Vì sao gọi Dubai là "cỗ máy in tiền" ở Trung Đông?

Thành phố Dubai thuộc Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) được biết đến khắp năm châu bốn bể về sự xa hoa và giàu có. Sự nổi tiếng ấy đem lại khoản tiền khổng lồ cho ngành du lịch nước nhà, trở thành cỗ máy in tiền ở Trung Đông.

Dubai là thành phố nổi tiếng nhất của Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất nằm ở vùng Đông Nam vùng vịnh Ba Tư. Ba thập kỷ trước, Dubai chỉ là sa mạc.

Nhưng sự bùng nổ dầu mỏ ở Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất đã tạo ra sự giàu có chưa từng có cho quốc gia vùng vịnh này.

Những người đứng đầu Dubai đã nhanh chóng biến nó trở thành một một trung tâm kinh tế và du lịch của thế giới. Thành phố nhộn nhịp với nhiều tòa nhà cao tầng, trung tâm mua sắm, khách sạn hạng sang bậc nhất thế giới.

Khung cảnh Dubai nổi bật với tòa tháp cao nhất thế giới

Biệt danh là "thành phố dát vàng" Dubai ngày càng được biết đến là nhà cho những người giàu khắp thế giới.

Theo thống kê, năm 2017, khoảng 5.000 triệu phú đã chuyển đến Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, cao hơn số triệu phú chuyển đến Thụy Sĩ hoặc Singapore - bến đỗ truyền thống lâu nay của triệu phú và tỷ phú thế giới. Năm 2018, có khoảng 88.700 triệu phú ở UAE.

Mặc dù các mỏ dầu đã được thành phố này phát hiện từ năm 1966 nhưng phần lớn nguồn thu của Dubai lại đến từ thương mại và du lịch. Chính quyền Dubai đặt mục tiêu biến du lịch trở thành nguồn thu ngoại tệ chính cho ngân sách bên cạnh thương mại.

Năm 2018, Dubai thu hút hơn 16,6 triệu khách du lịch, trở thành thành phố thu hút lượng khách du lịch đứng thứ 7 trên thế giới. Tầm nhìn tới 2020, ngành du lịch Dubai kỳ vọng sẽ đón hơn 20 triệu lượt khách, vươn lên vị trí thứ 6 thế giới, qua mặt cả Paris, thủ đô hoa lệ của Pháp.

Điều gì khiến du lịch Dubai trở nên hấp dẫn du khách thế giới đến vậy?

Khách sạn 7 sao đầu tiên trên thế giới ở Dubai

Các tòa nhà chọc trời, trung tâm mua sắm xa hoa hiện đại

Dubai có các tòa nhà chọc trời nhiều thứ ba trên thế giới, chỉ xếp sau New York (Mỹ) và Hồng Kông. Phần lớn các tòa nhà được xây dựng trong khoảng 20 năm qua.

Thành phố này sở hữu hơn 65 trung tâm mua sắm xa hoa bậc nhất thế giới. Trong đó, lớn nhất là trung tâm thương mại Dubai, khu phức hợp khổng lồ với hơn 1.200 cửa hàng, thủy cung, công viên giải trí, sân trượt băng cỡ Olympic và hàng trăm nhà hàng khác nhau.

Những lâu đài mái vòm đặc trưng ở thành phố Dubai

Bên cạnh đó, khách du lịch cũng bị thu hút bới Palm Jumeirah, quần đảo nhân tạo lớn nhất thế giới gồm 3 hòn đảo nhỏ.

Giữa 3 hòn đảo là hơn 100 khách sạn sang trọng, khu biệt thự và căn hộ dân cư bên bãi biển độc quyền, bến tàu, công viên giải trí, nhà hàng, khu mua sắm, khu thể dục thể thao và sức khỏe.

Dubai cũng là nơi duy nhất trên thế giới xây dựng khách sạn 7 sao nằm bên bờ biển. Với tổng diện tích là 24.000 m², giá phòng tại khách sạn Burj Al Arab giao động từ 2.000 USD tới 28.000 USD. Nhiều nơi trong khách sạn được dát vàng lá, pha lê swarovski và đá cẩm thạch statuario.

Bên trong chợ Vải Textile Souk ở Dubai

Văn hóa đa sắc tộc, giàu truyền thống

Harrison Jacobs, một phóng viên của tờ Business Insider đã có chuyến đi tới Dubai vào tháng 11 vừa qua chia sẻ điểm thu hút thực sự ở thành phố dát vàng là vẻ đẹp văn hóa đa dạng.

Dubai chính là nơi hội tụ của ba nền văn hóa Ả Rập, Ấn Độ và Trung Đông.
Dubai chỉ có khoảng hơn 3,1 triệu người trong đó chiếm gần nửa trong số đó là người Ấn Độ. Để cảm nhận rõ những khác biệt về văn hóa bản địa, khách du lịch thường tìm đến những khu chợ truyền thống có từ lâu đời ở Dubai.

Dubai nổi tiếng với các khu chợ nằm ở hai bên bờ con lạch Dubai Creek. Theo truyền thống, các thuyền buôn từ vùng Viễn Đông, Trung Quốc, Sri Lanka, và Ấn Độ sẽ dỡ hàng hóa của họ xuống đây và chúng sẽ được mặc cả ở các chợ gần với bến tàu.

Nhiều cửa hàng lưu niệm và đồ trang sức cũng được tìm thấy trong thành phố. Dubai được biết đến như thành phố Vàng và chợ Vàng Gold Souk ở khu Deira có gần 250 cửa hàng vàng bán lẻ.

