Ứng xử lệch chuẩn trong môi trường học đường: Vì đâu nên nỗi?

Tại Hội thảo về văn hóa học đường trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp vừa qua, đại diện các trường đều thừa nhận hiện vẫn có sinh viên nói tục, đánh nhau, vô lễ với thầy cô còn giáo viên thì ứng xử vượt quá chuẩn mực sư phạm…

Thạc sĩ Phạm Thanh Tòng, đại diện Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật TP.HCM, cho rằng: "Học sinh sinh viên vẫn chưa nhận thức đầy đủ về văn hóa ứng xử trong trường học. Một số chạy theo lối sống thực dụng, ứng xử chưa phù hợp với thuần phong mỹ tục của văn hóa Việt Nam, thích thể hiện sự nổi trội trước bạn bè.

Có em nghiện trò chơi điện tử hoặc có hành vi bạo lực trên mạng xã hội, chạy theo lối sống ảo, truy cập những thông tin xấu, độc hại... Các em có thể tỏ ra ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô tại trường học nhưng ngoài trường học, trên mạng xã hội lại thể hiện thái độ vô lễ, xúc phạm thầy cô".

Theo thạc sĩ Nguyễn Thanh Phong, tại Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật TP.HCM, bên cạnh những sinh viên có ý thức, trách nhiệm và ứng xử có văn hóa thì vẫn còn một số sinh viên vi phạm nội quy như tác phong không nghiêm túc, thiếu ý thức trong giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường, xả rác bừa bãi...

Trong khi đó, đại diện Trường CĐ nghề Kiên Giang nhìn nhận: "Những năm gần đây, chúng ta phải đối mặt vơi nhiều biểu hiện lệch chuẩn về đạo đức lối sống trên bình diện nói chung và trong môi trường học đường nói riêng. Tình trạng sinh viên nói tục, chửi thề, cãi vã, đánh nhau ở trong lẫn ngoài trường học xảy ra không hiếm.

Không chỉ vậy, có em còn vô lễ, thiếu tôn trọng thầy cô cả ở ngoài đời lẫn trên mạng xã hội. Ngược lại, có giáo viên vượt quá chuẩn mực sư phạm... Dường như văn hóa ứng xử học đường trong thời gian qua tại các cơ sở giáo dục chưa được quan tâm đúng mức, có nơi còn xem nhẹ do nhà trường chỉ tập trung vào dạy kiến thức mà quên đi dạy nhân cách sống cho học sinh, sinh viên".

{keywords}
Ảnh minh họa

Lý giải về thực trạng trên, ông Phạm Văn Thịnh, Phó hiệu trưởng Trường CĐ Long An, nhìn nhận: "Những nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do tác động của môi trường hội nhập quốc tế, mặt trái của nền kinh tế thị trường, do thiếu sự giáo dục của gia đình, thiếu sự gương mẫu của cha mẹ...

Bên cạnh đó, một phần nguyên nhân chủ quan xuất phát từ phía các trường. Vẫn còn một số cán bộ, nhà giáo thiếu kiềm chế cảm xúc cá nhân dẫn đến hành vi xúc phạm thể chất, tinh thần học sinh, sinh viên, chưa đúng mực trong ứng xử với đồng nghiệp, với phụ huynh, với người học...".

Đại diện các trường cao đẳng, trường nghề đều cho rằng biểu hiện lệch chuẩn trong môi trường giáo dục thời gian qua không phải là mới xuất hiện. Thậm chí, nguyên nhân của các hiện tượng này cũng từng được chỉ ra. Tuy nhiên, vì thiếu hành động quyết liệt, đồng bộ từ các cơ quan chức năng và cả bản thân ngành giáo dục nên những tiêu cực chưa được giải quyết triệt để, gây tác động xấu đến môi trường giáo dục, khiến phụ huynh và học sinh mất lòng tin vào nhà trường, giáo viên không yên tâm đứng trên bục giảng.

Ðối với lứa tuổi học sinh, thầy cô và cha mẹ chính là những tấm gương rõ ràng nhất, phản chiếu cách cư xử, thái độ của con trẻ. Thực tế, cũng có trường hợp thầy cô cư xử thái quá, bạo lực và áp đặt với học sinh, đề ra nguyên tắc quá cứng nhắc, thiếu linh hoạt dẫn đến sự đối đầu từ phía học sinh.

Khi giáo viên có những hành vi phản giáo dục mà không bị nhà trường, ngành giáo dục xử lý sẽ rất dễ dẫn đến phản ứng tiêu cực của xã hội. Cũng có thầy cô sử dụng các hình phạt, lời lẽ chưa chuẩn mực khiến phụ huynh, học sinh không nể phục, dẫn đến mất niềm tin.

