Bảo tàng Đà Nẵng ra mắt Hệ thống thuyết minh đa ngữ qua thiết bị di động

Ngày 8/1, Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức Hội nghị "Gặp gỡ đối tác năm 2019, ra mắt Hệ thống thuyết minh đa ngữ qua thiết bị di động, Ngân hàng dữ liệu di sản văn hóa Đà Nẵng và Bộ nhận diện Bảo tàng Đà Nẵng".

Thực hiện Chương trình quảng bá, xúc tiến, giới thiệu điểm tham quan Bảo tàng Đà Nẵng và một số ứng dụng mới tại Bảo tàng đến với công chúng và các cơ quan và đơn vị kinh doanh du lịch, ngày 8/1, Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức Hội nghị "Gặp gỡ đối tác năm 2019, ra mắt Hệ thống thuyết minh đa ngữ qua thiết bị di động, Ngân hàng dữ liệu di sản văn hóa Đà Nẵng và Bộ nhận diện Bảo tàng Đà Nẵng".

Du khách đến tham quan tại Bảo tàng Đà Nẵng (Ảnh: HC)

Theo đó, tháng 10/2016, Sở KH-CN Đà Nẵng ban hành Quyết định phê duyệt đề tài Khoa học và Công nghệ cấp TP “Nghiên cứu xây dựng hệ thống thuyết minh đa ngữ qua thiết bị di động tại Bảo tàng Đà Nẵng” do Đại học Đà Nẵng chủ trì và Bảo tàng Đà Nẵng phối hợp thực hiện với mục tiêu ứng dụng CNTT để hỗ trợ hoạt động thuyết minh các nội dung, tư liệu, hiện vật đang được trưng bày tại Bảo tàng.

“Hệ thống thuyết minh đa ngữ qua thiết bị di động là phương cách giúp cho du khách có thể tìm hiểu thông tin về nội dung trưng bày của Bảo tàng thông qua việc sử dụng thiết bị điện thoại di động thông minh để quét mã QR Code được gắn cho hiện vât!” – Ông Huỳnh Đình Quốc Thiện, Giám đốc Bảo tàng Đà Nẵng cho hay.

Du khách có nhu cầu tìm hiểu chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh kết nối wifi (miễn phí tại Bảo tàng), tải ứng dụng này trên App Store hoặc Google Play về máy và tiến hành quét mã QR Code thì có thể nghe giới thiệu về nội dung của 600 tư liệu, hiện vật đang được trưng bày tại Bảo tàng. Với hệ thống này có thể hỗ trợ cho rất nhiều đối tượng khách tham quan cùng một lúc có thể nghe nội dung trưng bày của Bảo tàng.

Bên cạnh đó, ông Huỳnh Đình Quốc Thiện cho biết, để thuận lợi cho công tác truyền thông quảng bá và xây dựng thương hiệu, Bảo tàng Đà Nẵng đã thiết kế logo mới, thể hiện ý nghĩa trọn vẹn của thương hiệu Bảo tàng Đà Nẵng, góp phần tạo dựng hình ảnh mới của Bảo tàng.

Hình ảnh về cách tải ứng dụng thuyết minh tự động tại Bảo tàng Đà Nẵng về điện thoại di động

Logo Bảo tàng Đà Nẵng được thiết kế với đường nét hiện đại, độc đáo và mạnh mẽ, với bố cục bên ngoài là hình tròn tượng trưng cho trời, giữa là lỗ hình vuông tượng trưng cho đất. Sự hòa quyện của Trời ngoài, Đất trong tượng trưng cho sự sinh sôi, phát triển và thịnh vượng. Các đường nét, mảng khối gắn kết nhau như vòng xoay của bánh xe lịch sử, mang ý nghĩa cho các giai đoạn lịch sử Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng qua các thời kỳ.

Trung tâm logo là hình ảnh cách điệu về Di tích Quốc gia đặc biệt Thành Điện Hải. Hình ảnh chủ đạo ở trung tâm logo được cách điệu logic với các chữ cái: D - N- M, từ ba chữ cái đầu tiên của tên gọi Bảo tàng theo tiếng Anh là Da Nang Museum, mang ý nghĩa cho thương hiệu Bảo tàng Đà Nẵng.

Màu sắc chủ đạo trong logo là màu đỏ đô và màu vàng cam - gam màu biểu trưng cho những khía cạnh mang giá trị lịch sử, văn hóa. Tất cả những hình ảnh, họa tiết trong logo của Bảo tàng Đà Nẵng biểu trưng cho tinh thần đoàn kết, sáng tạo, đổi mới và chuyên nghiệp.

Đặc biệt trong dịp này, Bảo tàng Đà Nẵng cũng tổ chức ra mắt và đi vào hoạt động Trạm vệ tinh Ngân hàng dữ liệu văn hóa phi vật thể (VHPVT) các dân tộc Việt Nam tại Bảo tàng Đà Nẵng để phục vụ công chúng, lấy tên gọi là “Ngân hàng dữ liệu di sản văn hóa Đà Nẵng”.

Logo mới của Bảo tàng Đà Nẵng

Theo đó, Trạm vệ tinh Ngân hàng dữ liệu VHPVT các dân tộc Việt Nam là dự án nằm trong chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa thực hiện nhiệm vụ sưu tầm, ghi chép di sản VHPVT của địa phương, tổ chức biên tập thành sản phẩm lưu trữ tại Trạm để giới thiệu đến công chúng; phục vụ công tác nghiên cứu, học tập, trao đổi văn hóa…; đồng thời, chuyển dữ liệu về Ngân hàng dữ liệu của Bộ VHTTDL, kết nối và tiếp nhận sản phẩm của Ngân hàng dữ liệu nhằm trao đổi dữ liệu, thông tin tạo hệ thống thông suốt.

