Đà Nẵng: Mở Triển lãm về chủ quyền Hoàng Sa cho khách quốc tế

Ngày 22/4, Sở Ngoại vụ Đà Nẵng cho biết, được sự đồng ý của lãnh đạo TP, Sở sẽ phối hợp với UBND huyện Hoàng Sa và Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức triển lãm các tư liệu khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa cho đối tượng người nước ngoài
Đà Nẵng: Mở Triển lãm về chủ quyền Hoàng Sa cho khách quốc tế - ảnh 1
Du khách trong và ngoài nước tham quan triển lãm các tư liệu lịch sử thể hiện rõ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (Ảnh: HC)

Theo đó, cuộc triển lãm lần này mang chủ đề “Hoàng Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử” sẽ được khai mạc ngày 29/4 tại Bảo tàng Đà Nẵng nhân dịp diễn ra cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc DIFC 2013 hứa hẹn thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước về dự, và theo kế hoạch sẽ kéo dài đến ngày 15/5.

Hiện vật được đưa ra trưng bày tại này triển lãm gồm các bản đồ khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa trong bộ sưu tập từ kết quả của đề tài nghiên cứu “Font tư liệu về chủ quyền của Việt Nam đối với huyện đảo Hoàng Sa – TP Đà Nẵng” do TS Trần Đức Anh Sơn (Phó Viện trưởng Viện Phát triển KT-XH Đà Nẵng) làm chủ nhiệm đề tài, đã được hoàn thành và nghiệm thu trong năm 2012.

Đề tài này đã nghiên cứu, tìm kiếm, sưu tầm, tuyển chọn và biên dịch sang tiếng Việt với 4 thư mục là tư liệu văn bản, tư liệu hình ảnh, tư liệu bản đồ và tư liệu nghe nhìn cùng bộ sưu tập gồm 95 bản đồ khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và 102 cuốn sách xuất bản tại các nước phương Tây trong các thế kỷ 18 - 19.

Bên cạnh đó là các bản đồ xuất bản ở Anh, Đức, Úc, Canada, Mỹ và Hồng Kông từ năm 1626 – 1980 do ông Trần Văn Thắng, kiều bào Việt Nam tại Mỹ gửi tặng. Trong đó có nhóm bản đồ ghi nhận lãnh thổ cực nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam; nhóm bản đồ thể hiện Hoàng Sa và Trường Sa nằm sát lãnh thổ Việt Nam; nhóm bản đồ thương mại và bản đồ hàng hải châu Á, Đông Nam Á thể hiện Hoàng Sa và Trường Sa nằm trong vùng lãnh hải của Việt Nam. Đặc biệt là ba tập Atlas do chính các cơ quan của Nhà nước Trung Quốc xuất bản trong những năm 1908, 1919 và 1933 nêu rõ cương giới cực nam của Trung Quốc chỉ giới hạn đến đảo Hải Nam.

Ngoài ra còn có các tư liệu từ kết quả đề tài nghiên cứu khoa học “Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam qua các tư liệu lưu trữ của Chính quyền Việt Nam cộng hoà (1954 – 1975)" do ông Võ Công Trí, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành uỷ Đà Nẵng làm chủ nhiệm đề tài, đã được hoàn thành và nghiệm thu trong năm 2012. Đề tài nghiên cứu này chứa đựng 3 hệ thống tư liệu, gồm phông tư liệu Đệ nhất của Chính quyền VNCH (1954 - 1963); phông tư liệu Đệ nhị của Chính quyền VNCH (1964 - 1975) và phông tư liệu Phủ Thủ tướng của Chính quyền VNCH (1954 - 1975). Hệ thống này thể hiện và khẳng định tính liên tục về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa...

Đà Nẵng: Mở Triển lãm về chủ quyền Hoàng Sa cho khách quốc tế - ảnh 2
Ông Đặng Công Ngữ, Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa giới thiệu với du khách nước ngoài các tư liệu khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (Ảnh: HC)

Theo Sở Ngoại vụ Đà Nẵng, tham dự lễ khai mạc triển lãm vào sáng 29/4 sẽ có đại diện Đại sứ quán, Tổng lãnh sự quán một số nước tại Việt Nam, đại diện các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, các công ty nước ngoài hiện đang hoạt động trên địa bàn TP Đà Nẵng, các chuyên gia, giáo viên, lưu học sinh nước ngoài hiện đang sinh sống, công tác và học tập tại Đà Nẵng, các phóng viên báo chí nước ngoài đóng tại Việt Nam, các cơ quan thông tấn báo chí của Trung ương và địa phương...

Đặc biệt, trong đợt triển lãm này, tất cả các chú thích, thuyết minh, tư liệu sẽ được dịch sang tiếng Anh cùng với đội ngũ hướng dẫn viên có khả năng giới thiệu bằng các thứ tiếng Anh, Pháp, Nga, Trung, Nhật, Hàn, Thái. Đây là một sự kiện lớn giúp bạn bè quốc tế hiểu đúng, hiểu rõ hơn về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.

Trước đó, như Infonet đã đưa tin, qua 1 tháng mở cửa (từ 20/1 - 20/2), cuộc triển lãm các tư liệu liên quan đến chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa do UBND huyện Hoàng Sa (Đà Nẵng) phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức tại Bảo tàng Đà Nẵng đã thu hút hàng ngàn người đến xem và nhận được sự hưởng ứng, đồng tình ủng hộ, khích lệ của nhân dân cả nước, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và bạn bè quốc tế.

Đặc biệt, đã có khá nhiều du khách quốc tế đến tham quan cuộc triển lãm này. Trong đó, theo thống kê của BTC triển lãm, đã có gần 300 người Trung Quốc (trong đó có cả những người ở các cơ quan đối ngoại, báo chí Trung Quốc), hơn 300 người Hàn Quốc, gần 100 người Nhật Bản và gần 500 người đến từ các nước Tây Âu. Tại đây, các vị khách quốc tế đã xem, tìm hiểu và bày tỏ sự ủng hộ đối với sự thật và công lý về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.

Tại Công văn 227/BTTTT-TTĐN (ngày 21/01/2013), Bộ TT-TT đã bày tỏ sự đánh giá cao những kết quả mà cuộc triển lãm này gặt hái được và cho biết sẽ lựa chọn các tư liệu từ cuộc triển lãm này đưa vào kế hoạch tổ chức truyền thông trong cả nước và một số nước trên thế giới.

HẢI CHÂU

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !