TP Hồ Chí Minh kết nối cung cầu với các tỉnh thành hỗ trợ DN mở rộng thị trường trong nước

Hội nghị kết nối cung cầu giữa TPHCM và các tỉnh/thành năm nay tiếp tục tập trung hỗ trợ các DN đầu tư, xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường trong nước.

Sáng 2/12, tại Nhà thi đấu Thể dục Thể thao Phú Thọ, quận 11 đã diễn ra lễ khai mạc hội nghị Kết nối cung - cầu giữa TP.HCM và các tỉnh thành năm 2021, do Sở Công Thương TP.HCM tổ chức.

Đây là lần thứ 10, hội nghị được tổ chức hướng đến mục tiêu tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong cả nước gặp gỡ, tìm kiếm cơ hội hợp tác, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh và phục hồi kinh tế.

Hội nghị quy tụ 500 gian hàng của cộng đồng doanh nghiệp, trưng bày và giới thiệu những sản phẩm đặc sản, thế mạnh của địa phương tại TP.HCM.

{keywords}
Lãnh đạo TP.HCM tham quan các gian hàng.

Các nhóm ngành hàng được tập trung giới thiệu như: sản phẩm bình ổn thị trường, sản phẩm chủ lực, sản phẩm, dịch vụ được bình chọn “Thương hiệu Vàng TP.HCM năm 2020”.

Chương trình kéo dài 4 ngày (từ ngày 2 đến 5/12) với sự tham gia của 600 doanh nghiệp đến từ 45 tỉnh, thành cùng các hệ thống phân phối, điểm bán trên địa bàn TP.HCM; nằm trong chuỗi kế hoạch chuẩn bị hàng Tết Nguyên đán sắp tới của TP.HCM.

Hội nghị năm nay được ngành Công Thương TPHCM tổ chức linh hoạt, phù hợp tình hình diễn biến dịch bệnh và những quy định nghiêm ngặt, đảm bảo an toàn phòng chống dịch COVID-19. Ngành Công Thương TP đã đổi mới cách làm, triển khai giải pháp thí điểm thích ứng với tình hình và yêu cầu mới như: đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong hoạt động kết nối cung cầu; tổ chức phương án triển lãm thực tế ảo, kết nối trực tuyến, nâng cấp website www.ketnoicungcau.vn để hướng đến khai thác lâu dài, thường xuyên và liên tục.

Phó Chủ tịch UBND TP Phan Thị Thắng nhấn mạnh, hoạt động kết nối cung cầu hàng hóa giữa TP.HCM và các tỉnh, thành là một sáng kiến quan trọng trong việc giúp tìm kiếm đầu ra một cách phù hợp, hiệu quả cho các sản phẩm nông nghiệp của các địa phương.

Chương trình được triển khai từ năm 2012, đến nay có thể nói đã cơ bản đáp ứng kỳ vọng ban đầu, các hệ thống phân phối TP.HCM đã tìm được nhiều nhà cung cấp uy tín, các sản phẩm chất lượng, đặc sản vùng miền từ các địa phương để cung ứng cho người tiêu dùng, từ đó giải quyết đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp. Bà con nông dân thông qua chương trình đã có điều kiện tiếp cận, làm quen, tìm hiểu thị trường để từ đó định hướng sản xuất, mạnh dạn đầu tư sản xuất lớn, an toàn, bền vững theo nhu cầu thị trường.

Phó Chủ tịch UBND TP Phan Thị Thắng cũng cho biết, hội nghị kết nối cung cầu giữa TP.HCM và các tỉnh, thành năm nay tiếp tục tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư, xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường trong nước, tìm kiếm, đề ra các giải pháp đổi mới, tiến tới xây dựng Chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn, bền vững hướng đến xuất khẩu thích ứng giai đoạn mới và định hướng chuyển đổi số của TP.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nhận định, dịch bệnh Covid-19 tiếp tục có những diễn biến khó lường, phức tạp, ảnh hưởng lớn đến đời sống và tình hình kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, có thể thấy, ngay trong những giai đoạn khó khăn nhất, doanh thu thị trường trong nước vẫn được đánh giá là một trong những điểm sáng của kinh tế vĩ mô. Hoạt động kết nối cung cầu của cả nước nói chung và TP.HCM nói riêng đã và đang đóng góp tích cực vào kết quả này.

