Sản xuất bằng được vắc xin, thuốc nội điều trị Covid-19

Thủ tướng nhấn mạnh quan điểm của Đảng, Nhà nước là sản xuất bằng được vắc xin, thuốc điều trị Covid-19 ở trong nước để chủ động phòng chống dịch bệnh, tiết kiệm ngân sách nhà nước. 

Sáng 27/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính, trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch Covid-19, chủ trì cuộc họp về nhập khẩu và sản xuất vắc xin, thuốc điều trị Covid-19 trong nước.

Tham dự cuộc họp có Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, lãnh đạo một số bộ, ngành, cơ quan liên quan, đại diện các cơ sở nhập khẩu, nghiên cứu, sản xuất vắc xin và thuốc, các chuyên gia, nhà khoa học.

{keywords}
Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng: Hai lô vắc xin 124001 Và 123002 của Pfize đảm bảo, chất lượng, an toàn, hiệu quả

Đại diện Bộ Y tế báo cáo, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đến ngày 26/11, trên thế giới có 326 loại vắc xin đang được nghiên cứu, trong đó 132 loại vắc xin đang được thử nghiệm lâm sàng bằng các công nghệ khác nhau. Có 24 loại vắc xin đã được phê duyệt sử dụng ở các nước, trong đó có 8 loại được WHO cấp phép. Có hơn 25 phương pháp điều trị đã và đang được tiếp cận. Tại Việt Nam, có 9 loại vắc xin được Bộ Y tế cấp phép sử dụng khẩn cấp.

Về nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, thử nghiệm lâm sàng vaccine trong nước, hiện có các ứng viên vaccine như Nanocovax, COVIVAC, ARCT-154, HIPRA, Sputnik V, vaccine do Công ty Shionogi (Nhật Bản) phát triển.

Bộ Y tế cũng đang hướng dẫn các đơn vị trong việc chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine Covid-19 từ các quốc gia khác như Cuba, Ấn Độ… và có thư gửi WHO giới thiệu các đơn vị của Việt Nam tham gia chương trình tiếp nhận chuyển giao công nghệ mRNA của WHO.

Đến thời điểm hiện tại, có 6 nhà máy nộp hồ sơ đăng ký thuốc điều trị Covid-19. Đặc biệt, có đơn vị đang triển khai thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1, 2, 3 đối với một số thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu xuất phát từ các bài thuốc, vị thuốc cổ truyền để phòng và điều trị Covid-19. Kết quả giai đoạn 2 cho thấy các thuốc cổ truyền có tính an toàn, về hiệu quả cần được tiếp tục chứng minh trong các nghiên cứu giai đoạn 3 với cỡ mẫu lớn hơn.

Bộ Y tế và các bộ, ngành, đơn vị đang phối hợp chặt chẽ để việc chuyển giao công nghệ, nghiên cứu, thử nghiệm, sản xuất vắc xin, thuốc điều trị Covid-19 theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ.

Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, diễn biến dịch Covid-19 còn rất phức tạp cả trên thế giới và khu vực, trong đó có Việt Nam. Để thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch Covid-19 thì một trong những yếu tố quan trọng là phải thực hiện phòng, chống dịch theo đúng công thức "5K + vắc xin, thuốc điều trị + công nghệ + ý thức người dân và các giải pháp khác". Trong đó vắc xin, thuốc điều trị có ý nghĩa quan trọng trong phòng, chống dịch.

Thủ tướng nhấn mạnh quan điểm của Đảng, Nhà nước là sản xuất bằng được vắc xin, thuốc điều trị Covid-19 ở trong nước để chủ động phòng chống dịch bệnh, tiết kiệm ngân sách nhà nước, phát huy tinh thần tự lực, tự cường, trí tuệ, của con người Việt Nam.

