Ước mơ Việt Nam tự chủ được thị trường thức ăn chăn nuôi

Trồng trọt và chăn nuôi được ví như 2 chân của ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, thời gian qua do không chủ động được nguồn thức ăn chăn nuôi (TACN), nên đầu ra của các sản phẩm chăn nuôi luôn bấp bênh.

Ước mong tự chủ được thị trường TACN trong nước, với các thương hiệu của Việt Nam một lần nữa lại được nói đến khi nguồn nguyên liệu rất dồi dào.

Quá phụ thuộc vào nguyên liệu đầu vào

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, chỉ riêng 8 tháng đầu năm 2021, Việt Nam đã nhập tới 5,22 tỷ USD thức ăn chăn nuôi (TACN), tăng 24,3% về số lượng và 47,4 % về giá trị so với cùng kỳ 2020. Đáng chú ý, năm 2021 Việt Nam trải qua đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 nặng nề nhất, ngành chăn nuôi Việt Nam cũng phải gánh chịu cùng lúc 2 cú sốc: giá TACN tăng cao và giá đầu ra sản phẩm chăn nuôi xuống thấp.

{keywords}
Một góc cửa hàng TACN của gia đình anh Nguyễn Thành Nam tại Thanh Thủy, Phú Thọ. Ảnh: Hải Việt

Cụ thể, giá nguyên liệu TACN tăng từ 16 - 46%, dẫn đến giá thức ăn hỗn hợp tăng rất cao và vẫn tiếp tục tăng trong suốt cả năm. Trong khi đó, giá các sản phẩm chăn nuôi như: lợn (heo), gà xuống thấp hơn năm 2020 khiến nhiều hộ chăn nuôi bị thua lỗ; cùng với các đợt dịch heo tai xanh khiến tình cảnh năm 2019 lại tái hiện với nhiều hộ nông dân chăn nuôi, nhất là chăn nuôi lợn. Cụ thể, có những thời điểm giá lợn hơi xuống dưới 40.000 đồng/kg (hồi tháng 10/2021) khiến nhiều doanh nghiệp thua lỗ nặng, nông dân tiếp tục “treo chuồng”.

Theo bà Lê Thị Mạn (một hộ chăn nuôi tại Bình Lục, Hà Nam), nếu đợt đầu năm giá lợn ở mức cao, một số hộ chăn nuôi gỡ gạc được chút ít đợt lỗ nặng năm 2020 thì bước sang quý 2 và 3/2021, giá lợn hơi tiếp tục xuống nhanh khiến nhiều hộ chăn nuôi lỗ nặng. “Tôi chỉ nuôi chừng 30 con, nhưng trung bình lỗ 2 triệu mỗi con, chưa kể tiền con giống. Tính chung cả đàn lợn (kể cả 8 con lợn nái) cộng với các khoản chi phí khác (thuốc thú y, chi phí tiêm phòng…), gia đình tôi lỗ gần 100 triệu cho vụ lợn vừa rồi”, bà Mạn buồn rầu chia sẻ. Lí giải việc thua lỗ, bà Mạn cho biết: Do giá lợn hơi xuống thấp, giá TACN tăng cao cộng với dịch heo tai xanh và dịch tả châu Phi đã khiến nhiều hộ chăn nuôi kiệt quệ.

Và đáng buồn hơn, trong “thảm cảnh” của ngành chăn nuôi khi dịch Covid-19 tác động, giá TACN không những không giảm mà còn tăng mạnh, lợi nhuận của TACN lại chảy vào túi các doanh nghiệp TACN nước ngoài. Câu hỏi được nhiều chuyên gia nông nghiệp đặt ra từ lâu, tại sao một quốc gia nông nghiệp như Việt Nam, dù không thiếu các điều kiện để phát triển nhưng lại quá lệ thuộc vào TACN của nước ngoài? Để rồi, dù ngành chăn nuôi có “thắng” hay “thua” thì lợi nhuận của ngành chăn nuôi cũng đa phần chảy ra nước ngoài; chỉ được cái danh mà không thấy lợi?

