Vụ hiệu trưởng “đóng kịch” nhận giấy khen: “Xin đừng gian dối trong giáo dục!"

Sự việc bà Trịnh Ngọc Thùy Mai - hiệu trưởng Trường Tiểu học Vĩnh Phong 4, xã Vĩnh Phong, huyện Vĩnh Thuận (Kiên Giang) vừa bị miễn nhiệm chức vụ hiệu trưởng chỉ vì vài phút “đóng kịch” nhận danh hiệu thi đua đang khiến dư luận xôn xao.

Ngày 4/4, bà Ngô Thị Ngọc Hạnh, Phó Trưởng Phòng phụ trách, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang cho biết bà Trịnh Ngọc Thùy Mai - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Vĩnh Phong 4, xã Vĩnh Phong, huyện Vĩnh Thuận đã bị miễn nhiệm chức vụ hiệu trưởng.

Bà Hạnh cho biết, Phòng Giáo dục và Đào tạo được giao trách nhiệm thực hiện các thủ tục theo quy trình để về việc miễn nhiệm chức vụ hiệu trưởng trường Tiểu học Vĩnh Phong 4 của bà Mai.

Sau khi miễn nhiệm chức vụ hiệu trưởng, Phòng Giáo dục và Đào tạo sẽ bố trí công tác khác cho bà Mai theo quy định của pháp luật hiện hành.

Được biết, việc miễn nhiệm bà Mai có liên quan tới vụ việc trong buổi lễ khai giảng năm học 2019-2020, bà Mai yêu cầu MC xướng tên mình vào danh sách những giáo viên được nhận giấy chứng nhận tặng thưởng danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở trong năm học trước. Nữ hiệu trưởng đã mượn giấy khen của giáo viên khác rồi chụp ảnh lưu niệm.

Bà Trịnh Ngọc Thùy Mai (người thứ 2 từ trái sang).Ảnh: c1vinhphong4.vinhthuan.edu.vn

Sau sự việc này, nhiều người đặt ra câu hỏi về "bệnh thành tích", sự háo danh bao giờ mới kết thúc tại một số cơ sở giáo dục hiện nay.

Chuyên gia giáo dục Huỳnh Tiến Minh (Học viện Quản lý giáo dục) nhận định: “Miễn nhiệm chức vụ hiệu trưởng là cái giá phải trả quá đắt cho sự háo danh của một người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Tôi không hiểu vị hiệu trưởng này nghĩ gì mà lại phải “đóng kịch” nhận một cái giấy công nhận danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở để rồi phải trả giá bằng cả danh dự, công danh, sự nghiệp, uy tín của một nhà giáo đã phải nhiều năm phấn đấu.

 

Rồi đây, vị hiệu trưởng này có thể được bố trí một vị trí công tác khác nhưng tôi tin dù ở vị trí nào đi chăng nữa thì câu chuyện đáng buồn này sẽ khiến vị hiệu trưởng phải ân hận về hành động trong quá khứ của mình… Xin đừng gian dối trong môi trường giáo dục nữa”.

Chuyên gia giáo dục Huỳnh Tiến Minh phân tích, lâu nay, việc thổi phồng thành tích, háo danh, phô trương đã và đang tiếp tục trở thành “căn bệnh” của không ít cá nhân, tập thể. Điều đáng nói là “bệnh” này đang có chiều hướng lây lan ngày càng rộng và diễn ra ở mọi lĩnh vực: kinh tế, giáo dục - đào tạo, văn học - nghệ thuật, thi đua khen thưởng... Điều đáng lo ngại nhất là nó đang diễn ra trong lĩnh vực giáo dục.

Để chống "bệnh thành tích" cũng như sự háo danh cần phải tăng cường công tác giáo dục. Vì chỉ có giáo dục mới giúp cho chúng ta nhìn sâu sắc về nguồn gốc, bản chất, sự phát sinh, phát triển, biểu hiện và những biến tướng của “bệnh”.

Bên cạnh đó cần giáo dục thường xuyên để mỗi cán bộ, đảng viên luôn nhớ, tư vấn và suy ngẫm nâng cao lòng tự trọng, thường xuyên tu dưỡng nâng cao ý thức trách nhiệm, phòng ngừa những biểu hiện “bệnh thành tích", háo danh; đồng thời, nỗ lực phấn đấu, cống hiến bằng chân tài, thực đức của mình.

Trước đó, Bộ GD&ĐT cũng đã ban hành Bộ Quy tắc ứng xử trong trường học nhằm điều chỉnh cách ứng xử của các thành viên trong cơ sở giáo dục. Về quy tắc ứng xử chung, Bộ quy tắc quy định cán bộ quản lý cơ sở giáo dục Không gian lận, dối trá, vu khống, gây hiềm khích, quấy rối, ép buộc, đe dọa, bạo lực với người khác. Không làm tổn hại đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của bản thân, người khác và uy tín của tập thể.

