của tỉnh vẫn còn gặp khó khăn.

Theo đại diện của Trung tâm dạy nghề tỉnh: Do người dân còn chưa nhận thức được vai trò của Đề án, nên họ không có nhu cầu học nghề, vì vậy để đủ học viên mở lớp, nhân viên trung tâm phải đến tận các thôn, bản tư vấn vận động người lao động tham gia học nghề và đi lao động xa nhằm tăng thu nhập.

Đào tạo nghề cho nông thôn: Vẫn

Theo tìm hiểu, Đề án đào tạo nghề cho lao động tỉnh Sơn La còn kém là do, lao động miền núi vẫn quen với việc sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, tự cung tự cấp, chưa quen với thị trường lao động chuyên nghiệp. Vốn vay chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển sản xuất của người lao động, đội ngũ giáo viên giảng dạy tại các cơ sở dạy nghề chất lượng chưa đáp ứng được nhu cầu.

Kết quả đào tạo nghề LĐNT của tỉnh Đăk Lăk năm 2012 đạt thấp. Trên cơ sở khảo sát nhu cầu học nghề của LĐNT vào đầu năm, Sở LĐTB&XH đã xây dựng kế hoạch đào tạo nghề theo Đề án 1956 trong năm 2012 là hơn 8.000 lao động với 234 lớp và dự kiến nguồn kinh phí 24 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến hết tháng 10 mới có 50 lớp được mở với 1.714 LĐNT học nghề, chỉ đạt 21% kế hoạch đề ra.

Nguyên nhân cơ bản khiến tỷ lệ đào tạo nghề đạt thấp là do phân bổ ngân sách chậm và thấp. Tháng 5 – 2012, nguồn kinh phí dạy nghề cho LĐNT mới được Trung ương phân bổ về cho tỉnh và chỉ bằng 20% so với nhu cầu thực tế. Thêm vào đó, nhiều huyện trong tỉnh cả năm 2012 vẫn chưa mở được lớp dạy nghề nào như: M’Drak, Ea Súp …

Đồng bằng trăn trở

Cũng giống như các địa phương trong cả nước, tỉnh Vĩnh Phúc xác định vai trò và ý nghĩa quan trọng của Đề án đào tạo nghề cho LĐNT, sau 3 năm triển khai, đã thu được kết quả bước đầu. Tuy nhiên, công tác đào tạo nghề của Vĩnh Phúc vẫn gặp phải không ít những khó khăn, mà nguyên nhân là do: Công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách dạy nghề, giải quyết việc làm chưa sâu rộng, thường xuyên trong nhân dân khiến nhiều địa phương chưa nhận thức đầy đủ về Đề án để quan tâm đúng mức, các ngành đào tạo chưa phù hợp với nhu cầu của người lao động. Việc phối kết hợp giữa các ban, ngành và trung tâm đào tạo của các huyện còn chưa đồng bộ và thiếu quyết liệt, nhiều lao động qua đào tạo nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng lao động.

Tỉnh Hải Dương là địa phương có tiến độ đô thị hóa nhanh, nhiều diện tích đất nông nghiệp bị quy hoạch thành những khu đô thị, nhà máy, xưởng công nghiệp. Đề án đào tạo nghề cho LĐNT được tỉnh chủ trương là chương trình lớn, triển khai thực hiện sâu, rộng. Tuy nhiên, theo kết quả của Sở NN – PTNT tỉnh Hải Dương, năm 2012, kế hoạch thực hiện của tỉnh chỉ đạt hơn 50% kế hoạch đề ra, quá trình triển khai Đề án 1956 còn gặp khá nhiều vướng mắc, chưa đáp ứng được nhu cầu thiết thực của người học, nhiều tiêu chí khó khả thi.

Thực hiện Đề án 1956 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN – PTNT trong chính sách đào tạo đưa ra quy định độ tuổi người tham gia học nghề, thời gian học nghề trong 3 tháng/nghề. Đây được coi là vướng mắc lớn không chỉ riêng tỉnh Hải Dương mà còn rất nhiều tỉnh khác trong cả nước trăn trở.