Cần làm gì để tránh “hữu danh vô thực”?

Đứng ở góc độ kinh doanh TACN và cũng là người trực tiếp chăn nuôi, anh Nguyễn Thành Nam (Thanh Thủy, Phú Thọ) cho biết: “Tôi không rõ công tác điều phối giá của Nhà nước đối với TACN ra sao, nhưng có một thực tế từ bản thân cho thấy dù giá lợn hơi, gà thịt có lên hay xuống thì giá TACN 3 năm qua đều tăng đều qua các năm, trong đó năm 2021 này tăng mạnh nhất”.

Được biết, ngoài kinh doanh TACN, thuốc thú ý;gia đình anh Nam còn trực tiếp xây chuồng nuôi 200 con lợn và 1.000 gà thịt. Riêng đợt giá lợn xuống dưới 40.000 đồng/kg hồi tháng 10/2021 đã khiến gia đình anh thua lỗ hơn 500 triệu đồng (chưa tính heo giống có sẵn). Về TACN, anh Nam đang lấy cám từ các nhà máy tại Việt Trì, Hải Dương và Hà Nam. Trong khi đó, Phú Thọ cũng là 1 trong 10 địa phương có số lượng doanh nghiệp và nông hộ chăn nuôi đứng đầu cả nước về số đầu gia súc, gia cầm.

Quay lại câu chuyện về giá cám, câu hỏi đặt ra là vì sao chúng ta không quyết định được giá TACN?  Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, về cơ bản giá TACN của Việt Nam đang quá lệ thuộc vào nguồn nhập khẩu (nhập cả TACN cho tới nguyên liệu chế biến TACN). Cụ thể, 10 tháng đầu năm 2021, giá bình quân các nguyên liệu TACN đều tăng so với cùng kỳ 2020, tăng từ 16-46%.

Đáng chú ý, tăng mạnh nhất là các nguyên liệu TACN thuộc nhóm ngũ cốc như: ngô hạt 7.616,7 đồng/kg (tăng 35,1%), khô dầu đậu tương 13.091,0 đồng/kg (tăng 35,5%), phụ phẩm như bã ngô/ khô dầu đậu tương 8.847 đồng/kg (tăng 46,0%), cám mì 6.716,7 đồng/kg (tăng 32,8%), sắn lát 5.994,4 đồng/kg (tăng 19,2%), cám gạo chiết ly 4.936,1 đồng/kg (tăng 16,1%), Methionine 64.950,6 đồng/kg (tăng 19,2%), Lysine 35.053,3 đồng/kg (tăng 16,3%).

Đứng dưới góc độ cơ quan quản lý, ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho rằng, giá các loại ngũ cốc trên thị trường thế giới đều tăng cao do chi phí sản xuất tăng cao, biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến mùa màng, các quỹ đầu tư lớn chuyển hướng sang đầu cơ nông sản và Trung Quốc tăng mua ngũ cốc phục vụ sản xuất, chăn nuôi trong nước... Tuy nhiên, một số chuyên gia lại cho rằng khi tình hình Covid-19 diễn biến phức tạp, tiêu thụ thịt của thế giới giảm nhưng đầu vào sản xuất của ngành chăn nuôi lại tăng e chừng có điều gì đó… bất hợp lý.

Chưa rõ bài toán quản lý giá TACN sẽ được Bộ NN&PTNT xử lý ra sao trong thời gian tới, tuy nhiên năm 2021 Việt Nam bất ngờ vươn lên trở thành nước nhập khẩu ngô lớn nhất từ Mỹ và nhận về danh xưng “cường quốc chăn nuôi” khiến nhiều người không khỏi ngậm ngùi. Rõ ràng câu chuyện “người Việt dùng hàng Việt” được nói đến quá nhiều, ngành chăn nuôi vươn lên trở thành “cường quốc”, thế nhưng thị trường TACN đang do các doanh nghiệp nước ngoài chi phối cả về nguyên liệu đầu vào tới giá cả.

