Phát huy giá trị nông sản Hải Dương nhờ ứng dụng công nghệ 4.0

Việc ứng dụng thành tựu công nghệ 4.0 là một trong những giải pháp căn cơ, hiệu quả để kết nối, bảo vệ và phát huy giá trị sản phẩm nông sản Hải Dương nói riêng, nông sản Việt nói chung trong thời gian tới.

Đổi mới sản xuất nông nghiệp với ứng dụng công nghệ 4.0

Những năm gần đây, tại Hải Dương đã hình thành được nhiều vùng sản xuất tập trung, từng bước ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, cho năng suất chất lượng cao, gắn với tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, cho hiệu quả kinh tế cao.

Có thể kể đến những vùng cây ăn quả đặc sản như vùng vải thiều Thanh Hà, Chí Linh, vùng ổi Thanh Hà, Ninh Giang, vũng na, nhãn Chí Linh, vùng chuối Tứ Kỳ, Thanh Hà… Hoặc các sản phẩm chăn nuôi, thủy sản tiêu biểu như gà đồi, gà thả vườn, cá lồng đặc sản, rươi, cáy… được sản xuất với quy mô lớn, ứng dụng công nghệ hiện đại… Trong đó có gần 100 sản phẩm được chứng nhận tiêu chuẩn OCOP từ 3 sao đến 4 sao, cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

Trong bối cảnh dịch bệnh, biến đổi khí hậu diễn biến ngày càng phức tạp, các yêu cầu đảm bảo an ninh lương thực và chất lượng sản phẩm nông sản ngày càng cao, thì việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, tự động hóa, công nghệ thông minh vào quá trình sản xuất nông nghiệp là xu hướng tất yếu.

“Ngành nông nghiệp Hải Dương đứng trước yêu cầu đổi mới, từ bỏ phương thức sản xuất cũ, lạc hậu, thay vào đó là ứng dụng kịp thời, có chọn lọc các kỹ thuật tiên tiến của thời kỳ cách mạng 4.0 trong sản xuất nông nghiệp”, ông Vũ Việt Anh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương cho biết.

Thực tế đến nay, toàn tỉnh đã có 28ha sản xuất trong nhà màng, nhà lưới, được tưới nước, bón phân tự động, mang lại hiệu quả kinh tế cao, giá trị sản xuất đạt khoảng 1 – 3 tỷ đồng/ha/năm, lợi nhuận trung bình đạt 550 triệu đồng/năm; Gần 5.000ha diện tích lúa, rau màu sử dụng công nghệ sinh học phân tử trong lai tạo, sử dụng phân bón nano, chế phẩm vi sinh vật đối kháng, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, kháng sâu bệnh tốt; Trên 15.500ha rau sản xuất theo quy trình GAP, trên 5.000ha rau được sản xuất theo tiêu chuẩn xuất khẩu; 1.500ha rau, trái cây được cấp chứng nhận theo quy trình VietGAP. Nhiều sản phẩm như: vải, cà rốt, cải bắp… chất lượng cao, đủ điều kiện để xuất khẩu sang các thị trường lớn như Nhật Bản, Mỹ, Úc, Hàn Quốc, ASEAN.

Tỉnh cũng đẩy mạnh việc tiếp cận công nghệ để thay đổi phương thức tổ chức sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, mang nặng tính tự cung tự cấp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, trong đó chú trọng đến việc xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm. Hiện đã có 25 sản phẩm nông nghiệp và làng nghề được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và 1 nhãn hiệu được cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý (vải thiều Thanh Hà), 25 sản phẩm cấp mã QR Code; hơn 100 sản phẩm nông nghiệp được đưa lên giao dịch trên sàn thương mại điện tử…

{keywords}
Đa dạng sản phẩm nông sản Hải Dương đang được bán trên sàn thương mại điện tử Postmart.vn. Ảnh: Anh Duy

Bên cạnh những kết quả đạt được, Phó Giám đốc Vũ Việt Anh cũng thẳng thắn nhìn nhận, việc ứng dụng thành tựu cách mạng công nghiệp 4.0 vào lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương còn không ít hạn chế. Các cơ sở sản xuất mới chỉ ứng dụng một số giải pháp thông minh, một số mô hình còn đơn độc, chưa kết nối xuyên suốt chuỗi giá trị nông sản, mới chỉ là những điển hình về nông nghiệp công nghệ cao chứ chưa phải là nông nghiệp số.

