Nhiều lợi ích khi tham gia Giải thưởng “Sản phẩm Công nghệ số Make in Viet Nam” 2021

Một trong những lợi ích đặc biệt khi tham gia Giải thưởng là được Bộ TT&TT và VCCI hỗ trợ xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại và tư vấn hỗ trợ thương mại hóa sản phẩm.

Bộ TT&TT đang khuyến khích các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tích cực tham gia Giải thưởng “Sản phẩm Công nghệ số Make in Viet Nam” 2021.

Đây là giải thưởng mang tầm quốc gia do Bộ TT&TT - cơ quan đứng đầu về lĩnh vực công nghệ số đồng chủ trì cùng Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Giải thưởng này được triển khai trong một chiến lược quốc gia do Thủ tướng Chính phủ chính thức công bố tại Diễn đàn phát triển Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.

{keywords}
Ảnh minh họa.

2021 là năm thứ hai Giải thưởng được tổ chức nhằm tôn vinh các sản phẩm công nghệ số xuất sắc được thiết kế, sáng tạo và sản xuất tại Việt Nam và có giá trị thực tế lớn được ghi nhận trong phát triển kinh tế số, chính phủ số và xã hội số.

Giải thưởng lần thứ nhất năm 2020 đã nhận thu hút sự quan tâm, ủng hộ của đông đảo doanh nghiệp, tổ chức vì đem lại rất nhiều lợi ích trong hoạt động kinh doanh, xúc tiến thương mại.

“Giải thưởng lần thứ hai năm nay cũng sẽ tiếp tục đem lại nhiều lợi ích cho các tổ chức, doanh nghiệp tham gia. Đặc biệt, chúng tôi đã đề xuất bổ sung thêm quyền lợi của doanh nghiệp đạt giải thưởng là được ưu tiên trong các hoạt động xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại của Bộ TT&TT, VCCI. Đây chính là điểm nhấn, khác biệt so với các Giải thưởng trong lĩnh vực CNTT-TT hiện nay, cũng là vai trò của Bộ trong việc định hướng, dẫn dắt doanh nghiệp công nghệ số”, đại diện Vụ CNTT (Bộ TT&TT), Cơ quan Thường trực của Giải thưởng cho hay.

Theo Quy chế của Giải thưởng “Sản phẩm Công nghệ số Make in Viet Nam” 2021, các tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị đạt giải sẽ được khai thác thương mại biểu tượng (Logo) Make in Viet Nam đi cùng sản phẩm công nghệ số được công nhận danh hiệu trong các hoạt động kinh doanh, tiếp thị; đề cử đại diện cho ngành CNTT-TT tham gia các cuộc thi và Giải thưởng chuyên ngành cấp quốc gia và quốc tế khác.

Đặc biệt, sẽ được Bộ TT&TT và VCCI hỗ trợ xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại và tư vấn hỗ trợ thương mại hóa sản phẩm; Quảng bá sản phẩm công nghệ số trên phương tiện thông tin đại chúng của Bộ TT&TT và VCCI; Giới thiệu sản phẩm công nghệ số đoạt giải đến các cơ quan nhà nước tham khảo lựa chọn nhằm phục vụ chuyển đổi số; Ưu tiên xem xét đưa vào Danh mục sản phẩm, dịch vụ CNTT được ưu tiên đầu tư, thuê, mua sắm trong cơ quan nhà nước, cũng như danh sách các dự án tiềm năng kêu gọi đầu tư; Hỗ trợ xây dựng thương hiệu quốc gia cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Không những thế, các doanh nghiệp, tổ chức còn được lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức gặp mặt để trao đổi, tham vấn, phản biện về các cơ chế, chính sách, chiến lược, chương trình phát triển của ngành và định hướng phát triển sản phẩm công nghệ số của doanh nghiệp.

Những tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đạt Giải Vàng, Bạc, Đồng được nhận Cúp, Giấy chứng nhận đạt Giải thưởng; đạt Top 10 được nhận Giấy chứng nhận Giải thưởng.

