Có một mối tình đẹp như cổ tích

Gần 20 năm trôi qua, câu chuyện tình của người đàn ông khuyết tật Nguyễn Mạnh Thắng ở Cam Thượng (huyện Ba Vì, Hà Nội) tựa như một nốt nhạc trong trẻo, ngân vang giữa những xô bồ cuộc sống.
Khi kể về những ngày đầu muốn về sống bên nhau, mắt người đàn ông tật nguyền ấy ánh lên niềm hạnh phúc. Còn vợ ông lại bảo, bước qua nửa chặng đường đời cùng anh, chị hạnh phúc với những gì bản thân chọn lựa.
Có một mối tình đẹp như cổ tích - ảnh 1

Vợ chồng anh Thắng và công việc hằng ngày

Tuổi thơ tật nguyền

Thế gian vẫn thường nói "giàu đôi con mắt, khó hai bàn tay”, Nguyễn Mạnh Thắng có tay nhưng nó cong queo tựa như khúc củi, chỉ có cánh tay trái là phát triển bình thường. Bởi thế, không ít lần anh bị trầy da, bật máu khi sơ chế tre nứa. Cứ thế làm nhiều đâm ra thạo, các khâu đoạn cưa, đập, vót tre… nhưng anh đều có thể xử lý khéo léo không cần người giúp.


Trong một lần đặt chân đến vùng đất Cam Thượng chúng tôi đã nghe được câu chuyện tình chân thực mà ngỡ như trong cổ tích.

"Thắng què” tên đầy đủ là Nguyễn Mạnh Thắng, người dân trong vùng thường gọi "biệt danh” anh như vậy, chẳng có ác ý gì, chỉ đơn thuần là câu cửa miệng về một con người mà họ quý mến. Trong ngôi nhà nhỏ ẩn sâu trong một xóm nghèo Nguyễn Mạnh Thắng ngồi lọt thỏm bên đống tre nứa vót dở. Ngơi tay để rít một hơi thuốc lào, trong làn khói mờ lãng đãng Thắng bộc bạch về những năm tháng tuổi thơ.

Sinh năm 1966 trong một gia đình làm nông là con đầu cháu sớm lại được cái trộm vía có vẻ ngoài bụ bẫm, nên từ khi lọt lòng mẹ Thắng được hết thảy mọi người xung quanh yêu thương, cưng nựng. Biến cố làm thay đổi cả đời Thắng xảy ra vào năm anh vừa chớm tuổi lên ba. Sau một trận sốt không rõ nguyên nhân kéo dài đằng đẵng trọn cả tháng trời, đôi chân cậu bé Thắng trở nên xơ cứng, không thể cử động.

Thương con, dù gia cảnh túng bấn nhưng cha mẹ Thắng vẫn bấm bụng mót từng hạt lúa, củ khoai trong nhà để bán lấy tiền đưa Thắng đi viện. Chạy chữa mãi hết thuốc đông, thuốc tây nhưng bệnh tình của Thắng chẳng mấy thuyên giảm. Bác sĩ cũng kết luận Thắng bị sốt co giật thể nặng, đôi chân bị bại liệt không thể cứu chữa được nữa.

Từ ngày ấy, Nguyễn Mạnh Thắng thành người tàn tật, trong tâm trí cậu bé luôn mường tượng bản thân là gánh nặng với gia đình. Đôi chân vô tích sự đã đành nhưng cánh tay bên phải của Thắng cũng chịu chung di chứng, theo thời gian nó dần teo nhỏ và trở nên khòng khoèo. Cuộc sống tương lai gần như khép lại, mỗi ngày Thắng chỉ biết lặng lẽ bên góc tối tha thẩn chơi hoặc họa chăng lê lết ra bậc hiên nhà nhìn bố mẹ làm việc. "Thấy các bạn vui đùa, tôi cũng ước mong mình sẽ có một đôi chân bình thường để chạy nhảy, được đến trường gặp thầy cô, bạn bè… nhưng ông trời thật bất công”.