Việc tiêu chuẩn hóa sản phẩm đã được quan tâm, song nhiều loại nông sản còn có chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm chưa thực sự đáp ứng nhu cầu của thị trường. Mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bước đầu đã hình thành nhưng nhiều mô hình còn lỏng lẻo, thiếu tính bền vững, nhất là việc liên kết giữa các hợp tác xã nông nghiệp với các chủ thể sản xuất kinh doanh khác còn mang tính hình thức.

Những hạn chế, bất cập này đang được tỉnh Hải Dương dần dần khắc phục bằng nhiều giải pháp đồng bộ.

Có thể nói, việc thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng khoa học kỹ thuật, tự động hóa, công nghệ thông minh vào quá trình sản xuất nông nghiệp đã, đang và sẽ góp phần phát triển chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp. Đây là một trong những giải pháp căn cơ, hiệu quả để kết nối, bảo vệ và phát huy giá trị sản phẩm nông sản Việt nói chung, nông sản Hải Dương nói riêng trong thời gian tới.

“Tỉnh Hải Dương sẽ tiếp tục đầu tư các phần mềm ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh việc đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử, hướng tới số hóa chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp. Ngành nông nghiệp tỉnh sẽ tập trung vào các trọng tâm mang tính mục tiêu chiến lược: “Tiêu chuẩn hóa sản phẩm – Đổi mới phương thức tổ chức sản xuất – Khẳng định thương hiệu trên thị trường”, qua đó tạo sự bứt phá trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản của địa phương”, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương chia sẻ thêm.

Anh Duy

Đà Nẵng: 10 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao

Theo kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm thuộc chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) TP Đà Nẵng đợt 1/2022, có 10 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao và 4 sao.

Yên Bái xây dựng sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng của từng địa phương

Thực hiện chương trình: Mỗi xã một sản phẩm (chương trình OCOP), tỉnh Yên Bái tập trung chỉ đạo phát triển các sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, gắn với nhu cầu thị trường.

Giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hoá các tỉnh Nam Bộ tại Hà Nội

Sáng 21/12, Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới TP Hà Nội đã khai mạc sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ.

Hà Tĩnh: Đưa sản phẩm OCOP tham gia các hội chợ, triển lãm thúc đẩy kết nối giao thương

Thời gian qua, các sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh thường xuyên có mặt tại các sự kiện, hội chợ, hội thảo trong và ngoài tỉnh nhằm kết nối giao thương, trưng bày sản phẩm từ đó quảng bá thương hiệu, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm của tỉnh.

Doanh nghiệp chia sẻ ‘bí quyết’ để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP

Để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, doanh nghiệp cho biết phải làm thật, làm sạch và làm chuẩn. Tất cả các sản phẩm đều theo tiêu chí xanh, sạch và khỏe.

Hà Nội phân hạng, đánh giá 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện

Trong đợt phân hạng, đánh giá cho 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện này huyện Đan Phượng có nhiều sản phẩm nhất là 23 sản phẩm. Tiếp đến, quận Bắc Từ Liêm có 10 sản phẩm, huyện Hoài Đức có 10 sản phẩm và huyện Ứng Hoà có 2 sản phẩm.

Hà Nội sẽ mở thêm 20 đến 30 điểm giới thiệu OCOP trong năm 2023

Theo kế hoạch phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với các địa điểm kinh doanh, du lịch làng nghề, du lịch nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2023, Thành phố sẽ phát triển thêm 20 – 30 điểm giới thiệu sản phẩm OCOP.

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình có từ 1-3 sản phẩm OCOP 5 sao

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình sẽ tổ chức đánh giá, phân hạng thêm 65-70 sản phẩm, trong đó phấn đấu từ 1-3 sản phẩm đạt 5 sao, 3-5 sản phẩm đạt 4 sao, 45-50 sản phẩm đạt 3 sao.

Sau 4 năm thực hiện chương trình OCOP, Thanh Hoá có gần 300 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên

Sau 4 năm triển khai thực hiện chương trình OCOP, đến nay toàn tỉnh Thanh Hoá đã có 292 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Trong đó, có 1 sản phẩm 5 sao, 56 sản phẩm 4 sao và 235 sản phẩm 3 sao.

Chương trình OCOP giúp nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm của người dân Thủ đô

Phát triển sản phẩm OCOP chẳng những giúp người dân các quận, huyện ở Hà Nội có thêm cơ hội để nâng cao thu nhập mà còn là cách để bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của Thủ đô.

Đang cập nhật dữ liệu !