Nền tảng số Make in Viet Nam thúc đẩy chuyển đổi số

Top 10 Nền tảng số xuất sắc của Giải thưởng “Sản phẩm Công nghệ số Make in Viet Nam” năm 2021 đều là những giải pháp có thể góp phần thúc đẩy công cuộc chuyển đổi số ở nước ta.

Theo giới chuyên môn về công nghệ, nền tảng số được coi là “hạ tầng mềm” của không gian số, giải quyết các bài toán cụ thể của chuyển đổi số, tạo đòn bẩy để các doanh nghiệp công nghệ của Việt Nam hội nhập quốc tế.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng từng lưu ý: “Không thể để toàn bộ dữ liệu của ngành kinh tế số Việt Nam bị đưa ra và lưu trữ ở nước ngoài bởi các công ty nước ngoài. Vì thế, các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam phải đẩy nhanh, làm chủ các hạ tầng, nền tảng số cho từng ngành, từng lĩnh vực và đây cũng chính là cơ hội cho các nền tảng Make in Vietnam phát triển”.

Bộ Thông tin và Truyền thông xác định, làm chủ các nền tảng số với các sản phẩm Make in Vietnam là một trong bốn vấn đề được ưu tiên hàng đầu nhằm đảm bảo sự tự chủ trên không gian mạng. Phát triển nền tảng số chính là giải pháp đột phá để thúc đẩy chính phủ số, chuyển đổi số nhanh hơn, giảm chi phí, tăng hiệu quả.

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã sáng tạo ra các nền tảng chuyển đổi số, đưa ra những mô hình, công nghệ và dịch vụ hướng đến giải quyết các khó khăn, thách thức tại Việt Nam trong quá trình chuyển đổi số.

{keywords}
 

Và Top 10 Nền tảng số xuất sắc của Giải thưởng “Sản phẩm Công nghệ số Make in Viet Nam” năm 2021 được xem là những minh chứng điển hình cho thấy các sản nền tảng số Make in Viet Nam có thể góp phần thúc đẩy công cuộc chuyển đổi số ở nước ta.

Chẳng hạn như Coccoc là nền tảng quảng cáo trực tuyến của riêng Việt Nam, người dùng có thể có thêm một sự lựa chọn khi tham gia thế giới số, không còn phụ thuộc 100%  vào sản phẩm của doanh nghiệp nước ngoài. Từ đó tăng cường tự do số cho người dùng Việt. Nền tảng được xây dựng với phương châm “làm bởi người Việt, dành cho người Việt”.

Nền tảng điện toán đám mây CMC Cloud Nền tảng đã góp phần cung cấp một nền tảng đám mây hỗ trợ cho các doanh nghiệp và người dùng Việt Nam. Các tài nguyên của nền tảng được cấp phát cho doanh nghiệp đúng như những gì doanh nghiệp muốn một cách tức thời bằng cách huy động tài nguyên rỗi hiện có trên Internet. Cho phép các doanh nghiệp giải quyết bài toán về việc đầu tư tài nguyên (ví dụ máy chủ) liên quan đến vấn đề khấu hao, hiệu quả đầu tư, tính cập nhật cùa công nghệ.

FPT Play cung cấp giải pháp giải trí trên nền tảng Internet, giúp cạnh tranh trực tiếp với các thương hiệu đến từ nước ngoài. Các nội dung do FPT Play cung cấp đều có bản quyền, tham gia định hướng người sử dụng trên môi trường Intemet.

Nền tảng VNPT Smartbox hiện đã được triển khai áp dụng rộng rãi ở thị trường trong nước, là nền tảng quan trọng giúp thúc đẩy việc hỗ trợ khách hàng, người dân nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Dựa vào VNPT Smartbot, các doanh nghiệp, tổ chức có thể thấu hiểu được hành vi khách hàng để đưa ra các chiến lược kinh doanh hiệu quả.

Nền tảng MobiFone Smart Sales được ứng dụng vào quản trị kinh doanh giúp cho các tổ chức, doanh nghiệp chuyển đổi số toàn diện trong lĩnh vực kinh doanh của tổ chức. Đây là nền tảng quản trị kinh doanh toàn diện cho doanh nghiệp, cung cấp một hệ sinh thái về bán hàng, chăm sóc khách hàng thông suốt và đầy đủ, với khả năng mở rộng và kết nối không giới hạn với các ứng dụng, hệ sinh thái khác.

Có thể thấy, các doanh nghiệp số của Việt Nam hoàn toàn có đủ khả năng làm chủ công nghệ và cạnh tranh với các nền tảng tương tự của quốc tế.