Vượt lên số phận


Cuộc đời Thắng rẽ sang một ngả mới khi anh thấy mình "mê” nghề đan lát. Ở vùng quê Cam Thượng người dân đa phần vẫn sống bám vào hạt lúa, củ khoai bởi thế các dụng cụ phục vụ nông nghiệp như rổ, giá, chõng tre… đều là các vật dụng thiết yếu. "Khi ấy tôi mới gần 14 tuổi, được bố đưa sang nhà bên, thấy bác hàng xóm đang đan một cái rổ lớn. Tôi tò mò, thích thú lắm rồi về mày mò tự đan, chẳng cần ai hướng dẫn chỉ bảo cả. Đây là cái rổ đầu tiên tôi làm, tuy nó cũ rồi, không dùng được nữa nhưng tôi muốn giữ lại làm kỉ niệm..”. Anh Thắng nói trong ánh mắt hồ hởi.

Không thầy chỉ dẫn, thế nhưng bằng đôi bàn tay khéo léo, óc quan sát và chút năng khiếu tự có lần lượt các dụng cụ "khó nhằn” như rổ, chõng tre Thắng đều làm đẹp và bền. Nhân gian vẫn thường nói "giàu đôi con mắt, khó hai bàn tay”, Thắng có tay nhưng nó cong queo tựa như khúc củi, chỉ có cánh tay trái là phát triển bình thường. Bởi thế, không ít lần Thắng trầy da, bật máu khi sơ chế tre nứa. Cứ thế làm nhiều đâm ra thạo, các khâu đoạn cưa, đập, vót tre… nhưng anh đều có thể xử lý khéo léo không cần người giúp.

Từ những sản phẩm bền, đẹp ban đầu cộng thêm việc khâm phục nghị lực hiếm có của chàng trai tật nguyền, những người dân trong vùng đều tìm đến Thắng đặt hàng. Số tiền kiếm được từ nghề đan lát thủ công mỗi ngày không nhiều, tính ra thu nhập cũng chỉ được dăm ba chục ngàn nhưng Nguyễn Mạnh Thắng luôn cảm thấy hạnh phúc, thấy cuộc sống có ý nghĩa.
Có một mối tình đẹp như cổ tích - ảnh 2

Hạnh phúc không tật nguyền

Trong quãng thời gian chúng tôi nghe anh Thắng kể chuyện, ngồi bên cạnh anh luôn có một người phụ nữ, chị tỷ mẩn vót lại từng thanh tre rồi xắp xếp chúng thành những bó nhỏ. Chị tên Kiều Thị Tuyết, sinh năm 1966 người chung bước với anh Thắng gần hai chục năm qua.

Chị Tuyết quê gốc ở Cam Thượng nhưng từ nhỏ đã theo gia đình đi xây dựng kinh tế mới mãi tận mạn bắc Thanh Sơn (Phú Thọ). Trong một lần về thăm quê nghe người làng kháo nhau có một chàng trai trẻ tật nguyền nhưng đan lát khéo nhất vùng, sẵn tính tò mò chị Tuyết sang nhờ anh Thắng làm cho đôi sảo. Như một sự an bài của duyên phận, chính trong lần đầu tiên ấy cô thôn nữ gần như đã bị hút hồn bởi tiếng hát của chàng thanh niên tật nguyền. "Hồi ấy tôi thấy ông ấy tật nguyền mà khéo tay, chăm chỉ lại hát hay nữa nên ưng về làm vợ”- Chị Tuyết quay sang nhìn chồng đầy yêu thương.

Cho đến giờ, nhiều người vẫn không hiểu tại sao ngày ấy chị Tuyết khi đó có bao chàng trai theo đuổi, nhưng chẳng ưng một ai, nỗi niềm thương nhớ lại gửi nơi người đàn ông có thân thể không toàn vẹn.

Ngày cưới chị, anh nghèo xơ xác, lễ thành hôn của họ chẳng có mâm cao cỗ đầy chỉ có những lời chúc tụng từ hàng xóm thân quen và niềm tin của hai người yêu nhau. Hạnh phúc ấy nhân lên khi anh chị sinh được bé trai và bé gái hoàn toàn khỏe mạnh.

Cho đến giờ cuộc sống của vợ chồng anh Nguyễn Mạnh Thắng vẫn luôn trong cảnh thiếu trước hụt sau. Chỉ tay vào ngôi nhà chát vữa dở dang anh Thắng cười: "Chẳng có tài sản gì đáng giá, có được cái này cũng là nhờ vay mượn dựng một căn nhà tạm bợ để có chỗ chui ra chui vào thôi chú ạ”.