 Về phía phụ huynh, một số trường hợp nuông chiều con mù quáng, luôn cho rằng con mình đúng, bất hợp tác với nhà trường. Hành xử kiểu này khiến nhà trường khó có thể thực hiện việc giáo dục trẻ em trong sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường, khiến học sinh thiếu tôn trọng thầy cô, coi mình là "trung tâm vũ trụ".

Theo các chuyên gia, các trường cần đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động 'mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo' vì đội ngũ nhà giáo phải thực sự gương mẫu trong đạo đức, lối sống, nhân cách mới có thể có ảnh hưởng và tác động tốt tới học sinh, sinh viên.

Trường cũng xây dựng bộ quy tắc ứng xử, trong đó quy định rõ trách nhiệm của mỗi cán bộ, giảng viên, học sinh, sinh viên trong việc thực hiện quy tắc ứng xử trong nhà trường, áp dụng hình thức kỷ luật nghiêm minh để nâng cao tính răn đe đồng thời cũng có chính sách khen thưởng kip thời để động viên, khuyến khích đối với những học sinh, sinh viên thực hiện tốt.

Hoàng Thanh

Sẽ xử lý hiệu trưởng 'bêu tên' học sinh chưa đóng bảo hiểm do vi phạm quy tắc ứng xử

UBND huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đang chỉ đạo các phòng liên quan hoàn thiện hồ sơ để xử lý thầy Phan Đình Thống, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Sơn Lâm do vi phạm Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục.

Hiệu trưởng lên tiếng sau vụ nam sinh nhảy từ tầng 3 nghi do bị bạn trêu đùa

Một nam sinh lớp 9 Trường THCS Đức Giang (huyện Hoài Đức, Hà Nội) nhảy từ tầng 3 của trường nghi do bị các bạn trêu đùa, chế giễu khiến dư luận xôn xao.

Tổ chức Halloween phổ biến tại các trường học có phù hợp văn hóa học đường?

Nhiều người dùng mạng xã hội đang rần rần phản đối chuyện tổ chức Halloween phổ biến tại các trường học và cho rằng đây là lễ hội phương Tây, hình ảnh rùng rợn không phù hợp văn hóa học đường.

Nhà sàn, trang phục dân tộc vào trong tiết học về truyền thống văn hóa

Thầy cô giáo, phụ huynh học sinh của Trường Mầm non xã Thành Sơn đã sử dụng những vật dụng có sẵn tại địa phương như tre, luồng để làm đồ dùng học tập, đồ chơi cho trẻ và chung tay xây dựng góc học tập truyền thống.

Tranh cãi nảy lửa về việc cấm tổ chức Halloween trong trường học: Chuyên gia nói gì?

Những ngày qua, trên mạng xã hội liên tiếp xuất hiện đề nghị cấm tổ chức Halloween trong trường học vì những hình ảnh mang tính rùng rợn. Quan điểm này ngay lập tức đón nhận nhiều ý kiến đồng tình.

Bạo lực học đường ở Nghệ An: Xử lý nghiêm khắc, giáo dục kịp thời

Chỉ vì những mâu thuẫn nhỏ nhặt, một số học sinh đã bị bạn đánh hội đồng, gây thương tích. Những vụ việc này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng bạo lực học đường ở Nghệ An.

Chuyên gia giáo dục nói gì về xử lý tận gốc bạo lực học đường?

Giáo dục trong gia đình và giáo dục nhà trường, xã hội cần gắn chặt với nhau, giáo dục cho học sinh có ý thức, phát triển nhân cách hài hòa.

Kết luận học sinh lớp 1 ở Đà Nẵng bị bầm tím tay chân là 'do bạn đánh'

Qua điều tra, xác minh, cơ quan chức năng kết luận vụ học sinh lớp 1 ở Đà Nẵng bị bầm tím tay chân sau khi đi học về là do bị bạn cùng lớp đánh bằng thước kẻ khi kèm học bài.

Nguyên nhân ban đầu vụ 6 nam sinh dùng mũ bảo hiểm đánh bạn ở Đắk Lắk

Chỉ vì mâu thuẫn nhỏ nhặt trên mạng xã hội mà 2 nam sinh đã xích mích, xô xát dẫn đến đánh nhau. Sau đó 1 nam sinh gọi thêm 5 bạn khác đến đánh đối phương.

Xây dựng môi trường học đường xanh- sạch- đẹp- thân thiện giữa đại ngàn Tây Bắc

Ai đến thăm Trường Mầm non Tân Lập - điểm chính (tại xã Tân Lập, huyện Bắc Quang, Hà Giang) cũng đều ấn tượng với môi trường học đường "xanh - sạch - đẹp - an toàn - thân thiện" nơi đây.

Đang cập nhật dữ liệu !