Vượt qua nhiều trở ngại, xuất khẩu nông sản đạt kỷ lục mới

Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2018 dự kiến vượt con số 40,5 tỉ USD, đây là kỷ lục mới của ngành dù áp lực cạnh tranh trên thị trường ngày càng gia tăng.

Con số kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sản phẩm nông nghiệp Việt Nam trong năm 2018 đem lại bất ngờ cho nền kinh tế. Với tổng kim ngạch dự kiến vượt 40,5 tỉ USD, XK nông lâm thủy sản năm 2018 đã ghi nhận con số kỷ lục mới, dù áp lực cạnh tranh trên thị trường ngày càng gia tăng.

Trong đó, 5 thị trường XK các mặt hàng nông lâm thủy sản chính của Việt Nam là Trung Quốc chiếm thị phần là 22,9% (giá trị tăng 3,6% so với năm 2017), Mỹ chiếm 17,9% (tăng 9,4%);, Nhật Bản 19,1% (tăng 7,1%); ASEAN và Hàn Quốc lần lượt chiếm 10,64% (tăng 11,0%) và 6,9% (tăng 29,4%).

Tại cuộc họp báo Công bố về tình hình kinh tế xã hội năm 2018 của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), ông Lê Trung Hiếu – Quyền Vụ trưởng Vụ Thống kê Nông Lâm nghiệp và Thủy sản đánh giá, ngành nông nghiệp đóng góp vào thành tựu GDP năm 2018 tăng 7,08% (cao nhất kể từ năm 2011 trở về đây). Năm 2018 ngành nông nghiệp đạt được thắng lợi toàn diện. Tốc độ tăng trưởng toàn ngành 3,76%, cao nhất trong 7 năm trở lại đây và vượt hơn nhiều sự mong mong đợi so với kế hoạch đề ra.

Sản lượng một số cây ăn trái tăng cao và có thị trường tiêu thụ ổn định như vải, nhãn, xoài, cam, bưởi… Sản lượng cam, quýt, bưởi đạt 1.697,9 nghìn tấn (tăng 10,9% so với năm trước), xoài đạt 788,5 nghìn tấn (tăng 5,8%), thanh long đạt 1.074,2 nghìn tấn (tăng 12,8%), dứa đạt 6

Bên cạnh đó, hoạt động xúc tiến thương mại, tìm đầu ra cho các sản phẩm nông sản trong năm 2018 được thực hiện tốt. Điều này thể hiện những sản phẩm có sản lượng tăng cao như vải (tăng 64%), nhãn (tăng gần 10%)… Đặc biệt, khâu xúc tiến thương mại tạo thị trường xuất khẩu cũng như thị trường trong nước gần như không còn hiện tượng được mùa mất giá như các năm trước.

Nuôi trồng thủy sản có mức tăng trưởng cao do sản xuất cá tra gặp thuận lợi về thị trường tiêu thụ, đặc biệt là thị trường xuất khẩu. Sản lượng cá tra tăng 10,4%, giá trị xuất khẩu tăng 27%.

Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” sau 5 năm thực hiện sẽ tiếp tục có kết quả cho những năm tiếp theo. Riêng lĩnh vực lâm nghiệp tiếp tục có thị trường tiêu thụ gỗ và sản phẩm từ gỗ ổn định trong nhiều năm trở lại đây sẽ tiếp tục là động lực tăng trưởng của ngành nông nghiệp. Năm 2018, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ đạt 8,9 tỷ USD (tăng 15%). Tính trung bình trong giai đoạn 2014-2018, kim ngạch xuất khẩu của lĩnh vực này tăng bình quân gần 10%. Ngành chăn nuôi với sự phục hồi của chăn nuôi lợn trong những tháng cuối năm 2018 sẽ tạo đà tăng trưởng cho năm 2019.

Trong khu vực nông, lâm, thủy sản, ngành nông nghiệp tiếp tục khẳng định xu hướng phục hồi rõ nét khi đạt mức tăng 2,89%, cũng là mức tăng cao nhất của giai đoạn 2012-2018.

Cơ cấu cây trồng được chuyển dịch theo hướng tích cực, giống lúa mới chất lượng cao đang dần thay thế giống lúa truyền thống, phát triển mô hình theo tiêu chuẩn VietGAP cho giá trị kinh tế cao. Vì vậy, mặc dù diện tích gieo trồng lúa trên cả nước năm nay giảm 134,8 nghìn ha, nhưng năng suất tăng cao (bình quân cả nước 58,1 tạ/ha, tăng 2,6 tạ/ha) nên sản lượng lúa cả năm 2018 ước tính đạt 43,98 triệu tấn, tăng 1,24 triệu tấn so với năm 2017.