Hỏi thêm chúng tôi mới biết ngay cả hơn sào ruộng cạn của gia đình anh Thắng cũng do người thân cho mượn để trồng trọt. Chẳng thế mà, trước năm 2007 gia đình anh luôn thuộc diện nghèo nhất xóm. Tuy cuộc sống khó khăn là vậy nhưng chưa một lần hàng xóm xung quanh thấy vợ chồng anh chị nặng lời, bóng gió với nhau một câu. Đó chẳng phải là mối tình đẹp như cổ tích hay sao.

Theo Đại đoàn kết

SHB - nơi yêu thương lan tỏa, sự sẻ chia chạm đến trái tim

Giữa guồng quay cuộc sống, có những câu chuyện lặng lẽ nhưng ấm áp, có những bàn tay đưa ra đúng lúc, có những tấm lòng rộng mở đồng hành... Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), những điều tử tế vẫn luôn hiện hữu, chạm đến trái tim mọi người.

Diễn viên Võ Hoài Nam: 5 bố con luôn an tâm khi có bà xã quán xuyến

Diễn viên Võ Hoài Nam nói bao nhiêu năm nay bà xã kém 12 tuổi luôn là hậu phương lo lắng mọi thứ cho 5 bố con nên anh rất yên tâm.

Cô gái Nam Định vẽ tranh bằng 'đôi tay' đặc biệt, nuôi ước mơ thành họa sĩ

“Tôi không quyết định được hình hài mình sinh ra nhưng tôi có quyền chọn cách sống”, câu nói ấy đã trở thành động lực, giúp Thơm vượt qua giới hạn của cơ thể, dùng “đôi tay” đặc biệt vẽ lên cuộc đời đầy ý nghĩa.

Bố mẹ mất sớm, cô gái Hải Dương oà khóc khi được anh chị đưa đi ‘hỏi vợ’

Ngày anh chị nhận lời đứng ra lo chuyện cưới hỏi, cô gái Hải Dương xúc động đến bật khóc.

Cử nhân thất nghiệp về quê làm ông chủ vườn ‘cây tỷ đô’

Tốt nghiệp Trường Đại học Thể dục - Thể thao nhưng không xin được việc, anh Đỗ Trọng Học gác lại tấm bằng cử nhân về nhà trồng “cây tỷ đô”, thu nhập nửa tỷ đồng mỗi năm.

Niềm tự hào của người SHB

Ngân hàng SHB không chỉ là một tổ chức tài chính, mà còn là nơi nuôi dưỡng và lan tỏa những giá trị nhân văn cao đẹp, nơi mỗi cán bộ nhân viên tìm thấy niềm vui, sự gắn bó và tự hào.

Làm việc ở Hà Nội, nam giảng viên vẫn chọn về quê sống, mỗi ngày đi hơn 100km

Làm việc ở Hà Nội nhưng anh Thành vẫn chọn về quê sống 16 năm nay. Mỗi ngày, anh vừa đi vừa về hết hơn 100km.

Du lịch Cát Bà tăng trưởng hai con số nhờ điều gì?

20% là tỷ lệ tăng trưởng khách và doanh thu tới Cát Bà 2024. “Hòn đảo Ngọc” của miền Bắc đang trở thành điểm đến hút khách đáng mơ ước, nhất là khi hệ thống giao thông tới đảo ngày càng thuận lợi.

‘Dệt sắc Tết - Gắn kết Hà Nam’ khuấy động Sun Urban City

“Dệt sắc Tết - Gắn kết Hà Nam” như lời chào Xuân của chủ đầu tư Sun Group dành cho các đại lý phân phối, chuyên viên kinh doanh dự án Sun Urban City, đồng thời kích hoạt thị trường BĐS Hà Nam ngay những ngày đầu năm.

Địa điểm giải trí cảm giác mạnh cách Hà Nội 150km, giá vé chỉ 150.000 đồng

Nếu bạn đang tìm kiếm một địa điểm giải trí với những trò chơi cảm giác mạnh “cực đã” mà không quá xa Hà Nội, Công viên Rồng tại Sun World Ha Long chính là điểm đến lý tưởng, với giá vé đang áp dụng chỉ 150.000 đồng.

Đang cập nhật dữ liệu !