 

Mặc dù bản thân không đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở nhưng bà Trịnh Ngọc Thùy Mai đã chỉ đạo giáo viên làm nhiệm vụ lễ tân trong buổi lễ khai giảng năm học 2019-2020 mượn giấy khen của giáo viên khác để đại diện lãnh đạo xã Vĩnh Phong trao cho bà Mai ngay trong buổi lễ, trước đông đảo quan khách tham dự cũng như tập thể giáo viên, học sinh và phụ huynh nhà trường rồi chụp ảnh lưu niệm.

Ngay sau khi tiếp nhận thông tin phản ánh về vụ việc này, Ủy ban Nhân dân huyện Vĩnh Thuận đã chỉ đạo cho Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với Phòng Nội vụ và Ủy ban Nhân dân xã Vĩnh Phong xác minh làm rõ.

Kết quả xác minh trong năm học vừa qua, Trường Tiểu học Vĩnh Phong 4 chỉ có 4 giáo viên được Ủy ban Nhân dân huyện Vĩnh Thuận công nhận danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở do có thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học và bà Mai không đạt danh hiệu này.
Hoàng Thanh

Sẽ xử lý hiệu trưởng 'bêu tên' học sinh chưa đóng bảo hiểm do vi phạm quy tắc ứng xử

UBND huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đang chỉ đạo các phòng liên quan hoàn thiện hồ sơ để xử lý thầy Phan Đình Thống, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Sơn Lâm do vi phạm Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục.

Hiệu trưởng lên tiếng sau vụ nam sinh nhảy từ tầng 3 nghi do bị bạn trêu đùa

Một nam sinh lớp 9 Trường THCS Đức Giang (huyện Hoài Đức, Hà Nội) nhảy từ tầng 3 của trường nghi do bị các bạn trêu đùa, chế giễu khiến dư luận xôn xao.

Tổ chức Halloween phổ biến tại các trường học có phù hợp văn hóa học đường?

Nhiều người dùng mạng xã hội đang rần rần phản đối chuyện tổ chức Halloween phổ biến tại các trường học và cho rằng đây là lễ hội phương Tây, hình ảnh rùng rợn không phù hợp văn hóa học đường.

Nhà sàn, trang phục dân tộc vào trong tiết học về truyền thống văn hóa

Thầy cô giáo, phụ huynh học sinh của Trường Mầm non xã Thành Sơn đã sử dụng những vật dụng có sẵn tại địa phương như tre, luồng để làm đồ dùng học tập, đồ chơi cho trẻ và chung tay xây dựng góc học tập truyền thống.

Tranh cãi nảy lửa về việc cấm tổ chức Halloween trong trường học: Chuyên gia nói gì?

Những ngày qua, trên mạng xã hội liên tiếp xuất hiện đề nghị cấm tổ chức Halloween trong trường học vì những hình ảnh mang tính rùng rợn. Quan điểm này ngay lập tức đón nhận nhiều ý kiến đồng tình.

Bạo lực học đường ở Nghệ An: Xử lý nghiêm khắc, giáo dục kịp thời

Chỉ vì những mâu thuẫn nhỏ nhặt, một số học sinh đã bị bạn đánh hội đồng, gây thương tích. Những vụ việc này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng bạo lực học đường ở Nghệ An.

Chuyên gia giáo dục nói gì về xử lý tận gốc bạo lực học đường?

Giáo dục trong gia đình và giáo dục nhà trường, xã hội cần gắn chặt với nhau, giáo dục cho học sinh có ý thức, phát triển nhân cách hài hòa.

Kết luận học sinh lớp 1 ở Đà Nẵng bị bầm tím tay chân là 'do bạn đánh'

Qua điều tra, xác minh, cơ quan chức năng kết luận vụ học sinh lớp 1 ở Đà Nẵng bị bầm tím tay chân sau khi đi học về là do bị bạn cùng lớp đánh bằng thước kẻ khi kèm học bài.

Nguyên nhân ban đầu vụ 6 nam sinh dùng mũ bảo hiểm đánh bạn ở Đắk Lắk

Chỉ vì mâu thuẫn nhỏ nhặt trên mạng xã hội mà 2 nam sinh đã xích mích, xô xát dẫn đến đánh nhau. Sau đó 1 nam sinh gọi thêm 5 bạn khác đến đánh đối phương.

Xây dựng môi trường học đường xanh- sạch- đẹp- thân thiện giữa đại ngàn Tây Bắc

Ai đến thăm Trường Mầm non Tân Lập - điểm chính (tại xã Tân Lập, huyện Bắc Quang, Hà Giang) cũng đều ấn tượng với môi trường học đường "xanh - sạch - đẹp - an toàn - thân thiện" nơi đây.

Đang cập nhật dữ liệu !