Trong khi đó, lợi nhuận đem lại cho các doanh nghiệp sản xuất TACN trong nước, lợi nhuận của các nông dân trực tiếp chăn nuôi ngành càng teo tóp đi vì nhiều lí do, khiến nhiều người Việt không khỏi ngậm ngùi! 

Tháng 10/2021, báo chí Mỹ bất ngờ “ngợi ca” Việt Nam là cường quốc chăn nuôi sau khi đưa Việt Nam vào nhóm các nước “cường quốc nhập khẩu thức ăn chăn nuôi” năm 2021. Tuy nhiên, theo các chuyên gia nông nghiệp, ngành chăn nuôi Việt Nam dù đang phát triển rất nhanh nhưng lợi nhuận thu được thì… rất ít.

Nam Phương

Đà Nẵng: 10 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao

Theo kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm thuộc chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) TP Đà Nẵng đợt 1/2022, có 10 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao và 4 sao.

Yên Bái xây dựng sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng của từng địa phương

Thực hiện chương trình: Mỗi xã một sản phẩm (chương trình OCOP), tỉnh Yên Bái tập trung chỉ đạo phát triển các sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, gắn với nhu cầu thị trường.

Giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hoá các tỉnh Nam Bộ tại Hà Nội

Sáng 21/12, Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới TP Hà Nội đã khai mạc sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ.

Hà Tĩnh: Đưa sản phẩm OCOP tham gia các hội chợ, triển lãm thúc đẩy kết nối giao thương

Thời gian qua, các sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh thường xuyên có mặt tại các sự kiện, hội chợ, hội thảo trong và ngoài tỉnh nhằm kết nối giao thương, trưng bày sản phẩm từ đó quảng bá thương hiệu, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm của tỉnh.

Doanh nghiệp chia sẻ ‘bí quyết’ để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP

Để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, doanh nghiệp cho biết phải làm thật, làm sạch và làm chuẩn. Tất cả các sản phẩm đều theo tiêu chí xanh, sạch và khỏe.

Hà Nội phân hạng, đánh giá 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện

Trong đợt phân hạng, đánh giá cho 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện này huyện Đan Phượng có nhiều sản phẩm nhất là 23 sản phẩm. Tiếp đến, quận Bắc Từ Liêm có 10 sản phẩm, huyện Hoài Đức có 10 sản phẩm và huyện Ứng Hoà có 2 sản phẩm.

Hà Nội sẽ mở thêm 20 đến 30 điểm giới thiệu OCOP trong năm 2023

Theo kế hoạch phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với các địa điểm kinh doanh, du lịch làng nghề, du lịch nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2023, Thành phố sẽ phát triển thêm 20 – 30 điểm giới thiệu sản phẩm OCOP.

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình có từ 1-3 sản phẩm OCOP 5 sao

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình sẽ tổ chức đánh giá, phân hạng thêm 65-70 sản phẩm, trong đó phấn đấu từ 1-3 sản phẩm đạt 5 sao, 3-5 sản phẩm đạt 4 sao, 45-50 sản phẩm đạt 3 sao.

Sau 4 năm thực hiện chương trình OCOP, Thanh Hoá có gần 300 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên

Sau 4 năm triển khai thực hiện chương trình OCOP, đến nay toàn tỉnh Thanh Hoá đã có 292 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Trong đó, có 1 sản phẩm 5 sao, 56 sản phẩm 4 sao và 235 sản phẩm 3 sao.

Chương trình OCOP giúp nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm của người dân Thủ đô

Phát triển sản phẩm OCOP chẳng những giúp người dân các quận, huyện ở Hà Nội có thêm cơ hội để nâng cao thu nhập mà còn là cách để bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của Thủ đô.

Đang cập nhật dữ liệu !