Gold Souk ở Deira, thị trường vàng, trang sức lớn nhất ở Dubai

Gold Souk ở Deira, một trong những khu phố lâu đời nhất của thành phố cũng là thị trường trang sức lớn nhất ở đây. Tại Gold Souk có trưng bày chiếc nhẫn vàng Najmat Taiba 21-karat lớn nhất thế giới, nặng 141 pound (tương đương khoảng 64 kg) và có giá xấp xỉ 3 triệu USD.

Cách Gold Souk vài phút đi bộ là khu Spice Souk, với những gian hàng nhỏ xíu chất đầy gia vị tỏa ra mùi hương đặc trưng.

Du khách có thể thấy ngay trên các kệ được làm từ cây đay trưng bày đủ loại gia vị như cà ri, vàng, quế, hồi, ... hay các hương liệu, nước hoa hồng, nhựa thơm, thuốc nhuộm và cả trầm hương.

Chợ gia vị nhiều màu sắc ở Dubai

Người Trung Đông đam mê hương liệu được pha trộn từ hỗn hợp trầm hương và các loại hương liệu khác như cây đàn hương hoặc gỗ thơm. Họ đốt trầm hương trong các lư hương đặc biệt để tạo hương thơm cho da và tóc.

Gia vị tại chợ hầu hết đến từ Iran. Trong đó nổi tiếng nhất phải kể đến nghệ tây, loại gia vị đắt nhất thế giới mà người ta thường gọi là vàng đỏ. Tại Dubai, 1kg nghệ tây được bán với giá khoảng 15.000 USD (tương đương khoảng 348 triệu đồng).

Địa điểm mà thu hút khách du lịch hơn cả là khu chợ Vải Textile Souk, nơi bày bàn các loại vải, đồ dệt may và quần áo. Những gian hàng sạch sẽ, tươm tất mang kiến trúc Ả Rập đưa du khách bước vào thế giới vải đầy hoa văn màu sắc bắt mắt đầy mê hoặc của người Trung Đông.

Vòng quanh khu chợ, du khách sẽ thấy các cửa hàng may quần áo, những bộ sari đủ màu sắc được treo khắp nơi, những chiếc khăn truyền thống, thảm vải dệt sợi nhiều màu sắc, những chiếc gối được làm thủ công tinh xảo…

Dubai đã thực hiện cuộc lột xác mạnh mẽ, không đơn thuần chỉ là phát triển mà quên quên mất cội nguồn, tại đây văn hóa hiện đại và các giá trị truyền thống luôn được hòa trộn.

Hoàng Dung (lược dịch)
Từ khóa: Dubai du lịch Dubai Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất UAE thành phố Dubai Trung Đông sa mạc dầu mỏ vùng Vịnh Tòa tháp cao nhất thế giới Burj Khalifa chợ Vải Textile Souk

Cụ ông 80 tuổi qua đời, con cháu phát hiện 'kho tiền' được chôn dưới lòng đất

Sau khi qua đời, gia đình ông tình cờ phát hiện ra số tiền lớn nhưng khi đào lên thì tiền bị mốc, hỏng hơn một nửa.

Ngôi làng tỷ phú ở Vĩnh Phúc, người dân 'hái ra tiền' xây lâu đài nhờ một nghề

Tại xã Vân Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc có một ngôi làng nhỏ nhưng biệt thự mọc lên như nấm. Người dân quanh đây gọi nơi này là làng tỷ phú.

Chuyện khó tin trong căn biệt thự bỏ hoang ở Vĩnh Phúc

Được xây dựng cách đây gần 20 năm, căn biệt thự trên thị trấn Tam Đảo, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc vẫn đang bị bỏ hoang.

Kỳ lạ phiến đá 'nở hoa' ở Quảng Nam, người dân hiếu kỳ lo hiện tượng thời tiết

Thời gian gần đây, người dân xứ Tiên Phước (tỉnh Quảng Nam) xôn xao chuyện một tảng đá "nở hoa" trên dòng sông Trạm.

Giấc mơ cứu cả làng và những huyền tích ly kỳ ở công trình 200 năm tuổi Cần Thơ

Ông Bảy kể, thời khai hoang mở đất, nhiều người bị bệnh nhưng chữa không khỏi. Một hôm, ông từ nằm mơ thấy cụ già bảo dân làng lấy vỏ cây nấu nước uống.

Huyền tích người phụ nữ đập đầu kêu oan cho chồng và phiến đá kỳ lạ ở Thanh Hoá

Quyết tâm tìm bằng được xác chồng để kêu oan, nàng Bình Khương hết lần này đến lần khác lao vào tường đá đến nỗi khắp người bầm tím, tứa máu.

Tico Travel - Điểm sáng trong ngành du lịch Việt

Với mục tiêu trở thành công ty du lịch dịch vụ nghỉ dưỡng cao cấp hàng đầu Việt Nam, đem tới những hành trình nghỉ dưỡng trọn vẹn, Tico Travel đã và đang góp phần mang tới những giá trị tốt đẹp cho mỗi khách hàng.

Người đàn ông Nam Định có móng tay dài 1m, sở hữu biệt tài nhiều người nể

Ông Lưu Công Huyền ở Nam Định có sở thích nuôi móng tay dài. Hiện tại, móng tay của ông dài 1m, sinh hoạt có chút bất tiện.

Người Nhật thưởng tiền để nhân viên lên văn phòng, đi ăn trưa cùng đồng nghiệp

Để tăng sự kết nối và tương tác trong đời thực, người Nhật thưởng tiền để nhân viên lên văn phòng, đi ăn trưa cùng đồng nghiệp.

Cụ ông 101 tuổi ở Long An dựng nhà mồ, sống một mình cùng 7 ngôi mộ

Không muốn vướng bận người con gái còn lại duy nhất, cụ ông sắp bước sang tuổi 102 dựng tạm nhà mồ, một mình sống cùng 7 ngôi mộ.

Đang cập nhật dữ liệu !