Ứng dụng công nghệ để đẩy mạnh tiêu thụ nông sản Bắc Giang

Vải thiều cùng nhiều sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh Bắc Giang đã được xúc tiến thương mại thành công hơn mong đợi nhờ ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số.

Tại Diễn đàn Nông dân quốc gia chủ đề “Nông dân với chuyển đổi số nông nghiệp” vừa diễn ra ngày 2/12, ông Phan Thế Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, Bắc Giang có tiềm năng lớn về phát triển kinh tế nông nghiệp với gần 300 nghìn ha đất nông nghiệp, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp cho sinh trưởng của nhiều loại cây trồng.

Hiện tỉnh đang có vùng trồng cây ăn quả phong phú, đa dạng và nhiều sản vật nông nghiệp đặc trưng, nổi tiếng. Chẳng hạn, vải thiều có sản lượng mỗi năm khoảng 120 – 200 nghìn tấn (lớn nhất toàn quốc); sản lượng cam các loại khoảng 48 nghìn tấn; bưởi các loại gần 37 nghìn tấn…

Đến nay, tỉnh đã phê duyệt 54 nhóm sản phẩm nông sản chủ lực, đặc trưng để tập trung sản xuất hàng hóa, và đã có 155 sản phẩm OCOP có giá trị sử dụng cao, có thương hiệu, nhãn hiệu, truy xuất nguồn gốc phục vụ nhu cầu của thị trường.

Cũng theo ông Tuấn, bên cạnh việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để cho năng suất cao, tạo ra các sản phẩm chất lượng, thương hiệu, tạo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, tỉnh Bắc Giang còn đặc biệt coi trọng hoạt động ứng dụng chuyển đổi số hỗ trợ xúc tiến thương mại và tiêu thụ sản phẩm, như xúc tiến thương mại điện tử, tiêu thụ sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử…

{keywords}
Nhiều nông sản của Bắc Giang đang được đẩy mạnh xúc tiến thương mại trực tuyến. Ảnh: Xuân Bách

Chẳng hạn như đối với vải thiều, ngay từ đầu vụ, tỉnh đã tổ chức rà soát, kiểm tra, đánh giá, giám sát tất cả các mã số vùng trồng hiện có, đề nghị cấp mã số vùng trồng mới và số hóa vùng trồng tập trung, mã số cơ sở đóng gói, cơ sở xông hơi khử trùng đã được cấp để chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc xuất khẩu vải thiều. Đến nay, toàn tỉnh đã cấp 149 mã số vùng trồng vải thiều xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc, 30 mã số vùng trồng phục vụ thị trường Nhật Bản, 18 mã số vùng trồng phục vụ thị trường Mỹ, Úc, với trên 17 nghìn ha.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tỉnh đã chủ động xây dựng 3 kịch bản, phương án tiêu thụ vải thiều phù hợp với cấp độ, diễn biến của dịch, phù hợp với từng thị trường, từng kênh phân phối, tiêu thụ. Tỉnh đã phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ, ngành ứng dụng công nghệ số hóa để tổ chức thành công hội nghị trực tuyến xúc tiến tiêu thụ vải thiều quy mô quốc tế với 30 điểm cầu trong nước và quốc tế, gồm 22 điểu cầu trong nước, 4 điểm cầu ở Trung Quốc, 2 điểm cầu ở Nhật Bản, 1 điểm cầu tại Singapore, 1 điểm cầu tại Úc.

Đặc biệt, trong năm 2021, tỉnh Bắc Giang đã đẩy mạnh tiêu thụ nông sản trực tuyến trên nền tảng online. Tỉnh đã phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), Vụ Bưu chính (Bộ Thông tin và Truyền thông) tăng tốc độ triển khai hỗ trợ tiêu thụ vải thiều và các sản phẩm nông sản trên các sàn thương mại điện tử. Khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã mở gian hàng trên các sàn thương mại điện tử Alibaba.com,San24h.vn, Sendo.vn, Postmart.vn, Voso.vn…; thúc đẩy tiêu thụ vải thiều trên mạng xã hội Facebook, Zalo…

“Nhờ ứng dụng chuyển đổi số trong quản lý sản xuất, xúc tiến thương mại, tổng sản lượng vải thiều tiêu thụ đạt hơn 215 nghìn tấn, cao nhất từ trước đến nay, thị trường được mở rộng và có dư địa lớn để phát triển. Hàng nghìn tấn vải được đưa tới tay khách hàng trong nước và nước ngoài qua hoạt động thương mại điện tử (tiêu thụ trên các sàn thương mại điện tử đạt trên 8 nghìn tấn). Tổng doanh thu từ vải thiều và các dịch vụ phụ trợ ước đạt hơn 6,8 nghìn tỷ đồng”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang phấn khởi chia sẻ thông tin.