Thủ tướng hoan nghênh và biểu dương Bộ Y tế, các bộ, ngành, đơn vị liên quan, nhất là các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, sản xuất vắc xin, thuốc điều trị Covid-19 đã chủ động vào cuộc mạnh mẽ, kiên trì, tâm huyết, vì sức khỏe nhân dân; đồng thời chia sẻ với những khó khăn mà các đơn vị, nhà khoa học đang trải qua, nhất là trong điều kiện Việt Nam còn hạn hẹp về tài chính, công nghệ, môi trường sinh thái…

Yêu cầu các bộ, ngành, đơn vị tiếp tục phối hợp chặt chẽ, tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn cả về mặt nghiên cứu, hành chính, pháp lý... phấn đấu sản xuất bằng được vắc xin, thuốc điều trị Covid-19 ở trong nước, đảm bảo an toàn, khoa học, hiệu quả, kịp thời, công khai, minh bạch, trên cơ sở luật pháp, điều kiện thực tế của Việt Nam; chống mọi sách nhiễu, tiêu cực, chạy đua thiếu lành mạnh, lợi ích nhóm; phải đặt lợi ích quốc gia, dân tộc, sức khỏe, tính mạng của nhân dân lên trên hết, trước hết.

Thủ tướng giao Bộ Y tế phối hợp với các bộ, ngành liên quan rà soát thể chế, trên tinh thần là vấn đề gì liên quan bộ, ngành nào thì bộ ngành đó chịu trách nhiệm tháo gỡ; những vấn đề vượt thẩm quyền thì tổng hợp trình cấp có thẩm quyền xem xét.

H. Anh

Đà Nẵng: 10 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao

Theo kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm thuộc chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) TP Đà Nẵng đợt 1/2022, có 10 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao và 4 sao.

Yên Bái xây dựng sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng của từng địa phương

Thực hiện chương trình: Mỗi xã một sản phẩm (chương trình OCOP), tỉnh Yên Bái tập trung chỉ đạo phát triển các sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, gắn với nhu cầu thị trường.

Giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hoá các tỉnh Nam Bộ tại Hà Nội

Sáng 21/12, Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới TP Hà Nội đã khai mạc sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ.

Hà Tĩnh: Đưa sản phẩm OCOP tham gia các hội chợ, triển lãm thúc đẩy kết nối giao thương

Thời gian qua, các sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh thường xuyên có mặt tại các sự kiện, hội chợ, hội thảo trong và ngoài tỉnh nhằm kết nối giao thương, trưng bày sản phẩm từ đó quảng bá thương hiệu, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm của tỉnh.

Doanh nghiệp chia sẻ ‘bí quyết’ để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP

Để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, doanh nghiệp cho biết phải làm thật, làm sạch và làm chuẩn. Tất cả các sản phẩm đều theo tiêu chí xanh, sạch và khỏe.

Hà Nội phân hạng, đánh giá 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện

Trong đợt phân hạng, đánh giá cho 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện này huyện Đan Phượng có nhiều sản phẩm nhất là 23 sản phẩm. Tiếp đến, quận Bắc Từ Liêm có 10 sản phẩm, huyện Hoài Đức có 10 sản phẩm và huyện Ứng Hoà có 2 sản phẩm.

Hà Nội sẽ mở thêm 20 đến 30 điểm giới thiệu OCOP trong năm 2023

Theo kế hoạch phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với các địa điểm kinh doanh, du lịch làng nghề, du lịch nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2023, Thành phố sẽ phát triển thêm 20 – 30 điểm giới thiệu sản phẩm OCOP.

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình có từ 1-3 sản phẩm OCOP 5 sao

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình sẽ tổ chức đánh giá, phân hạng thêm 65-70 sản phẩm, trong đó phấn đấu từ 1-3 sản phẩm đạt 5 sao, 3-5 sản phẩm đạt 4 sao, 45-50 sản phẩm đạt 3 sao.

Sau 4 năm thực hiện chương trình OCOP, Thanh Hoá có gần 300 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên

Sau 4 năm triển khai thực hiện chương trình OCOP, đến nay toàn tỉnh Thanh Hoá đã có 292 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Trong đó, có 1 sản phẩm 5 sao, 56 sản phẩm 4 sao và 235 sản phẩm 3 sao.

Chương trình OCOP giúp nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm của người dân Thủ đô

Phát triển sản phẩm OCOP chẳng những giúp người dân các quận, huyện ở Hà Nội có thêm cơ hội để nâng cao thu nhập mà còn là cách để bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của Thủ đô.

Đang cập nhật dữ liệu !