Sản phẩm số Make in Viet Nam tiềm năng: Dư địa phát triển lớn

Đã có 8 sản phẩm được công nhận là Sản phẩm số tiềm năng trong danh sách Giải thưởng “Sản phẩm Công nghệ số Make in Viet Nam” năm 2021. Dư địa phát triển của các sản phẩm này còn rất lớn.

Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư phát triển mạnh mẽ, các doanh nghiệp công nghệ số đã và đang tích cực nghiên cứu, triển khai nhiều sản phẩm, giải pháp Make in Viet Nam để chung tay góp sức giải các bài toán cụ thể của đất nước.

Thời cơ cho Make in Vietnam càng thuận lợi hơn, khi Chính phủ đang đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, chuyển đổi số nền kinh tế. Trong quá trình đó, nhiều sản phẩm, giải pháp, nền tảng như học từ xa, khám chữa bệnh từ xa, làm việc từ xa, hội nghị truyền hình, dịch vụ kế toán từ xa, an toàn an ninh mạng… của doanh nghiệp Việt Nam đã chứng minh được sự trưởng thành của mình, hoàn toàn có thể cạnh tranh với các sản phẩm của nước ngoài.

Bên cạnh đó, cũng có nhiều sản phẩm được nghiên cứu và phát triển bởi các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, đang trong quá trình tiếp tục hoàn thiện để trở nên xuất sắc hơn.

{keywords}
Ảnh minh họa.

Minh chứng cụ thể là 8 sản phẩm trong hạng mục Sản phẩm số tiềm năng của Giải thưởng “Sản phẩm Công nghệ số Make in Viet Nam” năm 2021 do Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam chủ trì tổ chức.

Trong đó, đáng chú ý là Phần mềm công nghệ nhận dạng chữ viết tay AXTcủa Công ty Cổ phần công nghệ Cyber Eye. Sản phẩm này được lập trình nhằm tối ưu hóa phát hiện và nhận diện tiếng Việt, có thể phát hiện được cả chữ in và chữ viết tay. Ngoài ra có thể nhận diện được cả chữ viết Tiếng Anh nếu viết xen kẽ với Tiếng Việt. Đây là lời giải cho bài toán số hóa dữ liệu của các cơ quan, ban, ngành. Nhu cầu thị trường rất lớn.

Hoặc giải pháp Giúp xe của bạn thông minh hơn của Công ty Cổ phần Công nghệ phát triển nông nghiệp Việt Nam, giúp xác định chính xác lỗi của xe, giúp bảo hành hoặc sửa chữa chính xác hơn. Sản phẩm phần cứng được thiết kế mạch và lắp ráp tại Việt Nam 100%. Giải pháp được thiết kế và lập trình theo chuẩn chung của toàn bộ xe trên thị trường, giao tiếp với các thiết bị cơ và các thiết bị ngoại vi của ôtô, không trực tiếp giao tiếp với ECU, hiện đang được Huyndai Việt Nam triển khai để phục vụ quản lý nội bộ sửa chữa, bảo hành và quản lý xe cũ.

Hoặc Hệ thống giám sát tập trung GMS của Công ty Cổ phần SMATEC. Đây là một giải pháp quản lý và điểu khiển tập trung rất tiện lợi, hữu ích và khả năng tùy biến cao, hướng tới doanh nghiệp có nhà trạm hoặc liên quan nhiều đến công nghiệp. Mặc dù mới triển khai nhưng sản phẩm đã đạt được kết quả khá tốt. Năm 2021 đạt doanh số khoảng 4 tỷ đồng, năm 2022 kỳ vọng đạt 8 tỷ đồng.

Các sản phẩm số tiềm năng đều đáp ứng hai tiêu chí của Giải thưởng là: Thiết kế, sáng tạo tại Việt Nam; Có giá trị được ghi nhận trong phát triển kinh tế số, chính phủ số và xã hội số, giải các bài toán Việt Nam.

Theo các chuyên gia, dư địa phát triển của các sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam còn rất lớn. Nhất là khi các doanh nghiệp Việt có thế mạnh cạnh tranh đặc biệt với thị trường gần 100 triệu dân.

“Các doanh nghiệp công nghệ số cần chủ động, không trông chờ vào các chính sách, cơ chế, mà quan trọng nhất là tập trung nghiên cứu, sáng tạo ra các sản phẩm, giải pháp đáp ứng được nhu cầu của thị trường”, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng từng chia sẻ.