Đào tạo nghề cho nông thôn: Vẫn

Đại diện Hội nông dân Hải Dương chia sẻ:  Đào tạo nghề cho nông dân góp phần tạo việc làm cho họ, đặc biệt là những vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ. Đề án 1956, khi triển khai tại cơ sở còn nhiều khó khăn, vướng mắc, kết quả thực hiện chưa cao bởi hiện ở khu vực nông thôn, người đảm nhiệm công việc lao động nông nghiệp chính giờ chỉ là phụ nữ và những người lớn tuổi, thanh niên thường đi làm ở những nơi khác, nên việc tiếp thu kiến thức học khó, sản xuất nông nghiệp của người nông dân hiện vẫn chủ yếu theo thói quen, thời gian học nhiều khi bị bỏ dở.

Thứ trưởng bộ LĐ - TBXH Nguyễn Ngọc Phi bày tỏ: Việc quy định tuổi đối với người học nghề là hơi cứng nhắc, bởi hiện nay phần lớn học viên ở nông thôn đều quá số tuổi quy định, dẫn đến tình trạng người có nhu cầu thì không được đào tạo, và có những lớp học lại thiếu học viên để mở.

Thứ trưởng Phi chỉ ra một nguyên nhân nữa khiến Đề án triển khai chưa hiệu quả: “Thời gian quy định khóa học cho một nghề là 3 tháng cũng gây ra nhiều bất cập, bởi đào tạo nghề cho một lớp trồng cây thì phải dựa trên thời gian sinh trưởng của cây. Nói đúng ra là việc đào tạo của mình vẫn nặng về lý thuyết, chưa bám sát thực tiễn. Vì thế cần phải khắc phục ngay trong thời gian tới để Đề án trong những năm tiếp theo đạt hiệu quả hơn”.

Phạm Thơm

Nhiều tư liệu quý hiếm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam

Bộ sách gồm 6 cuốn với nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam vừa được Nhà xuất bản TT&TT giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2023).

Điều khoản 'cấm' tiết lộ với người đòi tiền 'gửi tiết kiệm thành mua bảo hiểm'

Trong khi nhiều khách hàng gửi tiết kiệm ngân hàng bị biến thành hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ Manulife vẫn chật vật đi đòi tiền, có một số người đã được trả lại tiền nhưng buộc phải ký cam kết không được tiết lộ với bên thứ ba.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO

Ngày 8/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025:2017 với hàng trăm chỉ tiêu phân tích đạt chứng nhận Vilas.

Chạy bộ tiếp sức xuyên Việt gây quỹ phẫu thuật nụ cười trẻ em

Một nhóm các VĐV chạy bộ phong trào gồm 10 người đang thực hiện chạy bộ xuyên Việt từ cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) đến mũi Cà Mau với mục đích gây quỹ phẫu thuật nụ cười, đồng hành cùng Tổ chức Phẫu thuật nụ cười (Operation Smile).

Ba bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành năm 2022 của NHNN

Tại Hội nghị Chính phủ với địa phương diễn ra hôm 03/01/2023, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ năm 2022.

Chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương năm 2022, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định quan điểm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.

Hỗ trợ 28 địa phương khắc phục hậu quả thiên tai

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 1661/QĐ-TTg ngày 31/12/2022 hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai 10 tháng đầu năm 2022.

Cậu sinh viên có duyên với những tủ sách thiện nguyện

Những ngày đầu một mình đạp xe đi gom sách ủng hộ, Thái Hải Đăng, cậu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chẳng dám nghĩ hành trình “Sách đến tay em” lại có thể kéo dài và được nhiều người ủng hộ như bây giờ.

Năm 2022, đội tàu cá ở Đà Nẵng khai thác đạt trên 33.000 tấn tổng sản lượng

Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết trên biển phức tạp, chi phí chuyến biển tăng cao…nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản của Đà Nẵng vẫn đạt trên 33.000 tấn.

Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu từ ngày 1/1/2023

Từ 1/1/2023, thuế bảo vệ môi trường với xăng là 2.000 đồng một lít, các mặt hàng dầu (trừ dầu hoả) và mỡ nhờn là 1.000 đồng, theo Nghị quyết vừa được thông qua.

Đang cập nhật dữ liệu !