Thêm nhiều cơ hội cho hàng Việt vươn ra thế giới

Ngày 14/12/2021 tại Hà Nội, Hội nghị thương mại điện tử xuyên biên giới năm 2021 do Amazon Global Selling Việt Nam tổ chức đã thu hút hơn 10.000 người đăng ký tham gia trên khắp cả nước.

{keywords}
Quả vải của Việt Nam đợc xuất sang Nhật Bản và bày bán tại siêu thị Nhật.

Với chủ đề “Tinh hoa hàng Việt, vượt xuyên biên giới”, sự kiện tôn vinh các sản phẩm Made in Vietnam, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam mạnh dạn khai thác tiềm năng của thương mại điện tử xuyên biên giới, ghi dấu ấn trên bản đồ quốc tế.

Đây cũng là sự kiện lớn nhất trong năm do Amazon Global Selling Việt Nam tổ chức với sự tham gia của các đại diện đến từ Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương Việt Nam (IDEA), Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Thành phố Hà Nội, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS).

Hội nghị diễn ra trong 2 ngày nhằm kết nối các thương hiệu địa phương với hàng trăm triệu khách hàng trên toàn thế giới, mang đến những kiến thức, công cụ, dịch vụ và hỗ trợ cần thiết để khai thác tiềm năng và thúc đẩy thành công của các đối tác bán hàng Việt Nam.

{keywords}
Hội nghị diễn ra theo phương thức trực tuyến với các đại biểu tham dự tại Hà Nội.

Ông Gijae Seong, Giám đốc Điều hành Amazon Global Selling Việt Nam cho biết: “Với lợi thế về hàng hóa xuất khẩu, nguồn lao động và năng lực sản xuất, Việt Nam đang trong giai đoạn vàng để tạo ra những đột phá quan trọng trong ngành thương mại điện tử xuyên biên giới”.

 Ông Gijae Seong cho biết, năm 2022, Amazon Global Selling Việt Nam sẽ hướng tới việc hỗ trợ các doanh nghiệp, nhà sản xuất, đơn vị khởi nghiệp bằng cách cung cấp kiến thức và tổ chức các hoạt động đào tạo chuyên sâu. Sự kết hợp giữa các sản phẩm địa phương độc đáo của Việt Nam và tầm nhìn toàn cầu sẽ là công thức chiến thắng trong bối cảnh thị trường cạnh tranh như hiện nay.

Bất chấp những thách thức to lớn mà đại dịch Covid-19 gây ra, trong vòng 12 tháng tính đến ngày 31/8/2021, các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đã ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng trên Amazon. Cụ thể, số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam bán hàng trên Amazon đã đạt mức tăng trưởng hai con số so với cùng kỳ năm ngoái. Số lượng sản phẩm được bán bởi các doanh nghiệp Việt Nam vừa và nhỏ trên cửa hàng của Amazon tăng 34% so với cùng kỳ năm ngoái.

Để thúc đẩy mối quan hệ dài hạn và bền vững với các doanh nghiệp Việt Nam, Amazon Global Selling công bố các trọng tâm trong năm 2022, bao gồm:

Khuyến khích các nhà sản xuất địa phương và đơn vị khởi nghiệp cùng chung tay với Amazon xây dựng thương hiệu toàn cầu và tạo dấu ấn trên bản đồ quốc tế; đảm bảo các sản phẩm Made in Vietnam đạt chuẩn quốc tế về chất lượng sản phẩm, tuân thủ quy định của ngành và tận dụng các công cụ xây dựng thương hiệu sẵn có trên Amazon.

Với mạng lưới hậu cần (logistics) rộng khắp và dịch vụ khách hàng hàng đầu thế giới, Amazon giúp các đối tác mở rộng hoạt động kinh doanh trên quy mô toàn cầu thông qua thương mại điện tử xuyên biên giới, bằng cách tận dụng các quy trình vận hành quốc tế với chi phí hiệu quả, các công cụ và dịch vụ hỗ trợ của Amazon.

Các đối tác bán hàng Việt Nam cũng sẽ được tăng cường bổ sung các khoá học Seller University bằng tiếng Việt, ra mắt kênh YouTube của Amazon Global Selling, tổ chức các sự kiện, hội thảo trực tuyến và tập huấn hỗ trợ tư vấn.

Bên cạnh đó, trang thương mại điện tử này cũng sẽ tăng cường quan hệ đối tác và hợp tác trong nước với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương Việt Nam (IDEA), các hiệp hội ngành nghề để hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước nhận thức được tiềm năng, từ đó nắm bắt cơ hội vươn ra toàn cầu.

Ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương Việt Nam (IDEA), chia sẻ: “Trong tương lai, nền kinh tế số sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận thị trường toàn cầu. Chúng tôi đã chứng kiến một loạt các doanh nghiệp Việt Nam nắm bắt cơ hội này và phát triển mạnh trên thị trường quốc tế thông qua thương mại điện tử xuyên biên giới. Trong tương lai, IDEA sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác với Amazon Global Selling để hỗ trợ các thương hiệu Việt Nam nắm bắt và phát huy tiềm năng đầy triển vọng này”.

Ông Lý Huy Sáng, Phó Tổng Giám đốc Minh Long I, cũng cho biết: “Với tầm nhìn dài hạn là xây dựng thương hiệu gốm sứ toàn cầu, Minh Long muốn đưa sản phẩm tiếp cận đến mọi khách hàng trên thế giới. Chúng tôi tin rằng Amazon sẽ là đối tác tin cậy và chuyên nghiệp giúp Minh Long đạt được điều này. Amazon đã và đang cung cấp một loạt các dịch vụ hậu cần hàng đầu thế giới, các hướng dẫn cũng như mạng lưới đối tác phong phú để từng bước hỗ trơ chúng tôi trên hành trình vươn ra toàn cầu”.

Về lâu dài, các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam có thể khai thác lợi ích từ khoản đầu tư toàn cầu của Amazon với cơ sở hạ tầng hậu cần hàng đầu cùng với các công cụ và dịch vụ tiên tiến, để nhanh chóng triển khai hoạt động kinh doanh của trên Amazon, tiếp cận hơn 300 triệu khách hàng trên toàn thế giới và phát triển trở thành thương hiệu toàn cầu.

Tuân Nguyễn

Đà Nẵng: 10 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao

Theo kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm thuộc chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) TP Đà Nẵng đợt 1/2022, có 10 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao và 4 sao.

Yên Bái xây dựng sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng của từng địa phương

Thực hiện chương trình: Mỗi xã một sản phẩm (chương trình OCOP), tỉnh Yên Bái tập trung chỉ đạo phát triển các sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, gắn với nhu cầu thị trường.

Giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hoá các tỉnh Nam Bộ tại Hà Nội

Sáng 21/12, Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới TP Hà Nội đã khai mạc sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ.

Hà Tĩnh: Đưa sản phẩm OCOP tham gia các hội chợ, triển lãm thúc đẩy kết nối giao thương

Thời gian qua, các sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh thường xuyên có mặt tại các sự kiện, hội chợ, hội thảo trong và ngoài tỉnh nhằm kết nối giao thương, trưng bày sản phẩm từ đó quảng bá thương hiệu, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm của tỉnh.

Doanh nghiệp chia sẻ ‘bí quyết’ để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP

Để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, doanh nghiệp cho biết phải làm thật, làm sạch và làm chuẩn. Tất cả các sản phẩm đều theo tiêu chí xanh, sạch và khỏe.

Hà Nội phân hạng, đánh giá 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện

Trong đợt phân hạng, đánh giá cho 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện này huyện Đan Phượng có nhiều sản phẩm nhất là 23 sản phẩm. Tiếp đến, quận Bắc Từ Liêm có 10 sản phẩm, huyện Hoài Đức có 10 sản phẩm và huyện Ứng Hoà có 2 sản phẩm.

Hà Nội sẽ mở thêm 20 đến 30 điểm giới thiệu OCOP trong năm 2023

Theo kế hoạch phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với các địa điểm kinh doanh, du lịch làng nghề, du lịch nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2023, Thành phố sẽ phát triển thêm 20 – 30 điểm giới thiệu sản phẩm OCOP.

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình có từ 1-3 sản phẩm OCOP 5 sao

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình sẽ tổ chức đánh giá, phân hạng thêm 65-70 sản phẩm, trong đó phấn đấu từ 1-3 sản phẩm đạt 5 sao, 3-5 sản phẩm đạt 4 sao, 45-50 sản phẩm đạt 3 sao.

Sau 4 năm thực hiện chương trình OCOP, Thanh Hoá có gần 300 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên

Sau 4 năm triển khai thực hiện chương trình OCOP, đến nay toàn tỉnh Thanh Hoá đã có 292 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Trong đó, có 1 sản phẩm 5 sao, 56 sản phẩm 4 sao và 235 sản phẩm 3 sao.

Chương trình OCOP giúp nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm của người dân Thủ đô

Phát triển sản phẩm OCOP chẳng những giúp người dân các quận, huyện ở Hà Nội có thêm cơ hội để nâng cao thu nhập mà còn là cách để bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của Thủ đô.

Đang cập nhật dữ liệu !