Theo đó, thời gian qua, TP.HCM đã xây dựng và triển khai kế hoạch đảm bảo nguồn cung hàng hoá thiết yếu cho khoảng 10 triệu người dân trên địa bàn ngay cả khi dịch bệnh bùng phát. Chương trình hợp tác thương mại, hội nghị kết nối cung - cầu hàng hóa được tổ chức thường kỳ hàng năm đã trở thành nơi gặp gỡ giao thương giữa hệ thống phân phối, nhà tiêu thụ TP.HCM với nhiều nhà cung cấp có uy tín với nhiều sản phẩm chất lượng, sản phẩm làng nghề, sản phẩm của các hợp tác xã..., tạo điều kiện cho các doanh nghiệp TP.HCM  trở thành đầu mối tiêu thụ lớn các mặt hàng nông sản thực phẩm của các tỉnh, thành phía Nam. Các hợp đồng, các biên bản ghi nhớ có giá trị được ký kết đã đóng góp vào thành quả phát triển kinh tế chung của Thành phố, tạo nguồn hàng bình ổn thị trường trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn còn đang diễn biến phức tạp.

H. Anh 

Đà Nẵng: 10 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao

Theo kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm thuộc chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) TP Đà Nẵng đợt 1/2022, có 10 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao và 4 sao.

Yên Bái xây dựng sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng của từng địa phương

Thực hiện chương trình: Mỗi xã một sản phẩm (chương trình OCOP), tỉnh Yên Bái tập trung chỉ đạo phát triển các sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, gắn với nhu cầu thị trường.

Giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hoá các tỉnh Nam Bộ tại Hà Nội

Sáng 21/12, Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới TP Hà Nội đã khai mạc sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ.

Hà Tĩnh: Đưa sản phẩm OCOP tham gia các hội chợ, triển lãm thúc đẩy kết nối giao thương

Thời gian qua, các sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh thường xuyên có mặt tại các sự kiện, hội chợ, hội thảo trong và ngoài tỉnh nhằm kết nối giao thương, trưng bày sản phẩm từ đó quảng bá thương hiệu, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm của tỉnh.

Doanh nghiệp chia sẻ ‘bí quyết’ để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP

Để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, doanh nghiệp cho biết phải làm thật, làm sạch và làm chuẩn. Tất cả các sản phẩm đều theo tiêu chí xanh, sạch và khỏe.

Hà Nội phân hạng, đánh giá 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện

Trong đợt phân hạng, đánh giá cho 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện này huyện Đan Phượng có nhiều sản phẩm nhất là 23 sản phẩm. Tiếp đến, quận Bắc Từ Liêm có 10 sản phẩm, huyện Hoài Đức có 10 sản phẩm và huyện Ứng Hoà có 2 sản phẩm.

Hà Nội sẽ mở thêm 20 đến 30 điểm giới thiệu OCOP trong năm 2023

Theo kế hoạch phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với các địa điểm kinh doanh, du lịch làng nghề, du lịch nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2023, Thành phố sẽ phát triển thêm 20 – 30 điểm giới thiệu sản phẩm OCOP.

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình có từ 1-3 sản phẩm OCOP 5 sao

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình sẽ tổ chức đánh giá, phân hạng thêm 65-70 sản phẩm, trong đó phấn đấu từ 1-3 sản phẩm đạt 5 sao, 3-5 sản phẩm đạt 4 sao, 45-50 sản phẩm đạt 3 sao.

Sau 4 năm thực hiện chương trình OCOP, Thanh Hoá có gần 300 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên

Sau 4 năm triển khai thực hiện chương trình OCOP, đến nay toàn tỉnh Thanh Hoá đã có 292 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Trong đó, có 1 sản phẩm 5 sao, 56 sản phẩm 4 sao và 235 sản phẩm 3 sao.

Chương trình OCOP giúp nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm của người dân Thủ đô

Phát triển sản phẩm OCOP chẳng những giúp người dân các quận, huyện ở Hà Nội có thêm cơ hội để nâng cao thu nhập mà còn là cách để bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của Thủ đô.

Đang cập nhật dữ liệu !