Vị thuyền trưởng của ngành Thông tin và Truyền thông cũng từng nhiều lần nhấn mạnh: “Nếu không khát khao Make in Viet Nam, nước ta khó có thể trở thành một nước phát triển. Nếu không quyết tâm “Make in Vietnam” chúng ta sẽ không thể là nhân tố quan trọng trong các lĩnh vực phát triển của thế giới, và như vậy, chúng ta không thể có những đóng góp cho sự phát triển của nhân loại”. 

** Danh sách 8 sản phẩm trong hạng mục Sản phẩm số tiềm năng của Giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam” năm 2021:

- Bộ giám sát tiêu thụ điện năng thông minh của Công ty Cổ phần Công nghệ công nghiệp Vconnex

- Giải pháp công nghệ toàn diện cho trường học thông minh của Công ty Cổ phần Dịch vụ và giải pháp công nghệ giáo dục PHX

- Ứng dụng Giúp xe của bạn thông minh hơn của Công ty Cổ phần Công nghệ phát triển nông nghiệp Việt Nam

- Hệ thống giám sát tập trung GMS của Công ty Cổ phần SMATEC

- Loa thông minh OLLI Maika của Công ty Cổ phần Công nghệ OLLI

- Nền tảng hội thoại thông minh nhân tạo (Conversational AI Platform) của Công ty Cổ phần Công nghệ Naivi

- OnMarketer - Nền tảng Marketing Automation của Công ty Cổ phần Novaon Martech

- Phần mềm công nghệ nhận dạng chữ viết tay AXT của Công ty Cổ phần Công nghệ Cyber Eye

Lam Anh

Đà Nẵng: 10 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao

Theo kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm thuộc chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) TP Đà Nẵng đợt 1/2022, có 10 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao và 4 sao.

Yên Bái xây dựng sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng của từng địa phương

Thực hiện chương trình: Mỗi xã một sản phẩm (chương trình OCOP), tỉnh Yên Bái tập trung chỉ đạo phát triển các sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, gắn với nhu cầu thị trường.

Giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hoá các tỉnh Nam Bộ tại Hà Nội

Sáng 21/12, Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới TP Hà Nội đã khai mạc sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ.

Hà Tĩnh: Đưa sản phẩm OCOP tham gia các hội chợ, triển lãm thúc đẩy kết nối giao thương

Thời gian qua, các sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh thường xuyên có mặt tại các sự kiện, hội chợ, hội thảo trong và ngoài tỉnh nhằm kết nối giao thương, trưng bày sản phẩm từ đó quảng bá thương hiệu, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm của tỉnh.

Doanh nghiệp chia sẻ ‘bí quyết’ để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP

Để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, doanh nghiệp cho biết phải làm thật, làm sạch và làm chuẩn. Tất cả các sản phẩm đều theo tiêu chí xanh, sạch và khỏe.

Hà Nội phân hạng, đánh giá 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện

Trong đợt phân hạng, đánh giá cho 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện này huyện Đan Phượng có nhiều sản phẩm nhất là 23 sản phẩm. Tiếp đến, quận Bắc Từ Liêm có 10 sản phẩm, huyện Hoài Đức có 10 sản phẩm và huyện Ứng Hoà có 2 sản phẩm.

Hà Nội sẽ mở thêm 20 đến 30 điểm giới thiệu OCOP trong năm 2023

Theo kế hoạch phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với các địa điểm kinh doanh, du lịch làng nghề, du lịch nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2023, Thành phố sẽ phát triển thêm 20 – 30 điểm giới thiệu sản phẩm OCOP.

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình có từ 1-3 sản phẩm OCOP 5 sao

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình sẽ tổ chức đánh giá, phân hạng thêm 65-70 sản phẩm, trong đó phấn đấu từ 1-3 sản phẩm đạt 5 sao, 3-5 sản phẩm đạt 4 sao, 45-50 sản phẩm đạt 3 sao.

Sau 4 năm thực hiện chương trình OCOP, Thanh Hoá có gần 300 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên

Sau 4 năm triển khai thực hiện chương trình OCOP, đến nay toàn tỉnh Thanh Hoá đã có 292 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Trong đó, có 1 sản phẩm 5 sao, 56 sản phẩm 4 sao và 235 sản phẩm 3 sao.

Chương trình OCOP giúp nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm của người dân Thủ đô

Phát triển sản phẩm OCOP chẳng những giúp người dân các quận, huyện ở Hà Nội có thêm cơ hội để nâng cao thu nhập mà còn là cách để bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của Thủ đô.

Đang cập nhật dữ liệu !