Với chiến lược phát triển các nền tảng số Make in Vietnam, các doanh nghiệp Việt sẽ có sự chuyển dịch mạnh mẽ từ lắp ráp, gia công sang sáng tạo, thiết kế một cách chủ động. Từ đó, tạo ra các sản phẩm công nghệ của người Việt, do người Việt làm chủ và phát triển ngay tại thị trường Việt Nam, góp phần gia tăng giá trị cho các sản phẩm của Việt Nam, xác lập vị thế Việt Nam trên “bản đồ công nghệ số” của thế giới. 

Top 10 hạng mục Nền tảng số xuất sắc của Giải thưởng Sản phẩm Công nghệ số Make in Viet Nam năm 2021:

- Nền tảng Thương mại điện tử Vỏ Sò của Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel

- Nền tảng Quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS của Công ty Cổ phần MISA

- Nền tảng Bản đồ số Map4D Platform của Công ty TNHH  IOTLink

- Nền tảng Thanh toán Payment Platform của Tổng công ty Truyền thông thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

- Nền tảng giải trí trực tuyến FPT Play của Công ty Cổ phần Viễn thông FPT

- Nền tảng điện toán đám mây CMC Cloud của Công ty Cổ phần Hạ tầng Viễn thông CMC

- Nền tảng Quản trị tài chính Nhà nước MISA FinGov của Công ty Cổ phần MISA

- Nền tảng VNPT Smartbot của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

- Nền tảng Quảng cáo Cốc Cốc của Công ty TNHH Cốc Cốc

- Nền tảng Quản trị kinh doanh Mobifone Smart Sales của Tổng Công ty Viễn thông MobiFone

 Việt Hà

Đà Nẵng: 10 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao

Theo kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm thuộc chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) TP Đà Nẵng đợt 1/2022, có 10 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao và 4 sao.

Yên Bái xây dựng sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng của từng địa phương

Thực hiện chương trình: Mỗi xã một sản phẩm (chương trình OCOP), tỉnh Yên Bái tập trung chỉ đạo phát triển các sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, gắn với nhu cầu thị trường.

Giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hoá các tỉnh Nam Bộ tại Hà Nội

Sáng 21/12, Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới TP Hà Nội đã khai mạc sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ.

Hà Tĩnh: Đưa sản phẩm OCOP tham gia các hội chợ, triển lãm thúc đẩy kết nối giao thương

Thời gian qua, các sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh thường xuyên có mặt tại các sự kiện, hội chợ, hội thảo trong và ngoài tỉnh nhằm kết nối giao thương, trưng bày sản phẩm từ đó quảng bá thương hiệu, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm của tỉnh.

Doanh nghiệp chia sẻ ‘bí quyết’ để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP

Để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, doanh nghiệp cho biết phải làm thật, làm sạch và làm chuẩn. Tất cả các sản phẩm đều theo tiêu chí xanh, sạch và khỏe.

Hà Nội phân hạng, đánh giá 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện

Trong đợt phân hạng, đánh giá cho 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện này huyện Đan Phượng có nhiều sản phẩm nhất là 23 sản phẩm. Tiếp đến, quận Bắc Từ Liêm có 10 sản phẩm, huyện Hoài Đức có 10 sản phẩm và huyện Ứng Hoà có 2 sản phẩm.

Hà Nội sẽ mở thêm 20 đến 30 điểm giới thiệu OCOP trong năm 2023

Theo kế hoạch phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với các địa điểm kinh doanh, du lịch làng nghề, du lịch nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2023, Thành phố sẽ phát triển thêm 20 – 30 điểm giới thiệu sản phẩm OCOP.

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình có từ 1-3 sản phẩm OCOP 5 sao

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình sẽ tổ chức đánh giá, phân hạng thêm 65-70 sản phẩm, trong đó phấn đấu từ 1-3 sản phẩm đạt 5 sao, 3-5 sản phẩm đạt 4 sao, 45-50 sản phẩm đạt 3 sao.

Sau 4 năm thực hiện chương trình OCOP, Thanh Hoá có gần 300 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên

Sau 4 năm triển khai thực hiện chương trình OCOP, đến nay toàn tỉnh Thanh Hoá đã có 292 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Trong đó, có 1 sản phẩm 5 sao, 56 sản phẩm 4 sao và 235 sản phẩm 3 sao.

Chương trình OCOP giúp nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm của người dân Thủ đô

Phát triển sản phẩm OCOP chẳng những giúp người dân các quận, huyện ở Hà Nội có thêm cơ hội để nâng cao thu nhập mà còn là cách để bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của Thủ đô.

Đang cập nhật dữ liệu !