Vì sao nước ở Thái Bình Dương và Đại Tây Dương lại tách làm đôi?

Biên giới giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương giống như ranh giới của hai thế giới riêng biệt. Nước của chúng không chảy vào nhau và trộn lẫn nhau.

Khi nhìn vào bản đồ, nhiều người có thể cho rằng các vùng biển là một khối thống nhất. Chúng chỉ được phân thành các đại dương để đặt tên . Nhưng ít ai biết rằng, giữa các đại dương cũng có những ranh giới rất sống động.

Thật vậy, đến với khu vực là nơi giao nhau giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, du khách chắc hẳn sẽ ngạc nhiên khi chứng kiến cảnh giữa chúng có sự phân ranh giới rõ rệt. Dường như có một "bức tường" vô hình tồn tại, ngăn nước của hai đại dương hòa lẫn với nhau, tạo thành hai thế giới riêng biệt.


Vùng nước giao nhau giữa hai đại dương không chịu hòa lẫn.

Điều gì khiến cho nước giữa chúng không thể hòa làm một?

Thực ra đó là do cấu tạo nước của hai đại dương này khác nhau.

Nhìn từ trên cao, du khách có thể thấy chúng không giống nhau chút nào. Nước của Thái Bình Dương có độ mặn, thành phần, mật độ và cấu trúc hóa học khác so với đại dương còn lại.

Ranh giới giữa hai vùng nước có sự riêng biệt tới mức thậm chí cả đặc tính sinh học và vật lý cũng khác nhau. Chúng gọi là vùng đệm của đại dương. Các chuyên gia gọi đó là Halocline - hiện tượng làm ranh giới giữa các vùng nước có độ mặn khác nhau. Hiện tượng này xuất hiện khi độ mặn giữa các biển hay đại dương chênh nhau ít nhất 5 lần.

Khoảnh khắc ấn tượng giữa hai đại dương nhìn từ trên cao.


Khoảnh khắc ấn tượng giữa hai đại dương nhìn từ trên cao.

Trước đó, nhà thám hiểm người Pháp Jacques Cousteau (1910 - 1997) từng lặn xuống eo biển Gibraltar (eo biển hẹp nối liền Địa Trung Hải với Đại Tây Dương) và phát hiện thấy các lớp nước có độ mặn khác nhau giống như được phân chia bởi một lớp màng trong suốt. Hơn thế nữa, mỗi lớp nước lại có một hệ động thực vật riêng.

Trên thực tế, ngoài hai đại dương này, một số vùng nước khác trên thế giới cũng xuất hiện cảnh tượng tương tự. Có thể kể tới nơi giao nhau giữa hai biển Skagerrak và Kattegat với màu nước khác nhau và hoàn toàn tách biệt.

Nơi giao nhau giữa hai biển Skagerrak và Kattegat.


Nơi giao nhau giữa hai biển Skagerrak và Kattegat.

Nếu như nước biển ở Skagerrak mặn hơn do gần với Đại Tây Dương, thì nước biển của Kattegat bị pha loãng bởi biển Baltic – nơi có độ mặn thấp hơn. Hai biển Skagerrak và Kattegat hội tụ ở Grenen dài tới 60km, tạo nên cảnh tượng tự nhiên kỳ diệu với những đợt giao thoa sóng và di chuyển trầm tích.

Nhờ hiện tượng độc đáo này, suốt trăm năm qua, hàng triệu du khách đã tới Skagen để chứng kiến kỳ quan tự nhiên hấp dẫn này.

Nơi nước của hai dòng sông không hòa lẫn, tạo nên cảnh tượng kỳ diệu.


Nơi nước của hai dòng sông không hòa lẫn, tạo nên cảnh tượng kỳ diệu.

Bên cạnh biển và đại dương, hiện tượng không hợp lưu giữa hai dòng sông cũng xuất hiện. Đó là cảnh tượng giữa sông Negro và Amazon không hòa lẫn, tạo nên hai mảng màu đen - nâu vàng riêng biệt.

Theo Dân trí

Trực thăng lao xuống hồ ở Mỹ, toàn bộ hành khách thiệt mạng

Cả phi công và 3 hành khách trên chiếc trực thăng lao xuống một hồ nước nông ở vùng North Slope thuộc bang Alaska, Mỹ được xác định đã tử vong.

Cửa hàng bị phản ứng dữ dội vì thu phí khách đến chụp ảnh mà không mua gì

TÂY BAN NHA - Chủ sở hữu của Queviures Múrria, một cửa hàng tạp hóa lâu đời ở Barcelona, ​​đã quyết định thu phí 5 euro (hơn 130 nghìn đồng) với du khách chỉ chen chân chụp hình hay selfie mà không mua món gì.

Không có điều hoà, chuyến bay hỗn loạn, nhiều hành khách bất tỉnh

MỸ - Hành khách đã bất tỉnh khi chờ máy bay cất cánh trong điều kiện nóng bức 44 độ C, không có điều hoà.

Vì sao máy bay vẫn là phương thức vận chuyển an toàn nhất hiện nay?

Khả năng một người thiệt mạng do tai nạn ô tô chắc chắn cao hơn trong một vụ tai nạn máy bay.

Cuộc sống ít ai ngờ của cặp đôi giàu lên nhờ trúng số 46 triệu USD

ANH - Cặp vợ chồng đã trúng số trị giá 46 triệu USD từng thề ước sẽ tiếp tục làm "ông bà nhàm chán và bình thường" đến cuối đời. Tuy nhiên, cặp đôi này đã phá vỡ lời thề.

Lý do Tổ chức Kỷ lục Guinness bỏ hạng mục nụ hôn dài nhất thế giới

Lý do Tổ chức Kỷ lục Guinness Thế giới huỷ bỏ hạng mục nụ hôn dài nhất mới được tiết lộ, nhiều người tán thành. An toàn cho những kỷ lục gia được đặt lên hàng đầu.

Phạt 13 triệu đồng hai nhân viên quán bánh mì Nguyên Sinh đánh khách

Liên quan vụ việc thực khách tố nhân viên quán bánh mì Nguyên Sinh (phố Lý Quốc Sư, phường Hàng Trống) hành hung và chửi khách, Công an quận Hoàn Kiếm vừa ra quyết định xử phạt hai cá nhân có hành vi gây thương tích.

Các hành khách trên tàu lặn Titan biết trước thảm họa?

Ảnh chụp màn hình về những gì được cho là các thông tin liên lạc cuối cùng của tàu lặn Titan trước khi nó bị phá hủy thảm khốc đã lan truyền trên mạng.

Video tòa nhà đổ sập trong tích tắc vì nước lũ

TRUNG QUỐC - Nhà chức trách Trung Quốc đã cảnh báo về hàng loạt thảm họa thiên nhiên sẽ xảy ra trong tháng tới khi mưa lớn đổ xuống nhiều khu vực của nước này.

Lộ diện 2 tỷ phú kiếm được nhiều tiền nhất trong nửa đầu năm 2023

CEO hãng xe điện Tesla Elon Musk và Tổng giám đốc Meta Mark Zuckerberg là 2 người kiếm được nhiều tiền nhất trong nhóm những người giàu nhất thế giới vào nửa đầu năm 2023.

Đang cập nhật dữ liệu !