Niềm tự hào nước mắm Việt

Tại Việt Nam, từ bao đời nay nước mắm đã là một loại gia vị đặc biệt, là niềm tự hào trong tâm thức mỗi người con đất Việt khi nhắc đến ẩm thực quê hương.

Nước mắm luôn hiện hữu trong món ăn hàng ngày của người Việt, cùng với tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ giúp nước mắm Việt Nam ngày càng được người tiêu dùng trên thế giới ưa chuộng và sử dụng hàng ngày.

Nguồn nguyên liệu sản xuất nước mắm chủ yếu là loại cá thuộc nhóm cá nổi nhỏ như cá biển (gồm các loài cá cơm, nục, trích, …) và cá đồng chủ yếu sử dụng cá linh ở đồng bằng sông Cửu Long. Nguồn cá biển có thể thu được từ các ngư trường dọc các tỉnh duyên hải từ Vịnh Bắc Bộ, miền Trung đến vịnh Thái Lan. Nguồn cá đồng như cá linh thì tập trung nhiều ở tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang, Long An...

Tuy nhiên, nguồn lợi thủy sản Việt Nam, trong đó có nguồn cá làm nước mắm đang có dấu hiệu suy giảm, vì vậy việc bảo vệ và phát triển bền vững nguồn nguyên liệu cá làm nước mắm ở Việt Nam là rất cấp thiết.

Theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê, sản lượng nước mắm bình quân của Việt Nam trong năm 2020 đạt gần 380 triệu lít. Trong đó, sản lượng cao nhất là miền Trung với hơn 180 triệu lít/năm, miền Nam đứng thứ hai với hơn 120 triệu lít/năm và miền Bắc ít hơn chỉ đạt hơn 80 triệu lít/năm. Tính trung bình người Việt Nam ăn nước mắm khoảng 3,9 lít/người/năm.

{keywords}
Một cơ sở sản xuất nước mắm tại Phú Quốc.

Về số lao động trực tiếp tham gia sản xuất kinh doanh nước mắm trong cả nước có hơn 9.300 người. Nghề nước mắm đã tạo công ăn việc làm và sinh kế cho gần 1 vạn lao động trực tiếp và hàng triệu ngư dân khai thác, thu mua thủy sản, làm muối ven biển.

Về thị trượng nội địa, các cơ sở sản xuất nước mắm ở miền Bắc chủ yếu là tiêu thụ tại chỗ và các tỉnh lân cận, tỷ lệ các cơ sở sản xuất tham gia vào thị trường cả nước chưa đến 14% nhưng số các cơ sở sản xuất có hàng vào siêu thị chiếm tỷ lệ đến hơn 22%, cao hơn so với miền Trung và miền Nam. Trong khi đó thị trường của các các cơ sở sản xuất nước mắm ở miền Trung và miền Nam thì rộng hơn, tỷ lệ tham gia vào thị trường cả nước lần lượt là 43,5% và 50%, cao gấp hơn 3 lần so với miền Bắc.

Theo Hiệp hội Nước mắm Việt Nam, năng lực xuất khẩu nước mắm bình quân cả nước chiếm tỷ lệ khoảng 12,6% so với tổng sản lượng. Về thị trường xuất khẩu nước mắm, các cơ sở sản xuất ở miền Bắc chủ yếu xuất đi thị trường châu Á; các cơ sở sản xuất ở miền Trung chủ yếu xuất khẩu đi thị trường 3 châu lục: Á, Úc và Mỹ; trong khi các cơ sở sản xuất nước mắm tại miền Nam chủ yếu xuất khẩu sang 4 châu lục: Á, Úc, Âu và Mỹ.

Bình quân cả nước, xuất khẩu nước mắm sang thị trường châu Á hơn 54%, châu Úc hơn 18%, châu Âu hơn 13% và châu Mỹ hơn 13%. Tổng kim ngạch xuất khẩu nước mắm năm 2020 đạt trên 25 triệu USD.

{keywords}
Đánh bắt cá làm nguyên liệu sản xuất nước mắm tại Phú Quốc.

Năm 2021 là năm ngành thủy sản gặp nhiều khó khăn khi vừa tiếp tục khắc phục hậu quả, phục hồi sản xuất nuôi trồng thủy sản sau tình hình bão lũ khu vực miền Trung, hạn hán, xâm nhập mặn ở các tỉnh ĐBSCL; ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 làm đứt gãy chuỗi cung ứng sản xuất thủy sản, nền kinh tế thế giới tiếp tục gặp nhiều khó khăn...