 Cùng với lúa, nhiều loại cây lương thực truyền thống, giá thị thấp cũng có xu hướng giảm mạnh về diện tích. Cụ thể, sản lượng ngô đạt 4,91 triệu tấn, giảm 203,7 nghìn tấn so với năm 2017 do diện tích gieo trồng giảm 60,5 nghìn ha). Khoai lang giảm diện tích 3,9 nghìn ha; sắn giảm diện tích 17,3 nghìn ha; đậu tương diện tích giảm 15,3 nghìn ha)...

Trong khi đó, diện tích, sản lượng các loại cây trồng giá trị cao, gắn với tiềm năng XK như rau các loại, cây ăn quả, cây công nghiệp tiếp tục tăng về diện tích.

Cụ thể năm 2018, diện tích rau các loại đạt 17,09 triệu tấn, tăng 622,5 nghìn tấn (diện tích tăng 23,3 nghìn ha). Diện tích cây công nghiệp lâu năm ước tính đạt 3.482,3 nghìn ha, tăng 2,3% so với năm 2017. Trong đó, cà phê diện tích đạt 688,4 nghìn ha, tăng 1,6%; điều diện tích đạt 301 nghìn ha, tăng 0,4%, sản lượng đạt 260,3 nghìn tấn, tăng 20,6%; chè diện tích đạt 123,7 nghìn ha, tăng 0,6%, sản lượng chè búp đạt 987,3 nghìn tấn, tăng 1,6%.

Sản lượng cây ăn quả năm 2018 đạt khá do nhiều cây trồng tăng về diện tích và có thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định. Sản lượng cam, quýt, bưởi đạt 1.697,9 nghìn tấn, tăng 10,9% so với năm trước; xoài đạt 788,5 nghìn tấn, tăng 5,8%; thanh long đạt 1.074,2 nghìn tấn, tăng 12,8%; dứa đạt 674 nghìn tấn, tăng 9,1%. Riêng sản lượng nhãn, vải đạt cao do điều kiện tời tiết thuận lợi...  
Trong bối cảnh đó, ngành nông nghiệp Việt Nam đã vượt lên các khó khăn; kim ngạch xuất khẩu (XK) nông lâm thủy sản của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2018 đạt 36,3 tỷ USD, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2017. Ước tính cả năm, tổng kim ngạch XK sẽ đạt vượt mức 40,5 tỷ USD. Đây là con số kỷ lục của ngành nông nghiệp Việt Nam, khẳng định vị thế cường quốc về XK nông sản trên thế giới (đứng thứ 15 thế giới, và đã XK sang hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới).

Hương Giang

Nhiều tư liệu quý hiếm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam

Bộ sách gồm 6 cuốn với nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam vừa được Nhà xuất bản TT&TT giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2023).

Điều khoản 'cấm' tiết lộ với người đòi tiền 'gửi tiết kiệm thành mua bảo hiểm'

Trong khi nhiều khách hàng gửi tiết kiệm ngân hàng bị biến thành hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ Manulife vẫn chật vật đi đòi tiền, có một số người đã được trả lại tiền nhưng buộc phải ký cam kết không được tiết lộ với bên thứ ba.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO

Ngày 8/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025:2017 với hàng trăm chỉ tiêu phân tích đạt chứng nhận Vilas.

Chạy bộ tiếp sức xuyên Việt gây quỹ phẫu thuật nụ cười trẻ em

Một nhóm các VĐV chạy bộ phong trào gồm 10 người đang thực hiện chạy bộ xuyên Việt từ cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) đến mũi Cà Mau với mục đích gây quỹ phẫu thuật nụ cười, đồng hành cùng Tổ chức Phẫu thuật nụ cười (Operation Smile).

Ba bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành năm 2022 của NHNN

Tại Hội nghị Chính phủ với địa phương diễn ra hôm 03/01/2023, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ năm 2022.

Chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương năm 2022, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định quan điểm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.

Hỗ trợ 28 địa phương khắc phục hậu quả thiên tai

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 1661/QĐ-TTg ngày 31/12/2022 hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai 10 tháng đầu năm 2022.

Cậu sinh viên có duyên với những tủ sách thiện nguyện

Những ngày đầu một mình đạp xe đi gom sách ủng hộ, Thái Hải Đăng, cậu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chẳng dám nghĩ hành trình “Sách đến tay em” lại có thể kéo dài và được nhiều người ủng hộ như bây giờ.

Năm 2022, đội tàu cá ở Đà Nẵng khai thác đạt trên 33.000 tấn tổng sản lượng

Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết trên biển phức tạp, chi phí chuyến biển tăng cao…nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản của Đà Nẵng vẫn đạt trên 33.000 tấn.

Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu từ ngày 1/1/2023

Từ 1/1/2023, thuế bảo vệ môi trường với xăng là 2.000 đồng một lít, các mặt hàng dầu (trừ dầu hoả) và mỡ nhờn là 1.000 đồng, theo Nghị quyết vừa được thông qua.

Đang cập nhật dữ liệu !