Lan tỏa từ sự thành công của vải thiều, trung tuần tháng 11/2021, tỉnh Bắc Giang tiếp tục tổ chức thành công hội nghị trực tuyến tiêu thụ cam, bưởi và các sản phẩm nông sản chủ lực đến các doanh nghiệp, thương nhân, chợ đầu mối, siêu thị, trung tâm thương mại… với nhiều cách tiếp cận mới, trong đó ứng dụng triệt để số hóa trong kết nối tiêu thụ và đẩy mạnh tiêu thụ trên các sàn thương mại điện tử.

Xuân Bách

Đà Nẵng: 10 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao

Theo kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm thuộc chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) TP Đà Nẵng đợt 1/2022, có 10 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao và 4 sao.

Yên Bái xây dựng sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng của từng địa phương

Thực hiện chương trình: Mỗi xã một sản phẩm (chương trình OCOP), tỉnh Yên Bái tập trung chỉ đạo phát triển các sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, gắn với nhu cầu thị trường.

Giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hoá các tỉnh Nam Bộ tại Hà Nội

Sáng 21/12, Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới TP Hà Nội đã khai mạc sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ.

Hà Tĩnh: Đưa sản phẩm OCOP tham gia các hội chợ, triển lãm thúc đẩy kết nối giao thương

Thời gian qua, các sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh thường xuyên có mặt tại các sự kiện, hội chợ, hội thảo trong và ngoài tỉnh nhằm kết nối giao thương, trưng bày sản phẩm từ đó quảng bá thương hiệu, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm của tỉnh.

Doanh nghiệp chia sẻ ‘bí quyết’ để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP

Để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, doanh nghiệp cho biết phải làm thật, làm sạch và làm chuẩn. Tất cả các sản phẩm đều theo tiêu chí xanh, sạch và khỏe.

Hà Nội phân hạng, đánh giá 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện

Trong đợt phân hạng, đánh giá cho 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện này huyện Đan Phượng có nhiều sản phẩm nhất là 23 sản phẩm. Tiếp đến, quận Bắc Từ Liêm có 10 sản phẩm, huyện Hoài Đức có 10 sản phẩm và huyện Ứng Hoà có 2 sản phẩm.

Hà Nội sẽ mở thêm 20 đến 30 điểm giới thiệu OCOP trong năm 2023

Theo kế hoạch phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với các địa điểm kinh doanh, du lịch làng nghề, du lịch nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2023, Thành phố sẽ phát triển thêm 20 – 30 điểm giới thiệu sản phẩm OCOP.

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình có từ 1-3 sản phẩm OCOP 5 sao

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình sẽ tổ chức đánh giá, phân hạng thêm 65-70 sản phẩm, trong đó phấn đấu từ 1-3 sản phẩm đạt 5 sao, 3-5 sản phẩm đạt 4 sao, 45-50 sản phẩm đạt 3 sao.

Sau 4 năm thực hiện chương trình OCOP, Thanh Hoá có gần 300 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên

Sau 4 năm triển khai thực hiện chương trình OCOP, đến nay toàn tỉnh Thanh Hoá đã có 292 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Trong đó, có 1 sản phẩm 5 sao, 56 sản phẩm 4 sao và 235 sản phẩm 3 sao.

Chương trình OCOP giúp nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm của người dân Thủ đô

Phát triển sản phẩm OCOP chẳng những giúp người dân các quận, huyện ở Hà Nội có thêm cơ hội để nâng cao thu nhập mà còn là cách để bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của Thủ đô.

Đang cập nhật dữ liệu !