Riêng những doanh nghiệp, tổ chức Giải Vàng còn được tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ TT&TT.

Giải thưởng “Sản phẩm Công nghệ số Make in Viet Nam” 2021 được chính thức phát động từ tháng 6/2021, gồm 5 hạng mục: Nền tảng số xuất sắc; Sản phẩm số xuất sắc; Giải pháp số xuất sắc; Thu hẹp khoảng cách số; Sản phẩm số tiềm năng.

Đối tượng tham gia là các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam, đơn vị, tổ chức sự nghiệp có các sản phẩm công nghệ số được thiết kế, sáng tạo tại Việt Nam và đã được đưa vào ứng dụng thực tế để giải các bài toán Việt Nam.

Riêng đối với hạng mục Sản phẩm số tiềm năng, chỉ áp dụng đối với các đơn vị tham gia là các tổ chức sự nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

Các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp đăng ký và nộp hồ sơ trực tuyến tại địa chỉ: https://giaithuong.makeinvietnam.mic.gov.vn.

Xuân Bách

Đà Nẵng: 10 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao

Theo kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm thuộc chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) TP Đà Nẵng đợt 1/2022, có 10 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao và 4 sao.

Yên Bái xây dựng sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng của từng địa phương

Thực hiện chương trình: Mỗi xã một sản phẩm (chương trình OCOP), tỉnh Yên Bái tập trung chỉ đạo phát triển các sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, gắn với nhu cầu thị trường.

Giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hoá các tỉnh Nam Bộ tại Hà Nội

Sáng 21/12, Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới TP Hà Nội đã khai mạc sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ.

Hà Tĩnh: Đưa sản phẩm OCOP tham gia các hội chợ, triển lãm thúc đẩy kết nối giao thương

Thời gian qua, các sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh thường xuyên có mặt tại các sự kiện, hội chợ, hội thảo trong và ngoài tỉnh nhằm kết nối giao thương, trưng bày sản phẩm từ đó quảng bá thương hiệu, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm của tỉnh.

Doanh nghiệp chia sẻ ‘bí quyết’ để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP

Để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, doanh nghiệp cho biết phải làm thật, làm sạch và làm chuẩn. Tất cả các sản phẩm đều theo tiêu chí xanh, sạch và khỏe.

Hà Nội phân hạng, đánh giá 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện

Trong đợt phân hạng, đánh giá cho 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện này huyện Đan Phượng có nhiều sản phẩm nhất là 23 sản phẩm. Tiếp đến, quận Bắc Từ Liêm có 10 sản phẩm, huyện Hoài Đức có 10 sản phẩm và huyện Ứng Hoà có 2 sản phẩm.

Hà Nội sẽ mở thêm 20 đến 30 điểm giới thiệu OCOP trong năm 2023

Theo kế hoạch phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với các địa điểm kinh doanh, du lịch làng nghề, du lịch nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2023, Thành phố sẽ phát triển thêm 20 – 30 điểm giới thiệu sản phẩm OCOP.

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình có từ 1-3 sản phẩm OCOP 5 sao

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình sẽ tổ chức đánh giá, phân hạng thêm 65-70 sản phẩm, trong đó phấn đấu từ 1-3 sản phẩm đạt 5 sao, 3-5 sản phẩm đạt 4 sao, 45-50 sản phẩm đạt 3 sao.

Sau 4 năm thực hiện chương trình OCOP, Thanh Hoá có gần 300 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên

Sau 4 năm triển khai thực hiện chương trình OCOP, đến nay toàn tỉnh Thanh Hoá đã có 292 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Trong đó, có 1 sản phẩm 5 sao, 56 sản phẩm 4 sao và 235 sản phẩm 3 sao.

Chương trình OCOP giúp nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm của người dân Thủ đô

Phát triển sản phẩm OCOP chẳng những giúp người dân các quận, huyện ở Hà Nội có thêm cơ hội để nâng cao thu nhập mà còn là cách để bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của Thủ đô.

Đang cập nhật dữ liệu !