Năm 2011, Trạm vệ tinh Ngân hàng dữ liệu VHPVT các dân tộc Việt Nam được thành lập trực thuộc Trung tâm Quản lý di sản văn hóa TP Đà Nẵng (thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Đà Nẵng) và bắt đầu tiến hành thu thập toàn bộ tư liệu về di sản VHPVT trên địa bàn TP Đà Nẵng và sưu tầm các di sản VHPVT các dân tộc Việt Nam.

Nay Trạm này được ra mắt và đi vào hoạt động tại Bảo tàng Đà Nẵng với tên gọi “Ngân hàng dữ liệu di sản văn hóa Đà Nẵng”. Trong giai đoạn đầu, Bảo tàng Đà Nẵng sẽ đưa vào lưu trữ trong hệ thống Ngân hàng về các di sản VHPVT; giai đoạn tiếp theo sẽ cập nhật và lưu trữ các di sản văn hóa vật thể tại TP Đà Nẵng.

Hiện nay, Ngân hàng dữ liệu di sản văn hóa Đà Nẵng lưu trữ 3.368 tư liệu về VHPVT của TP Đà Nẵng, gồm: 248 tư liệu ghi chép ở dạng bài viết; 3.043 tư liệu hình ảnh; 64 tư liệu phim; 13 tư liệu ghi âm và sưu tầm một số tư liệu di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc Việt Nam.  Sau khi ra mắt, Ngân hàng dữ liệu di sản văn hóa Đà Nẵng chính thức phục vụ công chúng tại Bảo tàng Đà Nẵng vào các ngày thứ 3 và thứ 5 hàng tuần

 “Việc ra mắt Ngân hàng dữ liệu di sản văn hóa Đà Nẵng là một yêu cầu cấp thiết nhằm đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ tin học vào công tác sưu tầm, lưu trữ và bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa của TP; đồng thời quảng bá, giới thiệu với công chúng về các loại hình di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của Đà Nẵng nói riêng và cả nước nói chung được lưu trữ trong hệ thống Ngân hàng dữ liệu di sản văn hóa Đà Nẵng tại Bảo tàng Đà Nẵng!” – Ông Huỳnh Văn Hùng, Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao Đà Nẵng nhấn mạnh.

Hải Châu
Từ khóa: Đà Nẵng bảo tàng Thành Điện Hải du lịch thuyết minh ngân hàng logo

Cụ ông 80 tuổi qua đời, con cháu phát hiện 'kho tiền' được chôn dưới lòng đất

Sau khi qua đời, gia đình ông tình cờ phát hiện ra số tiền lớn nhưng khi đào lên thì tiền bị mốc, hỏng hơn một nửa.

Ngôi làng tỷ phú ở Vĩnh Phúc, người dân 'hái ra tiền' xây lâu đài nhờ một nghề

Tại xã Vân Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc có một ngôi làng nhỏ nhưng biệt thự mọc lên như nấm. Người dân quanh đây gọi nơi này là làng tỷ phú.

Chuyện khó tin trong căn biệt thự bỏ hoang ở Vĩnh Phúc

Được xây dựng cách đây gần 20 năm, căn biệt thự trên thị trấn Tam Đảo, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc vẫn đang bị bỏ hoang.

Kỳ lạ phiến đá 'nở hoa' ở Quảng Nam, người dân hiếu kỳ lo hiện tượng thời tiết

Thời gian gần đây, người dân xứ Tiên Phước (tỉnh Quảng Nam) xôn xao chuyện một tảng đá "nở hoa" trên dòng sông Trạm.

Giấc mơ cứu cả làng và những huyền tích ly kỳ ở công trình 200 năm tuổi Cần Thơ

Ông Bảy kể, thời khai hoang mở đất, nhiều người bị bệnh nhưng chữa không khỏi. Một hôm, ông từ nằm mơ thấy cụ già bảo dân làng lấy vỏ cây nấu nước uống.

Huyền tích người phụ nữ đập đầu kêu oan cho chồng và phiến đá kỳ lạ ở Thanh Hoá

Quyết tâm tìm bằng được xác chồng để kêu oan, nàng Bình Khương hết lần này đến lần khác lao vào tường đá đến nỗi khắp người bầm tím, tứa máu.

Tico Travel - Điểm sáng trong ngành du lịch Việt

Với mục tiêu trở thành công ty du lịch dịch vụ nghỉ dưỡng cao cấp hàng đầu Việt Nam, đem tới những hành trình nghỉ dưỡng trọn vẹn, Tico Travel đã và đang góp phần mang tới những giá trị tốt đẹp cho mỗi khách hàng.

Người đàn ông Nam Định có móng tay dài 1m, sở hữu biệt tài nhiều người nể

Ông Lưu Công Huyền ở Nam Định có sở thích nuôi móng tay dài. Hiện tại, móng tay của ông dài 1m, sinh hoạt có chút bất tiện.

Người Nhật thưởng tiền để nhân viên lên văn phòng, đi ăn trưa cùng đồng nghiệp

Để tăng sự kết nối và tương tác trong đời thực, người Nhật thưởng tiền để nhân viên lên văn phòng, đi ăn trưa cùng đồng nghiệp.

Cụ ông 101 tuổi ở Long An dựng nhà mồ, sống một mình cùng 7 ngôi mộ

Không muốn vướng bận người con gái còn lại duy nhất, cụ ông sắp bước sang tuổi 102 dựng tạm nhà mồ, một mình sống cùng 7 ngôi mộ.

Đang cập nhật dữ liệu !