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, dự kiến năm 2021, tổng sản lượng thủy sản của Việt Nam đạt 8,6 triệu tấn, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm 2020; trong đó sản lượng khai thác đạt 3,8 triệu tấn, tăng 1,5%; sản lượng nuôi trồng đạt 4,8 triệu tấn, tăng 4,1%. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản ước đạt 8,5 tỷ USD, đạt 100% kế hoạch.

Năm 2020, Bội Nội vụ cho phép thành lập Hiệp hội Nước mắm Việt Nam. Ngay từ khi thành lập, Hiệp hội đã thể hiện là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của các tổ chức, cá nhân cùng đồng lòng nuôi, xây dựng và quảng bá văn hóa ẩm thực nước mắm của người Việt, là cầu nối liên kết các hội viên nghiên cứu, sản xuất và kinh doanh nước mắm, kết hợp giữa phương pháp sản xuất cổ truyền và áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo đảm an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn, quy định của Việt Nam và các nước trên thế giới.

Các hoạt động của Hiệp hội sẽ thúc đẩy tăng trưởng sản lượng nước mắm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường về chất lượng, an toàn thực phẩm và thị hiếu người dùng; đồng thời bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển sản xuất...

Theo thống kê, Việt Nam hiện có 783 cơ sở sản xuất nước mắm với 1.500 hộ nông dân tham gia, mỗi năm sản xuất khoảng 250 triệu lít nước mắm. Trong đó, 35 cơ sở sản xuất nước mắm xuất khẩu sang 20 thị trường.

Tuân Nguyễn

Đà Nẵng: 10 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao

Theo kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm thuộc chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) TP Đà Nẵng đợt 1/2022, có 10 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao và 4 sao.

Yên Bái xây dựng sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng của từng địa phương

Thực hiện chương trình: Mỗi xã một sản phẩm (chương trình OCOP), tỉnh Yên Bái tập trung chỉ đạo phát triển các sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, gắn với nhu cầu thị trường.

Giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hoá các tỉnh Nam Bộ tại Hà Nội

Sáng 21/12, Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới TP Hà Nội đã khai mạc sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ.

Hà Tĩnh: Đưa sản phẩm OCOP tham gia các hội chợ, triển lãm thúc đẩy kết nối giao thương

Thời gian qua, các sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh thường xuyên có mặt tại các sự kiện, hội chợ, hội thảo trong và ngoài tỉnh nhằm kết nối giao thương, trưng bày sản phẩm từ đó quảng bá thương hiệu, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm của tỉnh.

Doanh nghiệp chia sẻ ‘bí quyết’ để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP

Để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, doanh nghiệp cho biết phải làm thật, làm sạch và làm chuẩn. Tất cả các sản phẩm đều theo tiêu chí xanh, sạch và khỏe.

Hà Nội phân hạng, đánh giá 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện

Trong đợt phân hạng, đánh giá cho 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện này huyện Đan Phượng có nhiều sản phẩm nhất là 23 sản phẩm. Tiếp đến, quận Bắc Từ Liêm có 10 sản phẩm, huyện Hoài Đức có 10 sản phẩm và huyện Ứng Hoà có 2 sản phẩm.

Hà Nội sẽ mở thêm 20 đến 30 điểm giới thiệu OCOP trong năm 2023

Theo kế hoạch phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với các địa điểm kinh doanh, du lịch làng nghề, du lịch nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2023, Thành phố sẽ phát triển thêm 20 – 30 điểm giới thiệu sản phẩm OCOP.

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình có từ 1-3 sản phẩm OCOP 5 sao

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình sẽ tổ chức đánh giá, phân hạng thêm 65-70 sản phẩm, trong đó phấn đấu từ 1-3 sản phẩm đạt 5 sao, 3-5 sản phẩm đạt 4 sao, 45-50 sản phẩm đạt 3 sao.

Sau 4 năm thực hiện chương trình OCOP, Thanh Hoá có gần 300 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên

Sau 4 năm triển khai thực hiện chương trình OCOP, đến nay toàn tỉnh Thanh Hoá đã có 292 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Trong đó, có 1 sản phẩm 5 sao, 56 sản phẩm 4 sao và 235 sản phẩm 3 sao.

Chương trình OCOP giúp nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm của người dân Thủ đô

Phát triển sản phẩm OCOP chẳng những giúp người dân các quận, huyện ở Hà Nội có thêm cơ hội để nâng cao thu nhập mà còn là cách để bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của Thủ đô.

Đang cập nhật dữ liệu !